Sẽ ghép đầu người ở Việt Nam?

08:43 | 14/01/2016

1,330 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ghép đầu người ngỡ rằng chỉ có trong truyện khoa học viễn tưởng hoặc trong trí tưởng tượng phong phú của con người. Nhưng hóa ra đây là mục tiêu thực sự của ngành y khi ghép đầu người ngày với thân thể người kia để khẳng định sự phát triển đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật ghép bộ phận cơ thể người. Nếu ca ghép này thành công, sẽ mở ra một cơ hội có thể nói không có gì sánh bằng về sự sống đối với những người chết não.
se co nguoi dau ngo minh so [VIDEO] Cấy ghép đầu người ở Việt Nam: Có khả thi?
se co nguoi dau ngo minh so Việt Nam chuẩn bị ghép đầu người

Ghép... đầu người

Tại Hội thảo chuyên đề về hiến ghép tạng vừa qua, GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Bộ Y tế, Phó giám đốc bệnh viện Việt – Đức đã cho biết, tháng 12/2017, nếu không có gì thay đổi, lần đầu tiên trong lịch sử y học sẽ diễn ra ca ghép đầu tại Trung Quốc do bác sĩ người Ý Sergio Canavero và bác sĩ Nhâm Hiểu Bình của Trung Quốc cùng ê kíp khoảng 150 bác sĩ thực hiện. Người hiến tặng đầu là anh Valery Spiridonov, 30 tuổi, người Nga, bị hội chứng di truyền Werdnig Hoffmann hiếm gặp nên liệt toàn thân từ cổ xuống, cơ thể bị tổn thương do chấn thương tủy, ung thư, teo cơ; chỉ có mỗi bộ não còn nguyên vẹn, minh mẫn.

se co nguoi dau ngo minh so
Anh Valery Spiridonov, người hiến tặng đầu

Nếu nhìn hình thức của anh Valery Spiridonov, thì đúng là sự sống chỉ thể hiện ở mỗi đầu cùng với khuôn mặt, còn cơ thể teo tóp, biến dạng... Phát biểu với báo giới, anh Spiridonov chia sẻ, dù biết ghép đầu có rất nhiều rủi ro, thậm chí là tử vong nhưng anh vẫn mạo hiểm để đổi lấy một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn và linh hoạt hơn cơ thể “bất di bất dịch” mà anh đã mang 30 năm nay.

Còn về người hiến tặng thân thể, theo dự đoán đó là một tử tù ở Trung Quốc. GS.TS Trịnh Hồng Sơn cho rằng đối  với việc ghép đầu, thì cả người hiến tặng thân thể và hiến tặng đầu đều là những người “cho” nhưng cũng là “nhận”, chứ không đơn thuần chỉ là nhận hoặc là cho riêng biệt như các bệnh nhân ở ghép tạng  khác.

Ca ghép đầu thực hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc sang năm theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn sẽ phải trải qua quá trình phẫu thuật và ghép cực kỳ phức tạp. Trước hết phải cắt đầu của người hiến tặng bằng một lưỡi dao cực sắc, được dự đoán bằng kim cương. Sau đó làm lạnh đầu đồng thời bơm ô xy lên não liên tục thông qua ống silicone để “nuôi dưỡng”, bảo vệ não. Với người nhận, cũng phải thực hiện cắt đầu nhưng trên thân não để tim vẫn đập và bơm máu nuôi cơ thể. TS Trịnh Hồng Sơn khẳng định: “Trong quá trình phẫu thuật, một trong những vấn đề khó khăn nhất chính là các bác sĩ phải làm thế nào để tách đầu ra khỏi cơ thể người hiến tặng mà vẫn duy trì được sự sống, tránh bị chết não”.

Sau khi cắt đầu xong, các bác sĩ tiến hành ghép với các kỹ thuật nối những dây thần kinh ở đầu với cơ thể, nối mạch máu, cơ, da, kết nối cột sống… Nhưng quan trọng nhất là nối dây thần kinh tủy sống. Nếu phẫu thuật này thành công có thể khẳng định phần lớn là kỹ thuật ghép thành công. Ghép xong, “chiếc đầu trên cơ thể mới” phải được theo dõi, chăm sóc để xem chúng có “chấp nhận” nhau không hay thải loại nhau.

se co nguoi dau ngo minh so
Bác sĩ Ý Sergio Canavero, người thực hiện ghép đầu

GS.TS Trịnh Hồng Sơn cho hay, trước khi thực hiện ca ghép đầu  này, tính đến thời điểm hiện tại, kỹ thuật ghép đã được thử nghiệm trên 1000 con chuột. Tuy nhiên, 1000 con chuột ấy chỉ sống khoảng vài phút với các hoạt động thở, nhìn, uống nước sau khi ghép. Chính vì vậy, ca ghép đầu  thực hiện vào cuối sang năm được đánh giá là nhiều rủi ro, thậm chí trong giới y khoa có người còn cho rằng phi đạo đức khi biết trước có nhiều rủi ro như vậy.  GS Harry Goldsmith, chuyên gia phẫu thuật thần kinh tại trường ĐH ở bang California, Mỹ nhận định: “Khả năng thành công của cấy ghép đầu người là rất thấp”. Một bác sĩ Mỹ khác thì cho rằng cuộc sống sau ghép của bệnh nhân sẽ còn tồi tệ hơn so với lúc chưa được ghép. 

