Những phòng thí nghiệm kì lạ nhất trên thế giới

17:00 | 14/10/2011

2,545 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nằm ở sâu thẳm trong lòng đại dương, ở sâu dưới lòng đất hoặc ở một nơi nào đó rất cao, là một số những trung tâm nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của thế giới vào thời điểm này.

Đã có rất nhiều bộ phim hành động được thực hiện trong những phòng thì nghiệm khoa học ẩn sâu trong lòng đất, hoặc ở những nơi xa với nền văn minh và thậm chí là ở trong không gian. Điều mà mọi người không biết chính là trí tưởng tượng không giới hạn của những nhà văn, nhưng có thể là những phòng thí nghiệm đó được lấy cảm hứng từ những nơi có thực. Petrotimes xin mời độc giả tới tham quan một số phòng nghiên cứu khoa học không tưởng này.

Phòng thí nghiệm Pyramid

Phòng thí nghiệm này được xây dựng vào năm 1990. Cái tên này chính là đề cập đến cách thức xây dựng phòng thí nghiệm này: một kim tự tháp bằng thủy tinh, nhôm và thép. Nhưng đây không phải là điểm nổi bật nhất của phòng thí nghiệm này mà là vị trí nơi nó được xây dựng: cao hơn mực nước biển tới 5050m, ở ngay dưới chân của "nóc nhà thế giới – Everest”, thuộc dãy Himalaya.

Phòng thí nghiệm này thuộc sở hữu của Ủy ban Ev-K2-CNR, chịu trách nhiệm thúc đẩy việc nghiên cứu những khu vực núi cao. Ủy ban này cho tới nay đã thực hiện 550 dự án với sự tham gia của 220 nhà nghiên cứu và 143 tổ chức khoa học.

Mục đích của những chuyên gia ở phòng thí nghiệm này là tạo ra và thu được những kiến thức giúp ích cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người, và để bảo vệ hệ sinh thái ở những vùng cao.

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu của các nhà khoa học, nơi đây đã "kết nạp” thêm 20 nhà nghiên cứu và nhiều nhân viên khác.

Phòng thí nghiệm Pyramid được xem là phòng thí nghiệm cao nhất thết giới.

Video clip về phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm Quốc gia Từ trường cao (National High Magnetic Field Laboratory)

Nằm ở bang Florida, Mỹ, phòng thí nghiệm này được mở cửa vào năm 1990, là nơi không chỉ dành riêng cho các nhà khoa học, mà dành cho tất cả những ai tò mò, quan tâm đến vấn đề từ trường. Đây cũng là nơi lưu trữ hàng trăm loại nam châm, đặc biệt là những cục nam châm lớn và mạnh nhất trên thế giới.


Trong hình là cục nam châm 45 Tesla (45T) Hybrid, có sức hút bằng 45 nghìn cục nam châm nhỏ cộng lại, loại nam châm mà chúng ta hay gắn vào tủ lạnh. Phòng thí nghiệm này còn sở hữu một cục nam châm siêu dẫn nặng 11.5 tấn và một nam châm từ trường trở lực nặng 335.5 tấn.


Video clip về phòng thí nghiệm

SNOLAB

Sâu thẳm dưới vùng vùng Sudbury, Ontario (Canada) là phòng thí nghiệm khoa học trong lòng đất SNOLAB (Sudbury Neutrino Observatory), với tầng sâu nhất nằm ở độ sâu 2.000m. Đây là địa điểm lý tưởng cho các thí nghiệm khoa học bởi vị trí này cơ bản được che chắn khỏi các tia vũ trụ, vốn có thể ảnh hưởng tới các nỗ lực nhằm chứng minh sự tồn tại của vật chất tối (những phần tử bí ẩn), được cho là chiếm gần 25% vũ trụ.



Video clip về phòng thí nghiệm

Trung tâm nghiên cứu Claspan

Tọa lạc ở Buffalo, New York, đây là trung tâm nghiên cứu có một đường hầm gió vững chắc và mạnh nhất hiện nay, nơi có thể tạo ra những cơn gió có vận tốc nhanh hơn tốc độ âm thanh 30 lần.

Đường hầm này mang tên LENS-X, cao 2.5m và dài 30m, được dùng để thử nghiệm tên lửa, máy bay và thậm chí là cả tàu vũ trụ.

Video clip về phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm khoa học bảo vệ "thí nghiệm Pitch Drop”

Pitch Drop là một thí nghiệm dài nhất trong lịch sử, bắt đầu từ năm 1927 và cho đến nay vẫn đang được tiếp tục thực hiện dưới sự "bảo vệ” của trường Đại học Queensland, Australia. Thí nghiệm này là một nghiên cứu khoa học, nhằm chứng minh rằng, dầu hắc ín là chất lỏng (vì các tính năng của nó lại như chất rắn).

Thomas Parnell (Đại học Queensland, Australia) nghĩ ra cách chứng minh dầu hắc ín đông đặc là chất lỏng: ông cho dầu hắc ín vào một cái phễu, nơi nó đông lại, rồi ngồi đợi, chờ nó nhỏ giọt xuống dưới. 8 năm sau, 1935, giọt đầu tiên mới rơi xuống và phải đợi giọt thứ hai tới 9 năm nữa. Nay ông Parnell đã qua đời, nhà nghiên cứu John Mainstone tiếp tục thí nghiệm. Năm 2000 vừa qua số dầu hắc ín đó đã nhỏ giọt thứ… 8, và ông Mainstone đang chờ giọt thứ 9 rơi.

Phòng thí nghiệm Aquarius

Năm 1986, phòng thí nghiệm dưới nước đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở bang Florida, Mỹ. Nằm sâu dưới đáy Đại Tây Dương 20m, bao quanh bởi cá mập và rùa khổng lồ ngoài khơi bờ biển Florida, phòng thí nghiệm Aquarius hình trụ bao phủ san hô trông như một chiếc tàu ngầm nhỏ ở trong một môi trường gần giống các điều kiện khắc nghiệt trong không gian. Nơi đây cho phép tìm hiểu các vấn đề về y học có liên quan đến các nhà du hành vũ trụ.


Video clip về phòng thí nghiệm

Hà Khổng

de10.mx