Độc đáo Tết cổ truyền 2016 của người Khmer

18:10 | 16/04/2016

1,534 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hơn 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khmer tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long vừa đón cái Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc.

Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer là dịp Tết cổ truyền đón mừng năm mới, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt. Dịp Tết này được xác định theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Chol Chnam Thmay cũng là Tết của các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka.

Ngoài tôn giáo chính là Phật Giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần Têvôđa được sai xuống hạ giới để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống thay. Những ngày này trở thành lễ hội truyền thống của cả cộng đồng để tiễn vị thần cũ về trời, đón vị thần mới.

doc dao tet cua nguoi khmer 2016
doc dao tet cua nguoi khmer 2016
Lễ bát hội trong ngày Tết của người Khmer

Người Khmer tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đánh quay lửa, các cụ già kể chuyện cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe. Dịp Tết cũng là dịp mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui.

Trong 3 ngày Tết này, ngày đầu tiên có tên Moha Songkran (Chol Sangkran Chmay) – ngày làm lễ rước đại lịch, đón giao thừa. Tiếp đến là ngày Wanabat (Wonbơf) và ngày Tngai Laeung Saka (Lơm săk) diễn ra lễ tắm tượng Phật, tắm sư.

Lễ tắm Phật tại chùa Nam Tông Khmer mang ý nghĩa tâm linh rất lớn, cầu mong sự may mắn cho mùa màng và đời sống của người dân Khmer. Sau khi tắm Phật xong, nếu trời mưa chính là điều may mắn đối với người dân.

doc dao tet cua nguoi khmer 2016
doc dao tet cua nguoi khmer 2016
doc dao tet cua nguoi khmer 2016
Lễ tắm Phật

Người Khmer theo Phật giáo Nam tông, chùa trong tâm thức và đời sống của người Khmer là vô cùng quan trọng, họ gắn bó với chùa từ lúc sinh ra đến lúc mất đi với câu nói quen thuộc “Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”.

Ẩm thực ngày Tết của người Khmer cũng là đồ mặn, có bánh tét thịt, các loại thịt, cá,… Trong 3 ngày Tết, Phật tử đều chuẩn bị thức ăn đem vào chùa cúng tổ tiên, cúng Phật sau đó được đem ra dùng chung ở chùa.

Tết Chol Chnam Thmay là một phần không thể thiếu trong tâm thức và góp phần giữ lại những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người Khmer Nam bộ. Mỗi năm với những hoạt động truyền thống trong ngày Tết, người Khmer đem lại một màu sắc rất riêng trong những mảnh ghép văn hóa đất nước nói chung và dấu ấn văn hóa Nam bộ nói riêng.

C.Hường

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

(PetroTimes) - Không chỉ được ưu ái với thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, Bình Định còn ghi dấu với loạt câu chuyện lịch sử, văn thơ và nền văn hóa độc đáo...