Khoán kinh phí xe công cho 6 vị Thứ trưởng: Còn thiếu hợp lý!

08:57 | 23/09/2016

278 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Xung quanh việc Bộ Tài chính khoán kinh phí tiền xe của 6 Thứ trưởng, một số chuyên gia kinh tế đồng tình về chủ trương nhưng họ cho rằng, cách tính kinh phí từ nhà đến cơ quan và ngược lại còn thiếu hợp lý và chưa giải quyết được tận gốc vấn đề xe công phình to, ngốn ngân sách lớn.
khoan kinh phi xe cong cho 6 vi thu truong con thieu hop ly
Chủ trương khoán xe công theo phân tích của các chuyên gia là thiếu hợp lý!

Chỉ giảm chi phí, không giải quyết được "vấn nạn" xe công

Trả lời PV, chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: "Tôi ủng hộ chủ trương này nhưng vẫn còn thấy rất thiếu hợp lý. Nếu vị thứ trưởng chỉ đi làm việc từ nhà đến cơ quan, từ cơ quan về nhà, có nên cấp riêng hay không? Vậy thời gian cả ngày, vị Thứ trưởng ngồi làm việc ở văn phòng, chúng ta phải trả lương cho lái xe và chiếc xe đó mà không tính đến hiệu quả sử dụng".

Bà Lan nói rõ: "Cơ chế tính hiện nay chưa ổn, tại sao lấy km ra đo để trả phí đi lại, tại sao áp dụng chính sách lại khu biệt đến chi tiết như thế để khó quản lý. Tôi biết Bộ Tài chính muốn rạch ròi song không thể tính km được. Nếu sau này, các vị ở xa chuyển về gần, chúng ta lại thay đổi chính sách, lại ra văn bản, công bố gây khó quản lý".

Nói sâu về cách tính của Bộ Tài chính khi khoán kinh phí đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày được được xác định bằng đơn giá khoán (đồng/km) x số km khoán (km) x 2 lượt x số ngày làm việc của tháng.

Theo quan điểm của bà Lan, cơ chế khoán tiền/tháng theo km là chưa phù hợp và nảy sinh bất cập, khiến quản lý chồng chéo, khó kiểm soát. Bà Lan nói:"Tại sao không khoán theo chức vụ, bậc ngạch và tiêu chuẩn để đỡ phải đi tính từng km đường đi và về của cán bộ. Ai quản lý cái này, liệu có công khai hay không. Nếu cán bộ ở càng xa, thì chi phí đi xe càng nhiều thì chẳng ai muốn ở gần. Hãy khoán theo tiêu chuẩn, để cán bộ biết dè xẻn số tiền đó mà liệu cơm, gắp mắm".

"Ví dụ như khoán cho Thứ trưởng 10 triệu đồng tiền xe/ tháng, xa hay gần thì tôi không biết, ở gần thì động viên đi bộ, vài ba km đi phương tiện công cộng đi làm. Nếu chia từng km, ở các tỉnh thì sao, chúng ta lại đưa ra văn bản, lại đi quản lý số nhà, địa chỉ của từng cán bộ", bà Lan gợi ý.

Về cách tính của Bộ Tài chính, bà Lan cho rằng, chỉ giảm được tiền xe chứ chưa thấy rõ vấn đề xe công hiện nay là quá nhiều và chi quá lớn. Một năm chi ngân sách đến 320 triệu đồng/chiếc, mỗi tháng 26 triệu đồng. "Chúng ta phải có cách nào để họ dè xẻn, sử dụng ô tô với cơ chế thị trường chứ giải quyết như Bộ Tài chính, nếu tính ra chỉ giảm được tiền xe của Thứ trưởng từ nhà đến cơ quan mà thôi", bà Lan đặt vấn đề.

Xe công của bộ, ngành phải biết "bơi" theo cơ chế thị trường

Chuyên gia Phạm Chi Lan chia sẻ: "Tôi đã nhiều lần đi làm việc ở các nước với các lãnh đạo cấp cao, khi tháp tùng cùng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sang Nhật Bản, đoàn chúng tôi là chuyên gia và có các Bộ trưởng cũng chỉ được đi xe mà Chính phủ Nhật Bản thuê lại của các công ty chuyên cho thuê xe chở khách VIP. Hoạt động của các công ty này là: Chính phủ tổ chức đấu thầu, các DN đủ điều kiện tham gia và được chọn. Nếu có đợt đón lãnh đạo, cơ quan văn phòng lại làm hợp đồng với các DN, DN giao xe hoạt động. Tại Nhật, theo tôi biết, Chính phủ chỉ duy trì một lượng rất ít xe công vụ cho Thủ tướng, Bộ trưởng, Hoàng gia Nhật và Chính phủ hoạt động mà thôi".

