Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích

10:59 | 20/03/2017

2,240 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Rất nhiều người trên thế giới đang bị hành hạ bởi hội chứng ruột kích thích dai dẳng và không thể chữa dứt điểm. Vậy hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì?

Thật sự sẽ dễ hơn nếu chỉ ra đâu “không phải” là triệu chứng của bệnh ruột kích thích thay vì định nghĩa nó. Điều này bởi lẽ, các dấu hiệu của IBS giống với vô vàn những chứng bệnh khác, ví dụ như lạc nội mạc tử cung, nhiễm ký sinh đơn bào đường ruột, dị ứng thức ăn, suy giảm sức đề kháng ở đường ruột, viêm loét đại tràng và còn rất nhiều căn bệnh nữa. Hầu hết những kết luận bệnh này đều được loại trừ khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc IBS.

Theo như định nghĩa, hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng).

tim hieu ve hoi chung ruot kich thich

Các triệu chứng bao gồm rối loạn đường ruột và đau bụng dữ dội

Các triệu chứng của IBS thường rất nhiều. Ngay cả khi đối với cùng một bệnh nhân, IBS có thể thay đổi theo từng tháng. Hầu hết những người mắc chứng bệnh này thường có ít nhất 2 trong số những dấu hiệu dưới đây:

  • Thường xuyên có cảm giác khó chịu ở vùng bụng trong suốt 1 năm;
  • Một vài rối loạn như đi ngoài nhiều hoặc ít hơn bình thường;
  • Khó chịu hay đau quặn từng cơn khi đường ruột bị kích thích;
  • Chất dịch nhầy xuất hiện khi đi ngoài;
  • Sưng và chướng bụng, hoặc cảm giác đầy bụng xuất hiện ngay sau khi ăn.

Việc sôi bụng hay có nhiều tiếng động phát ra từ bụng diễn ra thường xuyên cũng là các dấu hiệu mà bệnh nhân IBS hay gặp phải.

Chuẩn đoán IBS phức tạp thế nào?

Ngắn gọn mà nói: IBS rất khó để chẩn đoán.

Phần lớn bệnh nhân được hỏi cho biết là họ mất 3 năm với 3 bác sĩ khác nhau mới có thể kết luận được mình mắc IBS. Phần khó khăn khi chẩn đoán căn bệnh này là bởi vì nó có quá nhiều biểu hiện. Vài người thường dễ gặp chứng táo bón (IBS-C), số còn lại có xu hướng bị tiêu chảy (IBS-D), trong khi số ít trải qua cả 2 triệu chứng kể trên ở những thời điểm khác nhau.

Càng khó hơn khi những triệu chứng này thường không duy trì suốt cuộc đời mà có thể sẽ thay đổi không hề báo trước.

Tại sao tôi lại mắc bệnh?

Không ai biết rõ điều gì gây nên IBS nhưng có một vài nguy cơ khiến bạn dễ mắc phải căn bệnh này hơn.

IBS xuất hiện ở phụ nữ nhiều gấp đôi so với nam giới và thường là ở những người dưới 45. Nếu có một thành viên trong gia đình bạn gặp chứng rối loạn này thì rất có thể bạn cũng có nguy cơ mắc nó. Những căng thẳng về tâm lý như lo lắng, trầm cảm, rối loạn tính cách hay việc bị xâm hại tình dục trong quá khứ cũng là nguyên nhân dẫn tới IBS.

Đặc biệt, IBS cũng có liên quan tới việc hút thuốc.

Chế độ ăn quan trọng thế nào khi nhắc tới IBS?

Khoảng 30-50% bệnh nhân mắc chứng IBS phải trải qua các triệu chứng khác như dị ứng thức ăn và không ăn được một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết, chỉ 1 trong 5 người bệnh phản ứng với những loại đồ ăn họ cho là không thể ăn được nếu bị bịt mắt.

Một điều đáng ngạc nhiên hơn đó là có rất ít nghiên cứu xoay quanh chế độ ăn và IBS. Những người dùng Gluten sẽ làm bệnh trầm trọng hơn đến 68% so với những người không ăn các thực phẩm chứa gluten. Một thử nghiệm khác cũng chỉ ra những chất hóa học trong thực phẩm (fructosem latose, tructants, glactants và polyols) có thể gây ảnh hưởng, dù vậy kết quả không mấy khả quan.

Liệu chất xơ có làm nên điều khác biệt?

Mối quan hệ giữa chất xơ và chứng IBS khó mà giải thích được. Trước tiên, bắt đầu với việc có 2 loại chất xơ đó là chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Chất xơ hòa tan thường tan ngay trong nước và chuyển hóa thành dịch nhầy trong quá trình tiêu hóa. Chúng được tìm thấy trong những thực phẩm như cám, lúa mạch, lạc, các loại hạt, một số hoa quả, rau củ và cả trong pysyllium một nguồn cung cấp chất xơ khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó có tác động tốt với chứng IBS, giúp làm dịu đi các cơn co thắt và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Những vấn đề với các chất xơ không tan

Chất xơ không tan có ở trong những thực phẩm như lúa mạch nguyên cám, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Chúng giúp kích thích khả năng tiêu hóa giúp thức ăn xuống dạ dày tốt hơn.

