Thành lập ngân hàng mô đầu tiên tại Việt Nam

10:04 | 17/10/2018

515 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngân hàng mô đầu tiên của Việt Nam đã được thành lập theo quyết định của Bộ Y tế. Đây là ngân hàng thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đã bảo quản gần 1.000 mảnh xương sọ, hơn 300 trong số đó đã ghép lại cho người bệnh, hàng trăm mẫu tinh trùng, mô tinh hoàn đã được bảo quản...  
thanh lap ngan hang mo dau tien tai viet namHy vọng mới cho người cần ghép tạng: Nuôi cấy thành công phổi mới
thanh lap ngan hang mo dau tien tai viet namMiễn phí thùng đựng mô, tạng ghép khi vận chuyển bằng đường hàng không
thanh lap ngan hang mo dau tien tai viet namGhép tim cứu sống cháu bé có trái tim to gấp 3 lần bình thường

Theo Giám đốc Bệnh viện GS.TS Trần Bình Giang, ngân hàng mô của Bệnh viện Việt Đức là ngân hành chính thống đầu tiên. Trước đó, chỉ có ba phòng thí nghiệm nghiên cứu bảo quản mô là tại Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch và Viện Bỏng Quốc gia với gần 14.000 mô xương sọ được bảo quản cùng da, xương, gân…

thanh lap ngan hang mo dau tien tai viet nam
Bảo quản mô tại phòng thí nghiệm

Nhờ số mô bảo quản này mà tính đến nay, số lượng ca phẫu thuật ghép xương và gân đồng loại trong cả nước được gần một nghìn ca mỗi năm. Ngay tại khoa phẫu thuật chi dưới - bệnh viện Việt Đức, trong 8 năm (từ 2011 đến nay), đã mổ ghép xương đồng loại bảo quản cho 120 bệnh nhân và mổ nội soi tái tạo dây chằng khớp gối sử dụng mảnh ghép gân đồng loại cho 263 bệnh nhân. Tại Trung tâm phẫu thuật thần kinh hàng năm hàng nghìn ca ghép mảnh xương sọ.

GS.TS Trần Bình Giang cho biết, ngân hàng mô có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển mô. Mặt khác, ngân hàng cung ứng mô cho các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học. Ngân hàng cũng cung ứng, trao đổi mô với ngân hàng mô khác và hợp tác với cơ quan tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm mục đích khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu y học.

“Như trước đây, rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu ghép gân, xương đồng loại. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài rất đắt đỏ và không sẵn có. Nhu cầu bệnh nhân cần ghép van tim, mạch máu hàng năm đều lên tới hàng nghìn ca, nhưng nguồn nguyên liệu cũng đều phải nhập từ nước ngoài. Do vậy việc thành lập ngân hàng mô đầu tiên ở Việt Nam rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu của người bệnh, của công tác điều trị bệnh”,TS Giang nói.

thanh lap ngan hang mo dau tien tai viet nam
Một ca ghép tạng

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt đầu tiên trên cả nước với hàng chục nghìn ca đại phẫu được thực hiện hàng năm, trong đó ghép tạng, ghép van tim, mạch máu, ghép xương, gân trong chấn thương chỉnh hình... là những mũi nhọn đi đầu của bệnh viện.

Nhu cầu bảo quản van tim, mạch máu, vật liệu gân, xương đồng loại, bảo quản mô xương sọ…là rất lớn. Với nguồn cung không phải là ít từ những trường hợp người cho chết não, những phần chi thể cắt cụt của người hiến tặng, nếu được thu nhận và qua quá trình xử lý, bảo quản đúng tiêu chuẩn quốc tế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân có nhu cầu.

Vì vậy, sự ra đời của ngân hàng mô là một nhu cầu cấp bách và thực sự cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, đáp ứng đòi hỏi ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, chuyên sâu tại bệnh viện Việt Đức nói riêng và cả nước nói chung.

Tới đây, ngân hàng mô sẽ tập trung vào 4 nhiệm vụ là phục vụ tốt cho nhu cầu ghép tạng tại BV Việt Đức; xây dựng ngân hàng mô theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh trong nước và khu vực; xây dựng ngân hàng mô trở thành trung tâm nghiên cứu hàng đầu về bảo quản mô, công nghệ mô ghép và tế bào gốc; trở thành trung tâm đào tạo thực hành về bảo quản mô, công nghệ mô ghép và tế bào gốc của cả nước phục vụ công tác hỗ trợ, chuyển giao công nghệ cho các ngân hàng mô khác trong nước sẽ được thành lập trong tương lai.

Cũng nhân dịp ngân hàng mô đầu tiên chính thức đi vào hoạt động, Bộ Công an đã quyết định trích Quỹ Nghĩa tình Đồng đội của ngành công an 5 tỷ đồng để tặng Bệnh viện trang bị 6 thùng đựng tạng chuyên dụng và các thiết bị chuyên biệt cho ngân hàng mô.

Nhờ các thùng đựng tạng mà trước đó ệnh viện Việt Đức đã chuyển quả tim hiến tặng từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh và Huế để các bác sĩ BV Chợ Rẫy và BV Trung ương Huế ghép thành công cho bệnh nhân.

Nguyễn Bách