Đề xuất giải pháp kiểm soát đồ uống có đường

16:28 | 05/04/2024

277 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình người dân Việt Nam tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần, gây ra nhiều bệnh như thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch, răng miệng… Theo đó, để giảm tác hại từ đồ uống có đường, biện pháp quan trọng nhất là phải tăng giá của chúng bằng thuế.

Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge Việt Nam tổ chức hội thảo “Cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng”.

Đề xuất giải pháp kiểm soát đồ uống có đường

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồ uống có đường là tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do (đường đơn và đường đôi được thêm vào thực phẩm, đường tự nhiên có trong mật ong, xi-rô, nước ép hoa quả, nước hoa quả cô đặc). Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn (National technical regulation for soft drinks) QCVN 6-2:2010/BYT của Việt Nam, nước ngọt (đồ uống có đường) là sản phẩm được pha chế từ nước với các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có thể bao gồm CO2. Đồ uống có đường là đồ uống có chứa đường tự do - nước ngọt có ga hoặc không ga, nước ép rau quả hoặc dạng cô đặc/dạng bột, nước có hương vị, nước tăng lực và thể thao, trà uống liền, cà phê uống liền và sữa có thêm đường.

Số liệu của WHO cũng chỉ rõ: Trong 10 năm qua, ở Việt Nam, người dân đã uống nhiều đồ uống có cồn hơn. Trung bình, mỗi người tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 - 19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp, kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường. Trong đó, biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá bằng thuế.

Đề xuất giải pháp kiểm soát đồ uống có đường
PGS.TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích về các nguy cơ khi tiêu thụ thường xuyên và quá nhiều đồ uống có đường.

Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin cho biết, hiện nay tỷ lệ đái tháo đường tuýp 2, rối loạn chuyển hóa, tim mạch đang gia tăng. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, năm 2015, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự báo sẽ tăng lên gấp đôi (6,1 triệu) vào năm 2040. Sử dụng đồ uống có đường không hợp lý là một nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì. Tăng tiêu thụ đồ uống có đường sẽ dẫn đến tăng năng lượng nạp vào (năng lượng rỗng) gây thừa cân, béo phì. Trẻ em từ 2 - 18 tuổi nên hạn chế lượng đường tiêu thụ xuống dưới 25 gram mỗi ngày (nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng năng lượng nạp vào). Đồ uống có đường giới hạn không quá 235ml mỗi tuần.

WHO khuyến nghị việc tiêu thụ đường tự do nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng và lý tưởng là dưới 5%. Đó là khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành và dưới 12 - 25 gram mỗi ngày với trẻ em.

Để giảm tiêu thụ đồ uống có cồn, PGS.TS Trương Tuyết Mai khuyến cáo nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt; hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn…) và đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, trà, cà phê hòa tan…), bánh kẹo ngọt, mứt, xi rô…; hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn; không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác.

Bên cạnh đó, cần chọn các kích cỡ suất ăn của thực phẩm hoặc đồ uống có đường nhỏ hơn và giảm dần số lượng. Người dân nên ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô; đọc nhãn dinh dưỡng, chọn các sản phẩm chứa lượng đường tự do ít hơn; không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ.

Đề xuất giải pháp kiểm soát đồ uống có đường
Toàn cảnh hội thảo.

Theo TS Angela Pratt - Trưởng đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam cho biết, một biện pháp phổ biến ở thế giới để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế. Khoảng trên 110 quốc gia đã áp dụng thuế với đồ uống có đường.

TS Angela Pratt cho hay: Nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối. Các biện pháp như thế này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai”. Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm: ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Đề xuất giải pháp kiểm soát đồ uống có đường
Ths. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm chia sẻ tại hội thảo

Theo Ths. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - đại diện WHO tại Việt Nam cho biết: Người dân có thể mắc phải các bệnh khi sử dụng đồ uống có đường không hợp lý là thừa cân, béo phì; tiểu đường tuýp 2; bệnh tim mạch; bệnh thận; gan nhiễm mỡ không do rượu; sâu răng; gút; viêm khớp. WHO khuyến nghị cần giảm tiêu thụ đường tự do. Theo đó, cả người lớn và trẻ em, giảm lượng đường tự do ăn vào dưới 10% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, tương đương với 12 thìa cà phê đường. Tốt nhất nên giảm thêm lượng đường tự do ăn vào xuống dưới 5% (6 thìa cà phê đường) tổng năng lượng ăn vào...

Do đó, Ths. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm đề xuất Việt Nam nên xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO để giảm nguy cơ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Nên cân nhắc đánh thuế theo hàm lượng hoặc ngưỡng đường để khuyến khích sản phẩm giảm đường.

Đồng thời, nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường bằng cách quy định dán nhãn mặt trước thể hiện hàm lượng đường; nâng cao nhận thức về các lựa chọn đồ uống lành mạnh; giảm tính sẵn có của đồ uống có đường; cấm tiếp thị đồ uống có đường.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Thùy Duyên - Đại học Y tế công cộng khẳng định, thuế đồ uống có đường sẽ làm giảm mức tiêu thụ, từ đó làm giảm lượng đường tiêu thụ. Nhờ vậy, chính sách này có thể đem lại thay đổi tích cực trong tình hình thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.

Đưa ra các kịch bản tăng thuế, TS Nguyễn Thùy Duyên cho biết có nhiều phương pháp áp thuế, có thể đánh thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường, thuế tuyệt đối theo thể tích, thuế theo giá xuất xưởng, tuy nhiên, cần tính phương án khả thi để đạt hiệu quả cao trong việc hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường. Đồng thời, lượng hoá tác động đến việc thay đổi cân nặng, mức giảm dự kiến của tỷ lệ thừa cân, béo phì và đái tháo đường tuýp 2 nhưng không gây sốc với ngành công nghiệp giải khát.

N.H

Cần sớm áp thuế đồ uống có đườngCần sớm áp thuế đồ uống có đường
VCCI đề nghị miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, đồ uống có đườngVCCI đề nghị miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, đồ uống có đường
WHO: Nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đườngWHO: Nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

(PetroTimes) - Không chỉ được ưu ái với thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, Bình Định còn ghi dấu với loạt câu chuyện lịch sử, văn thơ và nền văn hóa độc đáo...