Chuyên gia kinh tế lo doanh nghiệp Việt "bán mình" cho nước ngoài!

21:55 | 13/10/2020

438 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
"Điều tôi lo lắng là xu hướng doanh nghiệp Việt bán mình cho nước ngoài vì khó khăn, vì gặp phải vấn đề kỹ năng, quản trị" - bà Phạm Chi Lan cho biết.

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, PV Dân trí có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về những trăn trở và gợi mở chính sách cho doanh nghiệp, doanh nhân.

- Phóng viên: Thưa bà, nền kinh tế nói chung và khu vực doanh nghiệp nói riêng bị tác động nặng bởi đại dịch Covid-19, mức tăng trưởng dương nhưng ở ngưỡng thấp, điều này gây áp lực trả nợ cho nền kinh tế, gánh nặng thu ngân sách cho khu vực doanh nghiệp, bà bình luận gì về vấn đề này?

- Bà Phạm Chi Lan: Tăng trưởng thấp là minh chứng cho thấy tình trạng khó khăn của doanh nghiệp, nguồn thu ngân sách sụt giảm, có những ngành trước đây đóng góp lớn cho ngân sách như hàng không, du lịch, vận tải nhưng nay họ không thể đứng dậy được do chịu tác động lớn từ đại dịch.

Theo tôi, thu của ngân sách giảm, trong khi chi ngân sách vẫn tăng lên như chi cho y tế, chi thường xuyên và trả nợ. Đáng nói, GDP tăng trưởng thấp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Việt Nam, thu ít nhưng các khoản nợ vẫn phải trả đều hàng năm.

Chuyên gia kinh tế lo doanh nghiệp Việt bán mình cho nước ngoài! - 1
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của cố Thủ tướng Phan Văn Khải

Thời gian gần đây, vay nước ngoài của Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, trong khi bổ sung vào đó là các khoản nợ vay từ trái phiếu. Điều này cho thấy GDP tăng trưởng thấp sẽ khiến khả năng trở nợ khó hơn đối với cả nợ nước ngoài và trong nước.

- Dịch bệnh đang tác động mạnh, đặc biệt đối với du lịch, vận tải, dịch vụ... Hoãn thuế chỉ là biện pháp ngắn hạn, vấn đề được nhiều doanh nghiệp, doanh nhân mong muốn là Nhà nước cần có giải pháp miễn thuế để "nuôi dưỡng" nguồn thu?

- Tình hình doanh nghiệp Việt rời bỏ thị trường hậu Covid-19 tăng lên, công việc của hơn 31 triệu người chịu ảnh hưởng tiêu cực đã và đang khiến ngân sách có thể ảnh hưởng dài hạn. Tôi mong những khó khăn về vĩ mô sẽ không dồn lên vai của doanh nghiệp.

Hiện, đối với đầu tư công, nên xem lại dự án trọng điểm, còn xây dựng tượng đài, khẩu hiệu tuyên truyền, biểu tượng tốn kém mà không hiệu quả thì nên dừng lại.

Xét bối cảnh toàn diện, nên miễn thuế đối với doanh nghiệp đặc thù trên cơ sở công khai, minh bạch, có phản biện của xã hội.

Ví dụ như doanh nghiệp công nghệ, đầu tư lớn nhưng vừa xuống tiền lại gặp Covid-19 nên không thể có doanh thu, nhà nước nên hỗ trợ. Đối với du lịch, nếu phần nợ thuế trước đây khi hoạt động trong điều kiện bình thường, cần phải thu nộp đủ. Còn nếu các nghĩa vụ thuế trùng với thời gian Covid-19, Nhà nước cần miễn cho họ đề nuôi dưỡng nguồn thu.

Do chi thường xuyên cao nên ngân sách chỉ đáp ứng được nguồn chi này thôi, còn chi đầu tư phát triển không đủ phải vay ODA, vay lãi suất thấp....

- Đại dịch Covid-19 làm nhiều nền kinh tế bộc lộ điểm yếu, trong đó đặc biệt phụ thuộc vào nguyên liệu và thị trường, theo bà hậu Covid-19 doanh nghiệp cần tái cơ cấu ở đâu, khâu nào?

