Một phụ nữ bị sốc phản vệ nặng vì tự ý truyền dịch ở nhà

15:42 | 28/09/2018

346 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Một phụ nữ thấy mệt đã ra hiệu thuốc mua chai dịch và về nhà nhờ người truyền. Sau đó bà đã bị sốc phản vệ nặng, phải đi cấp cứu BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh.  
mot phu nu bi soc phan ve nang vi tu y truyen dich o nhaBệnh nhân đột quỵ: Đừng để muộn giờ vàng
mot phu nu bi soc phan ve nang vi tu y truyen dich o nhaNgười mắc bệnh mãn tính cẩn thận với cúm mùa
mot phu nu bi soc phan ve nang vi tu y truyen dich o nhaKiểm soát đường huyết hiệu quả, giúp ngăn ngừa biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường

BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh vừa tiếp nhận bệnh nhân là bà Vũ Thị B., 56 tuổi ở Phú Thứ, Kinh Môn, Hải Dương trong trình trạng sốc phản vệ độ III, tiên lượng nặng.

Theo người nhà kể lại, thấy trong người mệt mỏi, bà B. đã ra hiệu thuốc mua 1 chai dịch và nhờ người truyền hộ. Sau cắm kim truyền được khoảng 10 phút, bà B. thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run. Gia đình vội vàng rút kim truyền và ngay lập tức đưa bà nhập viện.

mot phu nu bi soc phan ve nang vi tu y truyen dich o nha
Bà B. tại BV Việt Nam Thụy Điển - Uông Bí

Đây không phải là lần đầu tiên bà B. truyền dịch tại nhà mà đã vài lần. Bởi bà B. vốn thể trạng ốm yếu, thấy vài người mách truyền dịch, truyền nước sẽ nhanh khỏe, cho nên thi thoảng mệt mỏi là bà ra hiệu thuốc mua và về nhờ người truyền nước tại nhà. Lần này thấy trong người mệt mỏi, bà cũng mua dịch về nhà truyền. Bà chia sẻ: “Thấy họ bảo truyền cái chai dịch màu vàng, thấy bảo là nước hoa quả gì đó sẽ khỏe nhanh, tôi cũng thử mua và truyền”.

BSCKI Hoàng Thăng Vân, Phó trưởng khoa Hồi Sức tích cực, BV Việt Nam Thụy Điển Uông Bí cho biết, các bác sĩ bệnh viện đã tiến hành cấp cứu cho người bệnh: xử trí sốc phản vệ, thở oxy, truyền dịch cho người bệnh. Hiện tại sau 2 ngày điều trị sức khỏe người bệnh ổn định và sinh hoạt bình thường.

Bác sĩ Vân cũng khuyến cáo, truyền dịch là biện pháp cấp cứu trong nhiều trường hợp, tuy nhiên kỹ thuật tiêm truyền phải do nhân viên y tế đã qua đào tạo thực hiện, chọn loại dịch truyền, và tốc độ truyền thế nào phải do bác sĩ chỉ định tuỳ từng trường hợp, và cần được tiến hành tại các cơ sở y tế khi có đầy đủ phương tiện cấp cứu đề phòng sốc phản vệ.

Bác sĩ Vân nói: “Việc tiêm, truyền tại nhà là vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ: Tai biến nặng nhất có thể tử vong do sốc phản vệ, không thì cũng nhiễm trùng máu quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim. Vì vậy người dân tuyệt đối không được tự ý tiêm, truyền dịch tại nhà để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra”.

Nguyễn Bách

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

(PetroTimes) - Không chỉ được ưu ái với thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, Bình Định còn ghi dấu với loạt câu chuyện lịch sử, văn thơ và nền văn hóa độc đáo...