Tuy nhiên, bác sĩ Canavero, người đã dành 30 năm nghiên cứu về cấy ghép đầu người, trấn an rằng kế hoạch chỉ được thực hiện khi các bác sĩ và chuyên gia chắc chắn tỉ lệ thành công là 99%. Và để thực hiện ca ghép đầu người này, ông cùng bác sĩ Nhâm Hiểu Bình đã mất 2 năm xây dựng kế hoạch và chuẩn bị chi tiết cũng như các tính toán khoa học cho quá trình phẫu thuật ghép đầu. Thậm chí hai bác sĩ chính thực hiện ca ghép còn hy vọng, họ sẽ giành giải Nobel về y khoa cho kỹ thuật ghép đầu.

Dự kiến, ca ghép đầu thực hiện trong 2 ngày và chi phí khoảng 13 triệu đô la.

Theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn, nếu ca ghép đầu người trên thế giới thành công vào năm 2017, Việt Nam sẵn sàng mời ê-kíp này sang thực hiện nếu người nào có nhu cầu. Ông Sơn nói: “Chúng tôi hiện đang theo dõi sự chuẩn bị và quá trình thực hiện ca ghép. Nếu ca ghép thành công và nếu trong nước có nhu cầu, chúng tôi sẵn sàng mời ê-kíp của ca ghép này đến Việt Nam”.

Nguồn tạng khan hiếm

Với khả năng làm chủ nhiều kỹ thuật ghép tạng, trong đó ghép tim, gan… thuộc hàng phức tạp bậc nhất, Việt Nam cũng đã làm được nên kỹ thuật ghép đầu, khả năng các chuyên gia đầu ngành trong nước có thể thực hiện là điều nằm trong tầm tay, dù cần thời gian và cần có sự chuyển giao. Tuy nhiên, khó khăn nhất trong việc ghép bộ phận cơ thể người hoặc tạng, được các bác sĩ xác định chính là nguồn cơ thể hiến tặng.

se co nguoi dau ngo minh so
Bệnh nhân được ghép tim tại Việt Nam vừa qua

PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc BV Việt Đức khẳng định: “Hầu hết các kỹ thuật ghép tạng khó của thế giới, Việt Nam đều đã thực hiện được, kinh phí lại rẻ hơn nhiều lần. Thậm chí, có những kỹ thuật ghép tạng đã trở thành thường quy ở các cơ sở y tế. Thế nhưng khó khăn nhất hiện nay vẫn là khan hiếm nguồn tạng hiến, trong khi nhu cầu rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng”.

Tính đến nay, cả nước đã có 3.542 người đăng ký hiến tạng, trong đó 57,9% là nam giới. Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cho biết hiện nay, cả nước có hơn 6.000 người chờ ghép thận; 300.000 người mù chờ ghép giác mạc. 1.500 người chờ ghép tim. Đây là số người chờ ghép ở các BV, còn thực tế lớn hơn rất nhiều. Đến nay, cả nước chỉ mới ghi nhận khoảng 1.200 trường hợp hiến tạng chủ yếu từ người sống để thực hiện hơn 1.100 ca ghép thận, 48 ca ghép gan, 13 ca ghép tim. Trong khi đó, số người chết não vì tai nạn hiến tạng chỉ vài chục ca, dù hằng năm có hàng ngàn người qua đời.

Ở BV Việt Đức, mỗi năm có gần 500 ca chết não nhưng trong 5 năm qua, BV chỉ vận động được 26 người chết não hiến tạng. 26 người hiến đã cứu được 11 bệnh nhân suy tim, 22 người suy gan và 50 người suy thận. Theo ông Phúc, cái khó hiện nay là làm sao để các gia đình thấy rõ ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp của việc hiến tạng, từ đó có sự sẻ chia trách nhiệm với cộng đồng.

Có thể nói nếu ca ghép đầu vào cuối năm sau thành công sẽ đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của y học thế giới, mang lại hy vọng sống kỳ diệu cho những người chết não. 

Xuân Bách

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

(PetroTimes) - Nằm sâu 450m dưới lòng đất đảo Olkiluoto (Phần Lan), Onkalo - hệ thống lưu trữ và xử lý chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới sắp hoàn thành...