Do đó, bà Lan cho rằng, Việt Nam hơn 40.000 chiếc xe công là quá nhiều.

Theo bà Phạm Chi Lan, hiện rất nhiều DN nước ngoài làm việc tại Việt Nam, họ không có xe riêng của công ty, các lãnh đạo đều có xe cá nhân và tự trả tiền xăng bằng lương. Khi công ty có việc cần, họ sẽ yêu cầu văn phòng hợp đồng với các hãng xe để thuê dịch vụ. Tính hiệu quả rất cao, vì vậy rất nhiều người dân, DN đang có xu hướng mua xe 4 chỗ, 7 chỗ hay 16 chỗ để chỉ cho thuê, chở khách VIP. Vì vậy, "nhìn thấy xe các Bộ, ngành biển xanh nhưng có xe cả tuần, thậm chí cả tháng chỉ nằm 1 chỗ, lái xe vẫn phải trả tiền thì rất đau xót", bà Lan chia sẻ.

Cũng chia sẻ vấn đề này với PV Dân Trí, TS. Lưu Bích Hồ, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá: "Tôi đồng ý với chủ trương của Bộ Tài chính, nhưng cách làm cần phù hợp và trước mắt tôi cho rằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ việc các cán bộ có thực hiện đúng hay không hay kẽ hở ở đây là gì".

"Tôi thấy Newzealand và Phần Lan, Bộ trưởng của họ đều phải đi xe riêng đi làm. Thậm chí có bộ ngành ở Phần Lan đến trụ sở còn phải thuê 1 tòa nhà của tư nhân để làm trụ sở. Đây không phải họ không có tiền mà là cách họ đưa cơ quan Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, có hoạch toán, có công khai, điều đó rất tốt. Đề xuất khoán phí đi xe đã được các nước áp dụng từ lâu rồi, theo tôi việc Bộ Tài chính đưa ra không phải là mới và cũng sẽ còn gặp nhiều khó khăn", TS Hồ nói.

Ông Hồ nêu hàng chục năm trước đã bàn đến khoán xe nhưng không thực hiện được và thời gian qua được biết Quốc hội cũng có nhiều sáng kiến song không ai làm cả.

"Thời ông Trần Phương còn làm Phó Thủ tướng, việc khoán xe công cho cán bộ đã được đề xuất nhưng gặp sự phản đối của nhiều người, có người nói là do yếu quá không tự lái xe, đi xe được. Phó Thủ tướng liền nói rằng, nếu yếu quá thì xin nghỉ đi! Nói như vậy để thấy, áp dụng chính sách này để nhân rộng phải thực sự khoa học, cần nghiên cứu để phổ quát hóa", ông Hồ nói.

Trả lời Dân trí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói, ông rất vui lòng thực hiện quy định mà ngành mới đặt ra về chế độ khoán kinh phí đi xe công từ 1/10. Một Tổng cục trưởng một Tổng cục lớn thuộc Bộ Tài chính cũng cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ và chấp hành quyết định của Bộ trưởng về khoán kinh phí đi xe công.

"Mặc dù có thể sắp tới có một số bất tiện nhất định nhưng tôi cũng thu xếp được. Có thể tôi sẽ đi xe Uber hoặc Taxi đi làm", ông này cho biết.

Về một số ý kến cho rằng khoảng cách tính từ nhà các Thứ trưởng đến cơ quan mà Bộ Tài chính xác định là không hợp lý, ví dụ từ khu đô thị Ciputra đến Bộ Tài chính là 15 km (được áp mức khoán 15.000 đ/km trên 2 chiều đi với 22 ngày/tháng, tương đương mức khoán 9,9 triệu đồng/tháng cho 3 vị Thứ trưởng), một cán bộ của Bộ Tài chính cho biết, khoảng cách đó là hoàn toàn chính xác, theo đồng hồ đo.

Nguyễn Tuyền

Dân trí

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 27/04/2024 02:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 27/04/2024 02:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 27/04/2024 02:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 27/04/2024 02:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 27/04/2024 02:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,233 16,253 16,853
CAD 18,228 18,238 18,938
CHF 27,206 27,226 28,176
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,095 31,105 32,275
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 156.48 156.63 166.18
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,217 2,337
NZD 14,797 14,807 15,387
SEK - 2,241 2,376
SGD 18,043 18,053 18,853
THB 632.05 672.05 700.05
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 27/04/2024 02:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 27/04/2024 02:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 27/04/2024 02:00