Tổng quan về cung và cầu của các nguồn năng lượng chính ở các quốc gia

14:00 | 27/07/2024

256 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào tháng 6/2024, Viện Năng lượng đã công bố Báo cáo thống kê năng lượng toàn cầu năm 2024. Báo cáo này cung cấp cái nhìn tổng quát về cung và cầu của các nguồn năng lượng chính ở các quốc gia.
Tổng quan về cung và cầu của các nguồn năng lượng chính ở các quốc gia
Một cảng xuất khẩu LNG ở Mỹ. Ảnh Reuters

Tổng quan

Nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu chỉ tăng 1 tỷ m3 vào năm 2023, tăng nhẹ 0,02%, gần như không vượt qua mức trước đại dịch COVID-19 năm 2019. Khí đốt tự nhiên duy trì tỷ lệ 29% trong tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch toàn cầu, nhưng tỷ lệ tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đã giảm 0,5% kể từ năm 2019.

Sản lượng khí đốt toàn cầu vẫn ổn định so với năm 2022, trong đó Mỹ tiếp tục là nước sản xuất lớn nhất, cung cấp khoảng 1/4 lượng khí đốt trên thế giới. Tuy nhiên, sản lượng ở châu Âu giảm khoảng 7%, còn Nga giảm 5%.

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu và châu Á giảm 30% so với mức cao kỷ lục năm 2022, trung bình khoảng 13 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh. Giá khí tự nhiên Henry Hub của Hoa Kỳ còn giảm mạnh hơn, giảm 60% xuống còn 2,5 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh, trở về mức trước đại dịch COVID-19.

Năm 2023, nguồn cung LNG đã đạt 549 m3 (tăng gần 2%). Từ năm 2013 - 2023, Mỹ tăng xuất khẩu LNG từ 0,2 m3 - 114 m3, đưa Mỹ trở thành nước cung cấp LNG hàng đầu thế giới, vượt qua Qatar và Úc. Nguồn cung của Mỹ tăng gần 10%, của Qatar giảm 2%. Nga giảm 2% xuất khẩu LNG và giảm 24% nguồn cung đường ống.

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã thúc đẩy nhu cầu LNG toàn cầu, tăng lần lượt 11 m3, 2,6 m3 và 7,6 m3. Ngược lại, nhập khẩu LNG sang Châu Âu và các nước Châu Á Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) giảm lần lượt 3 m3 và 11 m3.

Trung Quốc lấy lại vị thế là nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, tiếp theo là Nhật Bản và Hàn Quốc, tổng cộng chiếm khoảng 45% lượng LNG giao dịch toàn cầu. Tổng giao dịch khí đốt qua đường ống giảm khoảng 8% (35 m3) vào năm 2023, nhập khẩu qua đường ống của châu Âu giảm 26% (40 m3), chủ yếu do giảm 91% nguồn cung từ Nga.

Những quốc gia sản xuất hàng đầu

Tương tự như dầu thô, Mỹ là nước sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới vào năm 2023. Mỹ sản xuất 25,5% tổng lượng khí đốt toàn cầu vào năm 2023, vượt qua Nga và Iran.

Danh sách 10 quốc gia sản xuất khí đốt hàng đầu vẫn giống như năm trước. Ngoại trừ Trung Quốc có bước tiến lớn từ năm 2022 và có thể sớm đe doạ vị trí thứ 3 của Iran.

Những quốc gia tiêu thụ hàng đầu

Mỹ cũng duy trì vị trí dẫn đầu về tiêu thụ khí đốt tự nhiên, nhưng mức tăng từ năm 2022 chỉ là 0,8%.

Có sự thay đổi đáng kể trong danh sách 10 quốc gia tiêu thụ khí đốt hàng đầu. Mexico và Trung Quốc đã có bước nhảy vọt đáng kể so với năm ngoái, Vương quốc Anh rời khỏi danh sách nhường chỗ cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Tổng kết

Báo cáo Thống kê Năng lượng Toàn cầu 2024 cho thấy nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu tăng nhẹ, phản ánh sự phục hồi đang diễn ra sau đại dịch. Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu cả về sản xuất và tiêu thụ, gia tăng đáng kể trong xuất khẩu LNG, củng cố vị thế là nước cung cấp LNG hàng đầu thế giới.

Sự giảm sút nhu cầu và sản xuất khí đốt tự nhiên ở châu Âu, cùng với sự giảm mạnh trong nhập khẩu khí đốt từ Nga, đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh năng lượng của khu vực này. Trong khi đó, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, với sự dẫn dắt của Trung Quốc và Ấn Độ, đã trở thành khu vực chính về nhu cầu LNG toàn cầu.

Những xu hướng này cho thấy tính năng động của thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu, bị ảnh hưởng bởi những chuyển biến địa chính trị, tiến bộ công nghệ và sự thay đổi trong thói quen tiêu thụ. Trong tương lai, việc hiểu rõ những thay đổi này sẽ rất quan trọng đối với các bên liên quan trong ngành năng lượng.

Những thay đổi đột ngột trong đánh giá cung và cầu dầu mỏNhững thay đổi đột ngột trong đánh giá cung và cầu dầu mỏ
Phân tích động thái giảm cực sâu giá dầu thô của Ả Rập Xê-útPhân tích động thái giảm cực sâu giá dầu thô của Ả Rập Xê-út

Nh.Thạch

AFP