Tiền tiết kiệm liệu có ích cho nhân loại?

15:26 | 04/11/2019

559 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, tài chính là một trong những nguyên nhân của vấn đề, nhưng đó cũng có thể là một giải pháp. Làm thế nào để hướng nguồn tiết kiệm của thế giới cho những dự án có ích cho nhân loại? Và liệu tài chính có thể góp phần giải cứu thế giới được hay không?    

Nhân dịp ra mắt bản dịch tiếng Việt cuốn sách “Tài chính có cứu vãn được thế giới?” của tác giả Bertrand Badré, Trung tâm Văn hóa Pháp tổ chức một buổi thảo luận cùng với tác giả và khách mời về vai trò của tài chính trong sự điều tiết của nền kinh tế và trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững.

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: ông Bertrand Badré, tác giả, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới; ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; ông Étienne Rolland-Piègue, Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. Buổi tọa đàm diễn ra ngày Thứ Tư (6/11/2019 lúc 18h00) tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp – l’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.

tien tiet kiem lieu co ich cho nhan loai
Tiền tiết kiệm liệu có ích cho nhân loại?

Bertrand Badré là CEO và người sáng lập quỹ đầu tư Blue like an Orange Sustainable Capital. Ông từng làm Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới, giám đốc tài chính của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Trước khi làm việc tại Ngân hàng Thế giới, ông từng là Giám đốc tài chính của các tập đoàn Société Générale và Crédit Agricole, đồng thời ông cũng là thành viên của phái đoàn ngoại giao của Tổng thống Jacques Chirac với tư cách là phó đại diện Tổng thống tại Châu Phi. Ông đã làm việc bảy năm tại ngân hàng Lazard, đặt tại New York và Luân Đôn, sau đó đến Paris với tư cách là cộng tác quản lý. Ở đó, ông đã hợp tác chỉ đạo thành công quá trình tái cơ cấu của tập đoàn Eurotunnel. Ông bắt đầu sự nghiệp tại Paris với tư cách là Thanh tra Tài chính. Bertrand Badré mới xuất bản cuốn sách “Tài chính có cứu vãn được thế giới?” (tên tiếng Anh: “Can Finance save the world?”), được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu thủ tướng Anh Gordon Brown viết lời tựa. Ông tốt nghiệp các trường Hành chính Quốc gia, Khoa học Chính trị và Thương mại. Ông thường xuyên được mời diễn thuyết tại các trường đại học như Georgetown, Johns Hopkins, Princeton và Oxford.

Diễn giả Ousmane Dione đảm nhiệm vị trí Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam từ tháng 9 năm 2016. Sau khi ông nhận chức, Khung đối tác Quốc gia Việt Nam – Nhóm Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2018 – 2022 được thông qua vào tháng 5 năm 2017 nhằm hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nước có thu nhập trung bình với bốn ưu tiên chính i) tăng trưởng bao trùm và sự tham gia của khu vực tư nhân; ii) đầu tư vào con người và tri ​​thức; iii) tăng cường tính bền vững và khả năng phục hồi môi trường; iv) quản trị tốt. Ông chỉ đạo việc hiện thực hóa tầm nhìn và triển khai các khuyến nghị chính sách trong Báo cáo chiến lược “Việt Nam 2035” nhằm giúp Việt Nam đạt được mục tiêu chuyển đổi thành công thành nước thu nhập trung bình cao. Ousmane lãnh đạo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dần vốn vay của Ngân hàng Thế giới từ nguồn IDA sang IBRD, và quản lý một danh mục gồm 40 dự án và hơn 50 hoạt động tư vấn và phân tích, với tổng số cam kết ròng là 9,3 tỷ USD. Ông Ousmane Dione mang đến Việt Nam trên 20 năm kinh nghiệm quản lý các chương trình đa ngành cấp quốc gia và khu vực trong nhiều lĩnh vực như nước, phát triển đô thị và môi trường tại châu Phi, Nam Á, Châu Âu và Trung Á, Mỹ La-tinh và Đông Á Thái Bình Dương. Ông có bằng Tiến sĩ chuyên ngành kĩ thuật tài nguyên nước từ Đại học Lyon 3 (Pháp).

Và diễn giả khách mời Étienne Rolland-Piègue là Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa Đại sứ quán Pháp kiêm Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam kể từ tháng 9 năm 2017.

Nhận xét vể sách “Tài chính có cứu vãn được thế giới?”:

"Bertrand Badré là một người có tầm nhìn thực tế. Ông nhận thức rõ nhiều nơi đang chống đối mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa tài chính. Nhưng tài chính là một công cụ thiết yếu. Trong tác phẩm chân thành này, ông lập luận rằng quan hệ đối tác đổi mới giữa khu vực công và khu vực tư vẫn rất cần thiết nếu chúng ta muốn tận hưởng một thế giới hợp tác và một tương lai tốt đẹp hơn.»

- Martin Wolf, Trưởng bình luận viên kinh tế, Financial Times

"Tạo ra một thế giới không ai bị bỏ lại phía sau đòi hỏi một lộ trình rõ ràng. Chúng ta đã có các mục tiêu phát triển bền vững và Bertrand lý giải làm thế nào hệ thống tài chính có thể đóng vai trò hiệu quả hơn để giúp hiện thực hóa những mục tiêu đó.»

- Paul Polman, CEO, Unilever:

Tài chính có thể trở thành sức mạnh phục vụ lợi ích chung không? Khi một người thấu hiểu sâu sắc cả khu vực công lẫn khu vực tư đề xuất rằng quan hệ hợp tác giữa hai khu vực công – tư có thể giúp cải thiện cuộc sống và tương lai của mọi người vậy thì tác phẩm này có thể chứng minh sự chuyển mình trong vai trò và mục đích của tài chính đồng thời giúp tạo ra nhiều tiến triển trên con đường hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững.»

Christine Lagarde, Giám đốc điều hành, Quỹ tiền tệ quốc tế -

Việt Châu