Xử lý ô nhiễm không khí dưới góc độ kinh tế

13:00 | 29/02/2020

512 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề nóng bởi không chỉ tác động xấu đến môi trường sống, sức khỏe con người mà còn gây thiệt hại lớn cho cả nền kinh tế. Đặc biệt, Việt Nam đang tồn tại những “điểm đen” ô nhiễm là các khu vực đô thị và bị xếp trong danh sách 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới. Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với PGS.TS Đinh Đức Trường, Trưởng Khoa Môi trường - Biến đổi khí hậu và đô thị, Đại học Kinh tế quốc dân.  

PV: Thưa ông, chất lượng không khí ở Hà Nội đang được đánh giá là rất xấu. Dường như đây cũng là tình trạng chung của ô nhiễm môi trường tại Việt Nam?

xu ly o nhiem khong khi duoi goc do kinh te
Ông Đinh Đức Trường

PGS.TS Đinh Đức Trường: Nếu đánh giá về ô nhiễm không khí theo cách tính EPI (Chỉ số hiệu quả môi trường - Environmental performance index) và được công bố hằng năm bởi Trung tâm nghiên cứu chính sách và môi trường, Đại học Yale (Mỹ), năm 2018, Việt Nam xếp thứ 132/180 nước trên thế giới với số điểm 46,96. EPI tổng hợp 10 chỉ số thành phần nhỏ hơn và được chia thành 2 nhóm cơ bản: Chỉ số sức khỏe môi trường và chỉ số bền vững về hệ sinh thái. Hai nhóm này đều có chỉ số liên quan đến ô nhiễm không khí. Việt Nam xếp thứ 159 thế giới ở một nhóm và ở nhóm còn lại xếp thứ 161 thế giới, đều là vị trí rất thấp.

PV: Theo ông, vì sao chất lượng không khí của Việt Nam ngày càng xấu đi?

PGS.TS Đinh Đức Trường: Chúng ta từng nghe lý giải nhiều nguyên nhân như là tình trạng cháy rừng lan sang từ Indonesia và các nước xung quanh làm không khí của Việt Nam ô nhiễm. Sau đó, do đốt rơm rạ, than tổ ong và cả do thời tiết khiến không khí của chúng ta bị ảnh hưởng xấu. Không thể phủ nhận đó là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Tuy nhiên nhìn từ góc độ kinh tế, chúng tôi thấy rằng ô nhiễm không khí do 3 nguyên nhân cơ bản.

Thứ nhất, ô nhiễm không khí chính là do cấu trúc, hình dạng mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và trong một khoảng thời gian dài, GDP tăng trưởng khoảng 6,5-7%/năm. Tuy nhiên, nhìn vào cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, có hai đặc trưng rất rõ là thâm dụng tài nguyên và phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).

Cụ thể, đặc trưng thâm dụng tài nguyên cho thấy, khai thác và xuất khẩu của Việt Nam đóng góp cho GDP khoảng 13%, đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 20-25%. Tuy nhiên, việc bám vào nhân tố tăng trưởng này trong một khoảng thời gian dài cho thấy sự không bền vững. Một giáo sư Nhật Bản là cố vấn chính sách cho Chính phủ Việt Nam về công nghiệp đã phát hiện ra rằng, Việt Nam qua một thời gian rất dài vẫn ở giai đoạn sản xuất công nghiệp đơn giản, đặc trưng của giai đoạn sản xuất này là phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta chưa lên được nấc thang cao hơn như các nước Malaysia, Indonesia...