Đáng tiếc là, các nghiên cứu chỉ ra rằng, những chất này không hề tốt cho những người mắc IBS. Vấn đề là hầu hết những thực phẩm có lợi cho sức khỏe đều chứa chất xơ không tan, vì vậy loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của bạn không phải là một ý hay, do bạn sẽ mất đi lượng dinh dưỡng đáng kể.

Sử dụng ít thực phẩm có chứa chất xơ không tan trộn với thức ăn với cả hai loại chất xơ có thể sẽ giúp ích cho bạn.

Lợi khuẩn probiotics có thể giúp giảm đầy bụng và sôi bụng

Probiotic là một lợi khuẩn sống trong đường ruột. Rất nhiều chuyên gia tin rằng các vấn đề về tiêu hóa xuất hiện do mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể gây nên. Bổ sung các chất như Lactobacillus và Bifidobacterium có vẻ như là một ý tưởng tốt cho chứng IBS.

Prebiotics là vi khuẩn nằm trong thành phần của những thực phẩm khó tiêu hóa (ví dụ như carbonhydrate) chúng đóng vai trò như thức ăn cho các lợi khuẩn. Đôi khi bạn sẽ thấy trường hợp vi khuẩn và lợi khuẩn này trung hòa (chúng gọi là symbiotic). Những nghiên cứu vẫn tiếp tục dù cho chưa có bằng chứng nào chỉ ra rằng chúng thật sự tốt cho bệnh nhân IBS.

Làm dịu những cơn đau thắt

Hầu hết những cơn đau của bệnh nhân IBS được gây ra bởi sự co thắt ở thành ruột già. Các chất hóa học giúp ngăn chặn cơn co thắt có thể kể đến như là hyoscyamine (Anaspaz, Cystopaz, Levsin) và dcyclomine (Bentyl) giúp làm dịu đi các cơn đau và có thể sử dụng được thường xuyên. Tuy nhiên, chúng cũng mang theo nhiều tác dụng phụ như là khô miệng, buồn ngủ, và táo bón.

Hãy thử dùng tinh dầu bạc hà như một phương pháp thay thế các loại thuốc chống co thắt. Nó có tác dụng tương đương nhưng không có những tác dụng phụ kể trên.

Cải thiện tình hình từ khẩu phần ăn của bạn

Duy trì một cuốn nhật ký về thức ăn bạn tiêu thụ có thể sẽ giúp bạn tìm ra đâu là những món ăn chống lại chứng IBS. Hãy thử nghiệm nhiều loại thực phẩm khác nhau, tuy nhiên việc này cũng chẳng hề đơn giản. Hơn thế nữa, hãy đề phòng đến việc ngay cả loại bỏ đi các thực phẩm dính dáng tới IBS, bạn vẫn có nguy cơ mắc chúng.

Nhiều người mắc IBS cho rằng , một khẩu phần ăn không chứa gluten giúp ích rất nhiều cho họ, cùng lúc, họ tránh ăn bắp cải, đậu và bông cải cũng giúp giảm thiểu các chứng ợ nóng và đầy hơi. Một thực đơn quá nghiêm ngặt có thể làm mất đi nhiều dưỡng chất cho cơ thể nên cần duy trì một thực đơn khoa học để biết mỗi ngày bạn cần gì.

Một vài lời khuyên có ích khác

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn hơn là bỏ bữa và ăn bù trong một bữa thật lớn.

Nước lọc là loại đồ uống tốt nhất dành cho bạn. Đồ uống có cồn và nước ngọt có chứa caffeine sẽ kích thích đường ruột và khiến cho chứng tiêu chảy tồi tệ hơn, trong khi nước có ga và soda sẽ khiến bạn ợ hơi.

Tập thể dục là một cách giúp tâm trạng vui vẻ và giảm thiểu lo lắng. Nó sẽ có ích cho chứng rối loạn này.

Một túi chườm nóng cho bụng mỗi khi cơn đau xảy ra cũng là một cách làm dịu và giúp giảm đau quặn.

Xây dựng mối quan hệ với những người khác

Sẽ có những lúc bạn cảm thấy như chẳng làm nổi bất cứ thứ gì. Việc được bạn bè và người thân thấu hiểu là rất quan trọng đối với người bệnh.

Thật sự sẽ đơn giản hơn nếu bạn nói “Tôi thấy không được khỏe, rất tiếc vì không đến được”, thay vì viện ra một cái cớ thoái lui.

Nếu bạn có được những người bạn thực sự, họ sẽ muốn điều tốt nhất dành cho bạn. Chia sẻ cảm nhận với người khác cũng là cách để khiến tâm trạng bạn thoải mái hơn.

DS. Hoàng Ngọc Hùng