- Dịch vừa rồi cho thấy bài học quý giá cho nhiều quốc gia là cần nội lực, ngay cả Mỹ, EU cũng giật mình thấy sự phụ thuộc vào nguồn cung cho các sản phẩm khác nhau, đầu vào cho ngành công nghiệp, đặc biệt y tế, dịch vụ sức khỏe.

Đối với Việt Nam, đây cũng là minh chứng cho thấy chúng ta phải đứng trên đôi chân của mình, đừng nghĩ ở gần vựa nguyên liệu của thế giới là an toàn. Họ hắt hơi, chao đảo là chúng ta đã ốm nặng, đã ngã rồi, không thể như thế mãi được, không gì bằng việc đứng trên đôi chân của mình được.

- Kinh tế tư nhân thời gian qua đã phát triển khá mạnh, song chỉ mới 1 vài "ông lớn" trỗi dậy chứ chưa phải cả khu vực. Theo bà, "bức tranh" của kinh tế tư nhân thời gian sắp tới sẽ ra sao và chúng ta nên định hướng cho khu vực này phát triển theo chiến lược gì?

- Việt Nam gần đây xuất hiện các doanh nghiệp lớn, bước đầu cũng khá mừng dù đa số đều giàu lên từ ưu đãi cơ chế, bất động sản. Nhưng trong dài hạn, rất cần các "ông lớn" này đầu tư vào công nghệ, công nghiệp, chế biến bởi điều này mới đưa đất nước đi lên được.

Tôi chỉ ước có 30% số tiền đổ vào bất động sản được chuyển sang đầu tư vào công nghiệp, công nghệ hỗ trợ thì sẽ không bao giờ lo cảnh doanh nghiệp Việt khốn khổ vì thiếu nguyên liệu, linh kiện do dịch Covid-19 xảy ra. Mãi ở tình trạng gia công thì xấu hổ cho Việt Nam chứ, bởi một nền kinh tế chịu kiếp gia công, sau hơn 30 đổi mới, 40 năm kết thúc chiến tranh vẫn dậm chân tại chỗ.

Doanh nhân Việt nên lấy điều này để làm nỗi thao thức cho mình, không nên tự hào về thành tích một nước gia công cho các nước khác.

- Doanh nhân đang ở trong giai đoạn khó khăn, người rời bỏ "ghế nóng", người rời bỏ sự nghiệp kinh doanh để đi tu và những người kinh doanh nhỏ lẻ đang gặp khó từ dịch bệnh... Theo bà, phải chăng doanh nhân Việt đang đứng ở ngã ba đường, gặp khó trong cơ chế thị trường?

- Đối với các doanh nhân việc rời bỏ thị trường do cái này, điều kia cũng là điều rất đáng tiếc. Nhưng tại Việt Nam, tựu chung các vấn đề xung đột doanh nghiệp, quyết định rút lui của doanh nhân vẫn là do tình thân, do xung đột quyền lợi không được xử lý đúng với quản trị hiện đại. Đây cũng là vấn đề xảy ra trong thời kỳ quá độ của nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, có điều tôi lo lắng hơn nữa là xu hướng doanh nghiệp Việt "bán mình" cho nước ngoài vì khó khăn, vì gặp phải vấn đề kỹ năng, quản trị. Đây là sự lo lắng lớn bởi doanh nghiệp Việt bị bán đi, rút ruột bởi nước ngoài, chúng ta không còn tự quyết định, không được làm chủ nữa.

- Xin trân trọng cảm ơn bà!

Theo Dân trí

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 27/04/2024 04:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 27/04/2024 04:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 27/04/2024 04:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 27/04/2024 04:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 27/04/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,233 16,253 16,853
CAD 18,228 18,238 18,938
CHF 27,206 27,226 28,176
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,095 31,105 32,275
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 156.48 156.63 166.18
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,217 2,337
NZD 14,797 14,807 15,387
SEK - 2,241 2,376
SGD 18,043 18,053 18,853
THB 632.05 672.05 700.05
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 27/04/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 27/04/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 27/04/2024 04:00