Theo số liệu mà tôi có, tiêu thụ năng lượng của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014 tăng khoảng 12-13%/năm, trong khi tăng trưởng chỉ 6,5%. Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng tiêu thụ năng lượng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hay nói cách khác là tiêu thụ năng lượng trên 1 đơn vị tăng trưởng kinh tế càng ngày càng cao hơn, chứng tỏ chúng ta sử dụng năng lượng không hiệu quả. Và, nếu nhìn vào cấu trúc năng lượng sử dụng của Việt Nam, các năng lượng liên quan đến nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 93-95% tổng năng lượng sử dụng ở Việt Nam và gần như không thay đổi nhiều theo thời gian, như năm 2015 chiếm khoảng 96%, năm 2020 chiếm khoảng 93%. Có một điểm rất nguy hiểm, đó là nhiệt điện than của Việt Nam trước đây chỉ chiếm 36% nhưng bây giờ càng ngày càng tăng. Nhiệt điện than đương nhiên sẽ gắn với chất lượng không khí. Chính vì vậy, phát thải các chất ô nhiễm ở Việt Nam tăng lên rất mạnh theo thời gian.

xu ly o nhiem khong khi duoi goc do kinh te
Xử lý ô nhiễm không khí dưới góc độ kinh tế

PV: Còn đặc trưng thứ hai của cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, thưa ông?

PGS.TS Đinh Đức Trường: Nét đặc trưng thứ hai, theo giới chuyên môn, là “thiên đường ô nhiễm”.

Hiện nay FDI là một khu vực tăng trưởng rất mạnh và đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp chủ yếu cho xuất khẩu... Nhưng song song với đó là quá trình chuyển dịch ô nhiễm từ các quốc gia công nghiệp phát triển sang các nước đang hoặc chậm phát triển. Bởi những nước phát triển có một hệ thống tiêu chuẩn pháp lý rất cao, từ đó phát sinh ra các chi phí rất lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quốc gia như Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn thấp, giám sát lỏng lẻo, vì vậy chi phí của doanh nghiệp cho môi trường nhỏ hơn. Do đó, doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam để tiết kiệm chi phí. Trong kinh tế, người ta gọi đó là “định đề về thiên đường ô nhiễm”.

Cách đây không lâu, chúng tôi có một nghiên cứu chứng tỏ mối tương quan giữa tốc độ tăng FDI của Việt Nam và sự gia tăng chất thải của Việt Nam. Chẳng hạn, tăng FDI thì các chất thải, tiêu thụ năng lượng và đặc biệt các chất liên quan đến khí thải cũng tăng. Những ngành thu hút nhiều FDI hiện nay của Việt Nam chủ yếu là các ngành chế biến chế tạo, thép, xi măng, khai khoáng, hóa chất, giấy..., tức là những ngành sử dụng nhiều năng lượng và thải ra nhiều chất làm ô nhiễm. Đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí mà chúng tôi phát hiện ra.

PV: Thưa ông, ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm không khí nói riêng gây thiệt hại như thế nào đối với nền kinh tế?

PGS.TS Đinh Đức Trường: Có nhiều cách đo thiệt hại kinh tế, hay theo giới chuyên môn gọi là lượng giá thiệt hại của ô nhiễm không khí.

Tại Việt Nam, chúng tôi đo thiệt hại kinh tế bằng cách lượng giá tổn thất của phúc lợi để ra thiệt hại kinh tế, tức là đo mức chi trả của xã hội cho những trường hợp tử vong và những trường hợp liên quan đến rủi ro do ô nhiễm không khí. Ví dụ về con số tử vong do ô nhiễm không khí ở Việt Nam: Năm 2018 có 71 nghìn người chết do liên quan đến ô nhiễm, trong đó có 50 nghìn người chết do ô nhiễm không khí. Số người chết do ô nhiễm không khí ở Việt Nam cao hơn gấp 5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông. Từ cách tính đó, chúng tôi đã tính ra được thiệt hại do ô nhiễm không khí của Việt Nam cho toàn bộ nền kinh tế rơi vào khoảng 10,7-13,6 tỉ USD, tương đương 4,45-5,64% GDP của Việt Nam (năm 2018). Con số này khá sát với con số công bố của Ngân hàng Thế giới (WB).

PV: Là một nhà nghiên cứu, theo ông, chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm không khí nói riêng, đồng thời giảm thiệt hại về kinh tế?

