Chính quyền Mỹ và 3 vai diễn

15:33 | 30/08/2013

1,153 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Xưa nay, người đóng trọn cả 3 vai – kẻ tạo cớ, kẻ gây bạo loạn và kẻ “anh hùng” đạt nhất trong sân khấu chính trường quốc tế xem ra cũng chỉ có một mình nước Mỹ.

>> Sao không cho hòa bình một cơ hội?

>> Syria nắm bao nhiêu phần thắng nếu Mỹ tấn công?

>> Syria-đấu trường của các nước lớn

>> Khi nào Mỹ đánh Syria?

>> Vì sao phương Tây muốn đánh Syria?

>> Syria và Nga cảnh cáo Mỹ chớ có “làm liều”

>> Mỹ chuyển quân chuẩn bị tấn công Syria

Dân chủ kiểu Mỹ

Các chính khách Mỹ luôn tự hào về nền dân chủ của họ, coi đó là hình mẫu cho tự do, dân chủ, nên thường hay thái quá trong các phát ngôn, bình luận về nước khác, đặc biệt là ở các nước có chế độ xã hội khác Mỹ.

Hài hước hơn, năm nào Mỹ cũng xuất xưởng những báo cáo đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền tại một số nước trên thế giới mà Việt Nam là điển hình tiêu biểu, trong các phiên điều trần trước quốc hội Mỹ. Và nguy hiểm hơn cả là quốc hội Mỹ còn cho ra các đạo luật nhân quyền nhằm hỗ trợ cho hoạt động thúc đẩy tự do, dân chủ ở Việt Nam, mà cụ thể chúng ta đã từng biết như đạo luật HR1587 và mới đây là dự luật HR1897. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao người Mỹ lại thừa hơi đi quan tâm đến chuyện của nước khác như vậy, phải chăng là người Mỹ có tấm lòng từ bi, bác ái đến vậy?

"Chú Sam" muốn can thiệp chính trị, quân sự vào nước khác không phải vì muốn dân ở đó được làm chủ mà là vì muốn Mỹ được làm chủ

Điều đó rõ ràng mâu thuẫn với những gì Mỹ đã làm trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam khi dội xuốnghơn 15 triệu tấn bom mìn, rải thảm hơn 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó có hơn một nửa là chất da cam, chứa khoảng 366 kg dioxin. Tội ác chưa từng có trong lịch sử nhân loại này đã khiến 3 triệu ha rừng tự nhiên bị phá hủy, khoảng 4,8 triệu người dân Việt Nam nhiễm chất độc dioxin, trong đó 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam và những di chứng đau đớn này đã và sẽ còn đeo bám suốt bao thế hệ người Việt Nam, để lại những hậu quả nhiễm độc lâu dài cho môi trường sinh thái.

Gần chục năm nay, hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam đã nhận được bao sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, chỉ riêng chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất nước này là vẫn thờ ơ, không một lời xin lỗi, không một lời ăn năn chứ chưa nói đến chuyện bồi thường. Tòa án Tối cao Mỹ thậm chí còn bác đơn yêu cầu xét xử 37 công ty hóa chất Mỹ của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vào năm 2009.

Chính phủ và các công ty hóa chất Mỹ chưa bao giờ có một lời xin lỗi hay ăn năn trước những nạn nhân chất độc da cam do Mỹ rải xuống Việt Nam

Bên cạnh tội ác chiến tranh ở nước ngoài, Mỹ cũng bị cáo buộc bí mật tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm vũ khí hóa học trên chính quân nhân của mình. Theo một bản báo cáo của Thượng viện Mỹ năm 1994, trong lịch sử Mỹ đã có nhiều cuộc thử nghiệm vũ khí sinh hóa học đối với chính quân nhân của mình mà không được sự đồng ý tự nguyện của người tham gia.

