Lại lũng đoạn giá sữa

10:35 | 06/03/2014

1,010 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong tuần này, 5 đoàn thanh tra của Bộ Tài chính sẽ kiểm tra 5 doanh nghiệp sữa chiếm thị phần lớn nhất là Mead Johnson, Nestle Việt Nam, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Friesland Campina và Công ty CP dinh dưỡng 3A để làm rõ việc tuân thủ quy định về quản lý giá.

Bởi thời gian qua, giá sữa tăng tới mức chóng mặt, làm bất ổn thị trường trong khi đây là mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa bình ổn giá. Vậy vì sao một số doanh nghiệp có thể làm được như vậy?

Đua nhau đẩy giá

Khảo sát thị trường trong những ngày này cho thấy nếu trước thời điểm tăng giá, sữa Nan AH loại 400g chỉ bán khoảng 184 nghìn đồng/hộp thì đến nay đã tăng xấp xỉ 10 nghìn đồng/hộp, Nan 1 Pro, loại 400g, tăng từ 222 nghìn đồng lên 233 nghìn đồng/hộp. Nhưng cao nhất có thể nói là Nan số 3 hộp 900g đã tăng từ 374 nghìn đồng lên 427 nghìn đồng/hộp.

Một số nhãn sữa khác như Frisolac Gold 1 và Frisolac 2 sau khi tăng giá thì giá hiện tại là 255 nghìn đồng/hộp loại 400g, 540 nghìn đồng/hộp loại 900g, Frisolac Gold 3 235 nghìn đồng/hộp loại 400g, gần 500 nghìn đồng/hộp loại 900g.

 Điều đáng nói là tất cả những dòng sản phẩm tăng giá đợt này đều của 4 công ty thuộc hàng lớn nhất trên thị trường như công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam, công ty CP Sữa Việt Nam, công ty Nestle Việt Nam và công ty Mead Johnson Nutrition Việt Nam. Đáng  chú ý là chỉ có công ty Mead Johnson được Cục Quản lý giá chấp nhận cho tăng giá do đưa ra được những lý do thuyết phục và tờ khai hải quan chứng minh được giá nhập khẩu tăng 12,6-12,8%.

Giá sữa tăng làm người mua “chóng mặt”.

Còn lại những hãng sữa khác đang trong thời gian giải trình do không đưa ra được những lý do phù hợp như tăng giá nhân công, tăng phí vận chuyển, tăng giá thu mua sữa tươi của nông dân (Vinamilk tăng 22%). Như vậy có thể hiểu chưa được phép tăng giá, đặc biệt là đối với công ty Nestle Việt Nam bởi trong văn bản giải trình ngày 12-2-2014, Nestle Việt Nam không tính được mức lạm phát 6,6% đã tác động đến các yếu tố hình giá của sản phẩm như thế nào.

Hơn thế, với các chi phí như vận chuyển, nhập khẩu, nhân công, Nestle dự kiến tăng - xin nhấn mạnh là dự kiến tăng từ 10-12,8% chứ trong thực tế chưa tăng cho nên không thể tăng giá sữa ngay được. Vậy mà bất chấp quyết định của Cục Quản lý giá, Nestle vẫn tăng giá như không hề có chuyện gì xảy ra đến nỗi sau khi nghe báo chí phản ánh, Cục Quản lý giá phải cảnh báo bằng cách gửi công văn đến Nestle Việt Nam ngày 24/2 nói rõ: “Trường hợp công ty chưa giải trình, bổ sung đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu của Cục Quản lý giá thì đề nghị công ty thực hiện bán theo mức giá trước khi kê khai”.

Ngay cả khi đã có công văn này, Nestle vẫn cố tình lờ đi và trưởng bộ phận Đối ngoại và pháp lý của Nestle Việt Nam – ông Vũ Quốc Tuấn đã trả lời báo chí như thế này: “Theo chúng tôi hiểu thì đó không phải là công văn yêu cầu dừng việc tăng giá. Còn nếu Bộ Tài chính hiểu rằng công văn đó giống như lệnh cấm tăng giá thì… chúng tôi không biết”.

Từ quy định bất cập…

Vậy tại sao đại diện công ty Nestle Việt Nam có thể trả lời một cách bình thản và ngang nhiên đối với việc tăng giá của Nestle khi chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý như vậy? Có thể nói trước hết, chính là do cơ chế quản lý không rõ ràng, minh bạch, lại còn bất cập cùng với hiệu quả quản lý của các cơ quan thẩm quyền hiện nay.

Ngay như TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, Bộ Tài chính cũng nhận định: “Với những diễn biến đang diễn ra với giá sữa, có thể thấy đây là vấn đề của câu chuyện quản lý”.

Đầu tiên là cách phân chia để quản lý sữa giữa các cơ quan hữu trách hiện nay cho thấy rõ một sự bất cập, cụ thể: Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính thì quản lý về giá sữa, còn thị trường sữa lại do Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương quản lý.

Quản lý giá sữa bán  lẻ là “vấn đề” của cơ quan hữu trách.

Trong khi đây là hai yếu tố không thể tách rời nhau, thậm chí tạo nên thị trường. Bởi không có giá thì không thể tạo nên thị trường thông qua hình thức cung - cầu. Không có thị trường thì giá không tồn tại. Thế mà phương thức quản lý lại tách rời hai lĩnh vực này để quản lý riêng biệt. Điều đó nhận định như TS Vũ Đình Ánh dễ dẫn đến bất cập nếu giữa hai cơ quan không có tiếng nói chung và thực tế đã diễn ra như vậy.

Thứ hai là phương thức quản lý giá sữa trên cơ sở đăng ký giá, theo như PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả, Bộ Tài chính khẳng định thì vẫn không thể giải quyết được sự tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là trong hoàn cảnh không có Nghị định nào về quản lý, kinh doanh sữa. Do đây là mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa bình ổn như đã nói chỉ chịu điều tiết chung, quy định chung của Luật Giá mà Nhà nước không thể can thiệp, trừ khi trường hợp có dấu hiệu độc quyền, vi phạm Luật Cạnh tranh…

Nếu như việc hướng dẫn thi hành Luật Giá chặt chẽ, kín nhẽ sẽ không tạo kẽ hở cho doanh nghiệp “lách” luật để tăng giá một cách bất hợp lý. Chính trường hợp Nestle Việt Nam là một ví dụ.

Ông Vũ Quốc Tuấn, đại diện của doanh nghiệp đã trả lời báo chí về việc tăng giá: “Chúng tôi đã tuân thủ đúng điều 16, Nghị định 177 hướng dẫn về Luật giá, tuân thủ đúng quy trình kê khai giá tới Bộ Tài chính…”. Thực tế thì câu trả lời của ông Tuấn không có gì sai vì theo quy trình kê khai giá, điều 16 Nghị định 177 quy định: “Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá thực hiện kê khai giá bằng việc gửi thông báo mức giá kê khai đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo kê khai giá trước khi định giá, điều chỉnh giá ít nhất 5 ngày”.

Mặc dù, cơ quan có quyền thẩm định là Cục Quản lý giá trong 5 ngày ấy có ý kiến, đề nghị phải giải trình, bổ sung hồ sơ, thủ tục… Nhưng đề nghị ấy, không có nghĩa là bắt buộc doanh nghiệp phải ngừng tăng giá bởi không có một quy định nào cụ thể cho thấy trong thời gian giải trình thì không được phép tăng giá.

Mà đó chỉ là “ngầm” hiểu với nhau như vậy. Nhưng đã là Luật thì không thể hiểu “ngầm” hay bắt doanh nghiệp nghiễm nhiên phải hiểu mà phải có “giấy trắng mực đen”, nhất là đối với những doanh nghiệp… cố tình không hiểu. Cho nên có thể thấy vì sao Cục Quản lý giá chỉ “đề nghị” Nestle bán theo mức giá trước khi kê khai” chứ không thể bắt buộc thực hiện. Do đó, nói Nestle Việt Nam sai cũng đúng mà không sai cũng đúng!

