WHO: Nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

06:50 | 19/07/2018

620 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mặc dù có hương và vị hấp dẫn nhưng theo Bộ Y tế, đồ uống có đường lại là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm với những biến chứng có thể dẫn đến tử vong. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với đồ uống có đường để kiểm soát loại thức uống này.
who nen ap thue ttdb voi cac do uong co duong4 phương án áp thuế TTĐB với nước ngọt
who nen ap thue ttdb voi cac do uong co duongWHO tiếp tục khuyến cáo người Việt giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Áp thuế TTĐB để giảm lượng tiêu thụ

Hiện nay, đồ uống có đường nước ta chưa đánh thuế TTĐB mà chỉ chịu ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng 10%. TS Guillermo Paraje, chuyên gia tư vấn ngắn hạn của Tổ chức Y tế thế giới cho rằng cần áp loại hình thức thuế này cho đồ uống có đường để kiểm soát tốt loại thức uống dẫn đến nhiều bệnh không lây nhiễm nói trên. Cụ thể TS Guillermo Paraje đưa ra 4 hình thức áp thuế với đồ uống có đường như sau: Phương án 1 là áp thuế 3.500 đồng/lít đồ uống có đường. Theo đó, giá sẽ tăng từ 14% (nước quả) tới 23% (trà và cà phê uống sẵn). Khi có thuế, tiêu thụ sản phẩm này sẽ giảm khoảng 864 triệu lít, số thuế thu được khoảng 12.090 tỉ đồng.

who nen ap thue ttdb voi cac do uong co duong
Đồ uống có đường có rất nhiều loại

Phương án 2, áp thuế 35 đồng mỗi gam đường trong 100 ml. Khi đó giá sẽ tăng từ 10% (nước quả và nước thể thao) tới 25% (nước uống tăng lực); sức tiêu thụ sẽ giảm khoảng 880 triệu lít; thuế thu được khoảng 12.4000 tỉ đồng.

Phương án 3 là áp thuế 40% giá xuất xưởng, khi đó giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 20%; tiêu thụ sẽ giảm 863 triệu lít; thuế thu được là 12.400 tỉ đồng.

Phương án 4 là áp thuế 10% giá xuất xưởng, giá tiêu thụ sẽ tăng khoảng 5%; tiêu thụ sẽ giảm 216 triệu lít; thuế thu được khoảng 3.690 tỉ đồng.

Giải thích về các phương án này, TS Guillermo Paraje cho biết phương án thứ nhất nếu thực hiện sẽ làm giảm tác động số lượng lớn đồ uống có đường, tạo động cơ bỏ tiêu dùng, giảm tiêu dùng hoặc đồ uống có đường chứa trong bao bì nhỏ hơn.

Phương án thứ hai nhằm tác động trực tiếp làm giảm hàm lượng đường trong đồ uống, từ đó tạo động cơ từ bỏ tiêu dùng, giảm hoặc thay thế đồ uống có hàm lượng đường cao bằng đồ uống có hàm lượng đường thấp hoặc không chứa hàm lượng đường.

Phương án thứ ba và thứ tư sẽ tác động tới việc tiêu dùng đồ uống có đường nói chung nhưng nhắm nhiều hơn tới các loại đồ uống có giá cao hơn.

who nen ap thue ttdb voi cac do uong co duong
Rất nhiều trẻ em thích đồ uống có đường

Trước đó Bộ Tài chính cũng đề xuất các mặt hàng nước giải khát có đường (trừ sữa) sẽ phải chịu thuế TTĐB 10%, đồng thời nâng thuế giá trị gia tăng thêm 2%, áp dụng từ năm 2019. Lý do được Bộ Tài chính viện dẫn cho đề xuất này là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt nhằm giảm tình trạng người dân thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân của nhiều bệnh mãn tính

Sở dĩ phải thay đổi thói quen của người tiêu dùng đối với đồ uống có đường bằng bốn phương án áp thuế TTĐB là vì theo Bộ Y tế, hiện nay, người Việt tiêu thụ gần 5 tỷ lít nước ngọt trong mỗi năm (dự kiến năm 2018 tăng lên hơn 5 tỷ lít nước ngọt), tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua, mạnh nhất là trà uống sẵn và nước có ga, đồ uống thể thao, nước tăng lực và cuối cùng là nước ép trái cây.

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5 g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25g/ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Còn qua điều tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam cho thấy 62,86% số hộ gia đình có tiêu dùng nước giải khát có đường.

Theo đại diện Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng, ăn được nhiều hơn đồ chiên, nướng nhưng sẽ dẫn tới thừa năng lượng rồi tích lũy mỡ làm rối loạn chuyển hóa. Trong khi đây là nguyên nhân gây ra các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương... Biến chứng nặng nề nhất là bệnh tim mạch - một trong nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm tới 33/73% nguyên nhân tử vong hàng năm.

Chưa kể, theo điều tra về tình hình thừa cân béo phì ở Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện, hiện 16% nam giới trưởng thành và 20% nữ giới trưởng thành đang bị thừa cân hoặc béo phì; bên cạnh đó, có 11,7% trẻ em nam và 7,6% trẻ em nữ trong độ tuổi 5 đến 19 đang bị thừa cân béo phì.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, để bảo đảm sức khỏe, đường tự do trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày.

Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới, cũng cho rằng để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường, các doanh nghiệp cần phải dán nhãn sản phẩm nhằm cảnh báo sản phẩm có thể gây những tác hại nhất định cho sức khỏe người dùng

Nguyễn Tú

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.