Mùa hè 2023 nóng nhất trong 2.000 năm

14:26 | 15/05/2024

311 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cái nóng mùa hè dữ dội ở bán cầu bắc đã gây ra cháy rừng trên khắp Địa Trung Hải, làm tắc nghẽn đường phố ở Texas và lưới điện quá tải ở Trung Quốc vào năm ngoái khiến đây không chỉ là mùa hè nóng nhất kỷ lục, mà còn nóng nhất trong khoảng 2.000 năm, nghiên cứu mới cho thấy.
Ấn Độ: 9 người thiệt mạng do nắng nóngẤn Độ: 9 người thiệt mạng do nắng nóng
Nhiệt độ toàn cầu phá kỷ lục trong tháng 4Nhiệt độ toàn cầu phá kỷ lục trong tháng 4
Mùa hè 2023 nóng nhất trong 2.000 năm
Một lính cứu hỏa người Séc cố gắng dập tắt đám cháy rừng gần làng Provatonas ở vùng Evros, Hy Lạp, ngày 3/9/2023. Ảnh Reuters

Phát hiện này đến từ một trong hai nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Ba 14/5, khi cả nhiệt độ toàn cầu và lượng khí thải làm khí hậu nóng lên đều tiếp tục tăng.

Các nhà khoa học đã cho biết khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm ngoái là khoảng thời gian nóng nhất, kể từ khi bắt đầu lưu trữ thông tin vào những năm 1940.

Phát hiện mới được công bố trên tạp chí Nature cho thấy nhiệt độ năm 2023 đã làm "lu mờ" nhiệt độ trong khoảng thời gian dài.

Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ mùa hè năm ngoái trên các vùng đất nằm trong khoảng từ 30 đến 90 độ vĩ Bắc cao hơn 2,07 độ C (3,73 độ F) so với mức trung bình thời tiền công nghiệp.

Những tháng mùa hè năm 2023 trung bình nóng hơn 2,2 độ C (4 độ F) so với nhiệt độ trung bình ước tính trong những năm từ 1890 trở về trước.

Phát hiện này không hoàn toàn gây ngạc nhiên. Đến tháng 1, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu cho biết năm 2023 "rất có thể" là năm nóng nhất trong khoảng 100.000 năm.

Các đợt nắng nóng đã gây tổn hại đến sức khỏe con người, với hơn 150.000 ca tử vong ở 43 quốc gia có liên quan đến sóng nhiệt mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2019. Điều đó sẽ chiếm khoảng 1% số ca tử vong trên toàn cầu - gần bằng con số tử vong do đại dịch COVID-19 toàn cầu gây ra.

Hơn một nửa số ca tử vong liên quan đến sóng nhiệt xảy ra ở châu Á đông dân.

Châu Âu có tỷ lệ tử vong bình quân đầu người cao nhất, với trung bình 655 ca tử vong liên quan đến năng nóng mỗi năm trên 10 triệu dân. Trong khu vực này, Hy Lạp, Malta và Ý có số ca tử vong vượt mức cao nhất.

Nhiệt độ cực cao có thể gây ra các vấn đề về tim, khó thở hoặc gây đột quỵ do sốc nhiệt.

Reuters

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan