Đẩy mạnh việc đưa HS, SV năm cuối đến doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất

18:45 | 14/03/2022

123 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Để phục hồi kinh tế, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đề nghị các trường trung cấp, cao đẳng đẩy mạnh hoạt động hợp tác để đưa học sinh, sinh viên (HS, SV) năm cuối đến doanh nghiệp thực hành, thực tập, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Đẩy mạnh việc đưa HS, SV năm cuối đến doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên trước khi đến thực tập, làm việc tại doanh nghiệp

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường mới. Để duy trì ổn định hoạt động đào tạo trong các nhà trường, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp cho phục hồi kinh tế, Tổng cục GDNN đề nghị các trường tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để đưa HS, SV năm cuối đến doanh nghiệp thực hành, thực tập và tham gia vào các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, Tổng cục GDNN đưa ra các giải pháp là các trường lựa chọn doanh nghiệp đối tác có các điều kiện phù hợp về nhu cầu sử dụng lao động, ngành nghề, địa điểm sản xuất, kinh doanh và các điều kiện đảm bảo chất lượng cho việc thực hành, thực tập để phối hợp liên kết đào tạo, đưa HS, SV năm cuối đến thực hành, thực tập theo hình thức vừa học, vừa làm.

Việc tổ chức thực hành, thực tập tại doanh nghiệp được thực hiện linh hoạt nhưng phải đảm bảo đúng quy định và bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo. Các nội dung lý thuyết được thực hiện ở trường, thực hiện trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến và trực tiếp hoặc thực hiện trực tiếp tại doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện cho giảng dạy.

Thời gian thực hành, thực tập sản xuất tại doanh nghiệp do nhà trường thống nhất với doanh nghiệp trong hợp đồng liên kết đào tạo. Việc tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp có thể được thực hiện tại doanh nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng, và tuân thủ quy trình tổ chức thi theo quy định.

Đối với chương trình đào tạo được thực hiện theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ, trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, khi học sinh, sinh viên đã tích lũy đủ số mô đun, tín chỉ theo quy định của chương trình, các trường tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ngay cho người học để đảm bảo quá trình làm việc của HS, SV tại doanh nghiệp không bị gián đoạn.

Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng cho hay, giải pháp cung ứng lao động kỹ năng là sinh viên năm cuối của các trường nghề sẽ từng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, năm 2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phấn đấu tuyển sinh mới khoảng 2,2 triệu người, góp phần nâng tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ lên 27-27,5% vào cuối năm.

Theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Phạm Thị Hường, thời gian qua, nhà trường đã đưa gần 1.000 sinh viên đi thực tập tại nhiều doanh nghiệp, chiếm gần 30% HS, SV, học viên đang theo học tại trường.

Phú Văn

Đào tạo thí điểm 4.800 nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0Đào tạo thí điểm 4.800 nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0
Doanh nghiệp đồng hành đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệpDoanh nghiệp đồng hành đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên có hoàn cảnh khó khănHỗ trợ việc làm cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Thay đổi tư duy về đào tạo nghềThay đổi tư duy về đào tạo nghề

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

(PetroTimes) - Không chỉ được ưu ái với thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, Bình Định còn ghi dấu với loạt câu chuyện lịch sử, văn thơ và nền văn hóa độc đáo...