… Đến buông lơi thả lỏng

Cùng với những cơ sở nền tảng như phân chia quản lý, Luật Giá… còn nhiều bất cập thì công tác quản lý của các cơ quan hữu trách có những mặt chưa thực sự hiệu quả như giá nhập khẩu (có hiện tượng chuyển giá, liên kết tăng giá), phí lưu thông, chiết khấu…

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cho biết: “Việc kiểm soát giá thành sữa nguyên liệu, sữa bột, sữa hoàn nguyên… còn rất lỏng lẻo, phần lớn là do doanh nghiệp  chủ động khai báo. Nếu lấy lý do sữa nguyên liệu nhập về tăng giá để đẩy giá thành lên thì các doanh nghiệp giải thích sao với việc trước đây, nhiều thời điểm giá nguyên liệu giảm mà giá bán ra không hạ, thậm chí vẫn tăng. Hoặc có doanh nghiệp cũng nhập khẩu sữa ngoại nhưng không tăng giá. Đây là sự thiếu minh bạch và có dấu hiệu độc quyền”.

Cả sữa nội lẫn ngoại đều tăng giá.

Ngay ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cũng thừa nhận, đại ý: Kiểm soát giá sữa bán lẻ là một vấn đề khó của cơ quan quản lý bởi khi kê khai giá với Cục Quản lý giá, doanh nghiệp chỉ kê khai giá bán buôn cho các nhà phân phối. Còn giá bán lẻ lại do các nhà phân phối quyết định. Giá này mặc dù biết chênh lệch thường ở mức 30-40% so với giá bán buôn nhưng vì tồn tại trên cơ sở quyền tự do về giá, quyền cạnh tranh về giá của doanh nghiệp nên để quản lý cũng không đơn giản.

Nói chung, về sữa còn rất nhiều vấn đề nữa trong công tác quản lý cần phải bàn, cả chuyện buông lơi thả lỏng của cơ quan hữu trách. Đơn cử có rất nhiều vấn đề liên quan đến sữa nhưng ngay cả lãnh đạo Cục Quản lý giá không nắm được như thị phần, số lượng doanh nghiệp kinh doanh sữa...

Với cách quản lý như vậy dễ cho thấy vì sao giá sữa có thể bị lũng đoạn không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai và chưa biết khi nào có thể giải quyết được. Vì đến nay chưa có giải pháp nào “dài hơi”, hữu hiệu từ phía nhà chức trách. Cuối cùng, chỉ có người tiêu dùng là thiệt thòi mà lại khó có lựa chọn nào khác.

Tú Anh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC HCM 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 ▲1250K 75,450 ▲1250K
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 ▲1250K 75,350 ▲1250K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Cập nhật: 26/04/2024 21:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
TPHCM - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Hà Nội - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Hà Nội - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Đà Nẵng - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Đà Nẵng - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Miền Tây - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Miền Tây - SJC 83.000 ▲1000K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 ▲800K 74.500 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 ▲600K 56.030 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 ▲460K 43.730 ▲460K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 ▲330K 31.140 ▲330K
Cập nhật: 26/04/2024 21:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 ▲80K 7,590 ▲80K
Trang sức 99.9 7,375 ▲80K 7,580 ▲80K
NL 99.99 7,380 ▲80K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
Miếng SJC Thái Bình 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Miếng SJC Nghệ An 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Miếng SJC Hà Nội 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Cập nhật: 26/04/2024 21:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 ▲1000K 85,200 ▲900K
SJC 5c 83,000 ▲1000K 85,220 ▲900K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 ▲1000K 85,230 ▲900K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 ▲700K 75,500 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 ▲700K 75,600 ▲700K
Nữ Trang 99.99% 73,700 ▲800K 74,700 ▲700K
Nữ Trang 99% 71,960 ▲693K 73,960 ▲693K
Nữ Trang 68% 48,451 ▲476K 50,951 ▲476K
Nữ Trang 41.7% 28,803 ▲292K 31,303 ▲292K
Cập nhật: 26/04/2024 21:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,249 16,269 16,869
CAD 18,228 18,238 18,938
CHF 27,226 27,246 28,196
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,549 3,719
EUR #26,278 26,488 27,778
GBP 31,124 31,134 32,304
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 157.32 157.47 167.02
KRW 16.22 16.42 20.22
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,223 2,343
NZD 14,817 14,827 15,407
SEK - 2,247 2,382
SGD 18,053 18,063 18,863
THB 632.7 672.7 700.7
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 21:00