PGS.TS Đinh Đức Trường: Ô nhiễm không khí về bản chất kinh tế là sự thất bại của thị trường và nó thể hiện ở một số vấn đề:

Thứ nhất là ngoại ứng, tức là hoạt động của một chủ thể, trong quá trình vận hành tạo ra tác động, ảnh hưởng cho một chủ thể khác, tạo ra chi phí cho một chủ thể khác và chi phí đó không được phản ánh trong giá cả thị trường và nó gây sai lệch cho thị trường.

Thứ hai là không khí gồm nhiều thuộc tính của hàng hóa công cộng, nghĩa là khó loại trừ ai đó ra khỏi việc tiêu dùng, khó loại trừ ai đó ra khỏi việc phát thải, hay nói cách khác là người ta sẵn sàng thải vào không khí (vì khó loại trừ) để giảm bớt chi phí.

Thứ ba, ô nhiễm không khí còn do sự bất đối xứng thông tin, nghĩa là thông tin không được cân xứng giữa các đối tượng khác nhau trong xã hội. Ví dụ, tôi là người thải ra chất gây ô nhiễm, tôi biết được thông tin thải ra như thế nào với khối lượng, chất lượng ra sao... Nhưng xã hội không biết được thông tin đó. Thông tin bất đối xứng cũng làm cho tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Bởi chỉ khi nào thông tin cân xứng thì lúc đó người ta mới thay đổi được hành vi. Chúng ta phải làm giảm sự bất đối xứng thông tin.

Từ ba vấn đề trên, dưới góc độ kinh tế, chúng tôi đề xuất những nguyên nhân ô nhiễm có nguồn gốc kinh tế thì sẽ giải quyết được bằng công cụ kinh tế, các biện pháp kinh tế.

Về dài hạn, căn nguyên cốt lõi ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là do mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần có cách thức điều chỉnh mô hình tăng trưởng một cách hợp lý hơn theo mục tiêu chuyển từ GDP truyền thống sang GDP xanh. Điều này thực ra đã thể hiện trong Nghị định 97/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, đưa GDP xanh vào chỉ tiêu chính thức của kinh tế, xã hội. Trong tái cấu trúc nền kinh tế phải có cách thức, phải có tầm nhìn, trong đó cần quan tâm đến những yếu tố khoa học công nghệ, con người - những yếu tố làm cho tăng trưởng bền vững và không gây ô nhiễm. Như vậy, chúng ta phải tái cấu trúc nhân tố tăng trưởng, tái cấu trúc ngành, tái cấu trúc định hướng thu hút FDI để có được FDI sạch. Cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở đô thị, vì ô nhiễm ở đây cũng do giao thông. Do đó, giải quyết ô nhiễm đô thị là giải quyết vấn đề hạ tầng và giải quyết vấn đề hạ tầng là cách vừa tăng năng suất của nền kinh tế vừa giảm ô nhiễm.

Một giải pháp nữa mà tôi muốn đề cập đến là tài chính. 10 nước có bầu không khí sạch nhất thế giới không phải tự nhiên mà có được mà có sự đầu tư tài chính. Thuế carbon hiện nay đang áp dụng ở rất nhiều các quốc gia. Thuế carbon là thuế đánh vào các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà quá trình sản xuất và tiêu thụ tạo ra carbon. Việt Nam ở góc độ nào đó cũng đã có thuế carbon như thuế với xăng dầu. Nhưng còn nhiều các ngành khác có carbon mà chưa bị đánh thuế (như điện, đốt khí) hay chưa chịu phí ô nhiễm không khí. Chúng ta có phí rác thải, phí nước thải... nhưng chưa có phí ô nhiễm không khí. Vấn đề này đã được đề xuất 10 năm rồi nhưng hiện nay vẫn chỉ nằm trên giấy. Tiếp nữa là chúng ta cần tăng phí bảo vệ môi trường. Hiện Chính phủ mới dành 1% ngân sách cho việc này là quá ít, trong khi ô nhiễm môi trường đang dần trở nên nghiêm trọng.

PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Biến chất thải thành nguồn lợi tài nguyên

xu ly o nhiem khong khi duoi goc do kinh te
Xử lý ô nhiễm không khí dưới góc độ kinh tế

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng chất lượng không khí ở các đô thị, làng nghề có chiều hướng suy giảm ở một số thời điểm. Ô nhiễm không khí gia tăng do lượng người ngày càng đông, xe cộ nhiều, xây dựng tăng lên. Tuy nhiên, ông Chinh cho rằng, đây mới là cảm tính, chưa khẳng định được một cách cụ thể, khoa học. Cần phải có một lộ trình đánh giá, đủ phương tiện kỹ thuật, đủ phương pháp khoa học để phân tích, tức là phải có căn cứ khoa học đủ độ tin cậy.

Ông Nguyễn Thế Chinh nói: “Để bảo vệ không khí, các cơ quan quản lý Nhà nước đã thực sự nỗ lực. Không phải đến bây giờ luật, nghị định mới đặt ra vấn đề giảm thiểu ô nhiễm không khí, mà từ năm 1988 đã có nội dung này trong các nghị quyết. Vấn đề là tại các đô thị, làng nghề, do quản lý, quy hoạch không tốt nên dẫn đến gia tăng ô nhiễm không khí. Để đánh giá ô nhiễm ở mức độ nào, ảnh hưởng ra sao, phải có kiểm định, có căn cứ khoa học chính xác, có thực chứng”.

Việc cần làm trước mắt, theo ông Nguyễn Thế Chinh, là giải quyết ngay việc ngăn bụi từ các xe chở vật liệu xây dựng trong nội thành, giảm bụi từ các công trình xây dựng. Để hạn chế bụi từ giao thông, ông Chinh đề xuất tiến hành việc rửa đường, phun sương, có thể tiến hành 2 lần/ngày vào sáng và tối.

Về giải pháp ngắn hạn, ông Chính khẳng định phải tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là ở địa phương. Cơ quan quản lý phải nghiêm túc hướng dẫn, yêu cầu người dân thực thi bảo vệ không khí nói riêng và môi trường nói chung đã được quy định trong luật và nghị định. Ông Chinh lấy ví dụ, tại Hà Nội, một xe chở cát, bụi tung dọc đường, tại sao không ai xử phạt? Xe đã quá hạn, phun khói sao không bị phạt?... Những hành vi này đều đã được quy định trong luật. Cùng với đó, phải giảm phương tiện giao thông cá nhân, có quy hoạch giao thông hợp lý để tránh tắc đường, tránh hình thành các vùng ô nhiễm. Người dân cũng phải nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi như không sử dụng bếp than tổ ong, không đốt rơm, rạ...

Về lâu dài, theo ông Chinh, nên áp dụng biện pháp vừa kết hợp kinh tế vừa giáo dục, vừa có công cụ kỹ thuật để giám sát. Ví dụ, đo được mức phát thải của nhà máy để quy ra mức phí phải nộp. Với một chiếc xe, căn cứ vào mức phát thải để thu phí. Nguyên tắc là phát thải càng nhiều, thu phí càng lớn.

Nhìn một cách tổng thể, cần cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, biến chất thải thành nguồn lợi tài nguyên. Đơn cử, thu bụi của nhà máy xi măng để lấy bột xi măng tái sử dụng; thu hồi khí CO2 từ nhà máy thải ra khí CO2 để bán cho nhà máy sản xuất đồ uống; khói bụi đen thu lại làm mực in... Cùng với đó, để cải thiện chất lượng không khí, cả chính quyền và doanh nghiệp, người dân đều phải chịu trách nhiệm. Trong việc này, Việt Nam có thể học bài học của Singapore hay Trung Quốc.

Tú Anh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 27/04/2024 06:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 27/04/2024 06:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 27/04/2024 06:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 27/04/2024 06:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 27/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,233 16,253 16,853
CAD 18,228 18,238 18,938
CHF 27,206 27,226 28,176
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,095 31,105 32,275
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 156.48 156.63 166.18
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,217 2,337
NZD 14,797 14,807 15,387
SEK - 2,241 2,376
SGD 18,043 18,053 18,853
THB 632.05 672.05 700.05
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 27/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 27/04/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 27/04/2024 06:00