Theo đó, năm 1940, khoảng 60.000 lính Mỹ đã bị bí mật đưa vào thử nghiệm phản ứng với khí mù tạt vàng và Lewisite. Từ năm 1962 đến 1973, trong khuôn khổ dự án SHAD (một phần trong chương trình thử nghiệm vũ khí sinh hóa học lớn hơn của Lầu Năm góc gọi là Dự án 112), Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành 37 cuộc thử nghiệm bí mật tại California, Alaska, Florida, Hawaii, Maryland và Utah nhằm thử phản ứng của phi hành đoàn và các thủy thủ tại đây dưới tác động của vũ khí sinh học và hóa học, trong đó bao gồm cả chất độc thần kinh. Điều này đã được Lầu Năm góc thừa nhận lần đầu tiên trong một bản báo cáo năm 2002.

Đây là những ví dụ đơn cử cho thấy, Mỹ không có tư cách để răn dạy nước khác về cái gọi là tự do, dân chủ, nhân quyền, càng không có tư cách lấy những điều đó làm cớ để can thiệp chính trị, quân sự vào các nước có chế độ xã hội khác Mỹ hoặc có chính phủ “cứng đầu” – không chịu sự điều khiển của Washington.

Bậc thầy dựng chuyện

“Kết thúc một cuộc chiến luôn khó hơn việc bắt đầu nó”, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng thừa nhận như vậy vào năm 2011 khi chấm dứt cuộc chiến kéo dài 9 năm tại Iraq và chào mừng các binh sĩ Mỹ trở về nhà. Đây cũng chính là thực tế về các cuộc chiến do Mỹ phát động hoặc giật dây trong lịch sử, từ chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nam Tư, Iraq cho đến can thiệp quân sự ở Libya, Ai Cập và mới đây nhất là Syria. Chuyện tạo cớ để tấn công hay can thiệp chính trị, quân sự vào các nước này, với Mỹ, không có gì là khó bởi Washington là bậc thầy dựng chuyện.

Để có thể can thiệp quân sự vào Việt Nam, Mỹ đã bịa đặt ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, cáo buộc phi lý Việt Nam tấn công tàu khu trục Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ.

Để có thể đưa quân xâm lược Iraq, lật đổ chế độ Tổng thống Saddam Hussein, Mỹ - cùng sự tiếp tay của truyền thông nước này, đã rêu rao câu chuyện Baghdad phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt để rồi phải muối mặt tuyên bố "không tìm được bằng chứng" sau khi bới tung, phá tan cả sự yên bình của cả một đất nước.

Để có thể ồ ạt tấn công Libya, lật đổ chế độ Tổng thống Gaddafi, Mỹ và đồng minh phương Tây đã lực lượng an ninh và quân đội Libya vì đã phạm tội ác chống nhân loại như giết người biểu tình không có vũ khí, buộc dân di dời, giam người trái phép và không kích dân thường.

Đã có bao em thơ Syria là nạn nhân của chất độc hóa học nhưng cũng sẽ có bao người nữa phải thiệt mạng một khi chiến tranh nổ ra

Đối với Syria, khi kết quả điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân ở nước này vẫn chưa ngã ngũ, Mỹ đã tự kết luận quy chụp cho chính phủ của Tổng thống Bashar al-assad đã thực hiện tội ác này và lấy cớ đó để đe dọa tấn công quân sự vào Syria.

Chỉ sau khi sự đã rồi, khi chiến tranh đã lùi xa, khi bao sinh mạng dân thường ở các nước bản địa bị cướp đi, bao người lính Mỹ không thể trở về quê hương với gia đình, người thân toàn vẹn, bao tiền đóng thuế của người dân Mỹ bị “nướng” vào các mục đích phi nghĩa, sự ngụy tạo, giả dối của chính phủ Mỹ mới bị lộ ra, bị vạch mặt.

Tuy nhiên, hậu quả to lớn hơn cả là tình hình Iraq, Libya, Ai Cập, sau khi thay đổi chế độ, lại càng loạn hơn.

Ấy vậy mà, lạ kỳ, Mỹ vẫn cứ huênh hoang tự cho mình cái quyền làm "sen đầm thế giới".

Linh Linh