Cách nào 'cởi trói' cho các trường tư thục?

07:15 | 13/06/2016

346 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giáo dục xưa nay vẫn được xem là “miền đất hứa” của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời gian trở lại đây, nhiều nhà đầu tư giáo dục ở Việt Nam lại e ngại khi quyết định bỏ tiền vào lĩnh vực này.

Đơn cử như riêng khối trường Tiểu học, THCS trên địa bàn Hà Nội, nhiều nhà đầu tư giáo dục đang cho rằng hệ thống trường tư của họ đang dần bị ghẻ lanh. Và đến bây giờ thì vấp phải cạnh tranh quá lớn từ các trường công, khi mà hệ thống các trường công chất lượng cao đang ào ạt ra đời.

Cụ thể, sau khi Dự án xây dựng trường công chất lượng cao hoàn thành giai đoạn 1 năm 2015 với hơn 30 trường công chất lượng cao được xây dựng trên địa bàn Hà Nội thì đến nay, nó lại đem đến một hệ lụy khác.

Trong khi nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng dự án làm mất công bằng giữa các trường công và các trường tư, thậm chí cả trong những trường công với trường công thì phía phụ huynh, học sinh lại có những hệ lụy mới. Khiến cho cuộc đua ngầm vào các trường công chất lượng cao lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

cach nao mo cua cho cac truong tu
Trường chất lượng cao THCS Nam Từ Liêm 

Đơn giản vì những trường công lập chất lượng cao có học phí không quá cao nhưng con em lại được học tập trong những ngôi trường khang trang, hiện đại. Trước đây, điều kiện cơ sở vật chất khang trang như vậy vốn chỉ có những trường tư thục.      

Bởi nếu như trước đây, phụ huynh thường nhắm vào những trường điểm đã có tiếng. Thì nay, với sự xuất hiện của các trường công lập chất lượng cao, phụ huynh lại có thêm mục tiêu "hot".

Điều này vô tình đẩy các trường vào cuộc cạnh tranh khốc liệt làm sao để thu hút được thí sinh.

Sẽ không là vấn đề lớn nếu như việc xây dựng các trường chất lượng cao được phân bổ công bằng. Bởi theo phản ánh thì có quận quá nhiều trường chất lượng cao, nhưng có quận lại không có.

Đơn cử, chỉ tính riêng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm mặc dù từ lâu đã được xem là "đô thị giáo dục" với hàng loạt trường như: Lê Quý Đôn, Quốc tế Việt-Úc Hà Nội, Đoàn Thị Điểm, Lomonoxop, Marie Curie... thì mới đây còn được xây dựng thêm trường công chất lượng cao THCS Nam Từ Liêm với kinh phí 97 tỷ đồng.

Rà soát thì thấy rằng hầu như các trường dân lập chất lượng nhất Hà Nội đều nằm trên địa bàn Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội và lân cận, trong khi quận này cũng đã có hai trường chất lượng cao khác. 

Được biết, quận Nam Từ Liêm đang có kế hoạch xây dựng bổ sung thêm trường THCS, với phường Xuân Phương bổ sung xây dựng thêm một trường tiểu học và THCS, phường Mỹ Đình đang xây dựng một trường THCS. 

Như vậy, quận Nam Từ Liêm vẫn đang trong quá trình xây dựng bổ sung các trường công lập để đảm bảo cho học sinh được tới trường đầy đủ thì cũng ở quận này còn đầu tư cho hai trường chất lượng cao, với số vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Như vậy có lãng phí?

cach nao mo cua cho cac truong tu
Chất lượng không đồng đều dẫn tới nạn chạy trường ngày một gia tăng

Đó là chưa kể, theo phản ánh thì hiện có một số quận huyện của Hà Nội đang vin vào Luật thủ đô để xây quá nhiều trường chất lượng cao nhưng chưa có quy hoạch cụ thể.

Nếu cứ tình trạng này liệu thời gian tới sẽ có một loạt trường chất lượng cao ra đời? Mà hẳn nhiên, mác chất lượng cao nhưng không biết “ruột” sẽ thế nào?

Chưa biết các "siêu trường" được đầu tư hàng tỷ đồng chất lượng đến đâu nhưng hiện đang gây áp lực cạnh tranh lớn đến các trường tư.

Về vấn đề này, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phân tích: Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lương tối thiểu còn thấp mà lại tăng học phí thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho những phụ huynh muốn cho con mình học được lớp chất lượng cao.

"Nhưng tôi không hiểu trong khi nhà nước đang thực hiện phổ cập bậc tiểu học và trung học thì sao lại có trường công lập chất lượng cao thu học phí cao trong hệ thống trường công?”- ông Nhĩ đặt câu hỏi.

Ông Nhĩ cũng cho rằng, chủ trương của nhà nước là phải có trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống trường công, nghĩa là trường nào cũng phải làm cho nó tốt hơn, chứ không phải đầu tư vào một số trường nào đó đề mà thu tiền học phí cao. Như vậy sẽ tạo tâm lý mất bình đẳng đối với học sinh ngay trong hệ thống trường công lập. Đi ngược với chủ trương giáo dục.

Cho rằng trong một hệ thống trường công thì không nên phân biệt trường chất lượng cao hay chất lượng thấp. Vì vậy, PGS. Trần Xuân Nhĩ cho rằng: Nhà nước thu tiền thuế từ người dân để duy trì trường công thì nhà nước phải sử dụng nguồn thuế đó để đầu tư trở lại là đúng. Nhưng nếu trong trường hợp nhà nước không đủ sức đầu tư cho tất cả các trường công lập thành chất lượng cao thì nên mở cửa cho hệ thống trường tư làm.

Trước nay, các trường tư làm khá tốt nên cần tạo điều kiện cho họ phát triển mô hình trường chất lượng cao, hãy cho họ thuê đất, cho vay vốn và hỗ trợ về thuế để phát triển giáo dục được công bằng.

Huy An