Ngân hàng và doanh nghiệp

Sự “cộng sinh” tất yếu

06:38 | 22/11/2017

452 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Khởi động đầu tiên trong cả nước từ năm 2012 tại TP HCM, thời điểm doanh nghiệp (DN) hết sức khó khăn và ít điều kiện để tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng (NH), chương trình kết nối NH và DN đã cho thấy hiệu quả tích cực, hỗ trợ cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính - ngân hàng đánh giá rất cao về chương trình này.

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng: Sự sống còn của nền kinh tế

su cong sinh tat yeu
TS Nguyễn Trí Hiếu

Việc kết nối NH với DN là vấn đề sống còn, 80% vốn của nền kinh tế dựa vào vốn vay NH và 80% thu nhập của các NH dựa vào cho vay DN và cá nhân. Chính vì thế sự cộng sinh giữa NH và DN là sự sống còn của nền kinh tế. Nói cụ thể hơn, DN là “nồi cơm” của NH, nếu rời xa “nồi cơm”, NH sẽ chết. Việc hợp tác cho vay chính là quyền lợi giữa 2 bên. Tôi đánh giá rất cao những nỗ lực về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thời gian qua. NHNN đã duy trì được ổn định tỷ giá, lãi suất… làm tiền đề để các DN tiếp cận vốn, góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình kết nối DN và NH. Riêng với TP HCM, chi nhánh NHNN TP HCM đã có công lớn nhất trong việc xây dựng chương trình kết nối và thúc đẩy chương trình phát triển.

Thực tế, giữa NH và DN có những rào cản, những khó khăn chung của cả hai bên. Nếu chúng ta không nhận thấy được khó khăn chung thì mỗi bên sẽ ở một bờ sông, không gặp được nhau.

Có ba tiêu chí để các NH có thể làm việc với các DN. Thứ nhất, các DN phải có kế hoạch, phương án kinh doanh; thứ hai DN phải có sức khỏe tài chính; thứ ba, DN cần có tài sản thế chấp, nếu không có thì NH cho vay tín chấp. Đó là ba tiêu chí này rất quan trọng.

su cong sinh tat yeu
Kết nối NH và DN ngày càng hiệu quả

Tuy nhiên, cũng vì ba tiêu chí này mà hai bên xa cách nhau. Thứ nhất, nhiều DN không có phương án kinh doanh hoặc trình cho NH một bộ hồ sơ về phương án kinh doanh phi thực tế. Thứ hai, một trong những vướng mắc để NH cho DN vay tín chấp là phần lớn báo cáo tài chính của DN không được kiểm toán, có những DN trình cho NH hai bộ báo cáo, một báo cáo thuế và một báo cáo nội bộ có sự chênh nhau, đó là dấu hiệu sổ sách không minh bạch. Với những sổ sách không minh bạch như thế, NH khó có thể cho vay. Thứ ba, các DN nhỏ và vừa, đã thế chấp rồi nhưng các NH vẫn tìm nhiều cách để cho vay tín chấp. Tuy nhiên, có nhiều DN nhỏ vay cùng lúc nhiều NH, như vậy, các NH làm sao kiểm soát được dòng tiền để cho vay tín chấp.

Tôi đề xuất NHNN thả nổi lãi suất cả huy động và cho vay khi điều kiện thị trường và môi trường tài chính cho phép. Thiết lập một cơ chế lãi suất cơ bản, trong đó NHNN không quy định lãi suất trần, nhưng thiết lập một loại lãi suất trung tâm cho thị trường tài chính - ngân hàng, từ đó làm cơ sở cho các loại lãi suất huy động, cho vay hình thành từ cung cầu của thị trường. Cơ chế này đòi hỏi sự liên thông giữa các thị trường tài chính.

TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Doanh nghiệp cần vốn nhưng khó vay

su cong sinh tat yeu
TS Trần Du Lịch

Chương trình kết nối NH - DN ra đời trong bối cảnh nợ xấu Việt Nam như cục máu đông ở động mạch, nên máu từ tim không bơm được vào cơ thể, máu từ cơ thể không đưa được về tim. Hàng loạt DN bước vào giai đoạn khó khăn, không thể tháo gỡ được nếu không có tiền. Nhưng các DN lại đang vướng vào nợ xấu, rủi ro cho vay cao. Các NH thương mại cho vay, nếu xảy ra rủi ro, NH sẽ chết, còn NH không cho vay, DN sẽ chết. Và việc kết nối NH và DN là một trong những giải pháp để tháo gỡ nút thắt này.

Hiện nay, tình hình thị trường tài chính - ngân hàng khác xa thời kỳ 2012-2015 khi chương trình mới bắt đầu, cho nên không thể làm như cũ được. Thực tế, DN Việt Nam “mỏng vốn”, tức là vốn chủ sở hữu so với dự án đầu tư rất nhỏ nên chủ yếu kinh doanh bằng tiền của NH, kể cả vốn trung hạn, dài hạn, ngắn hạn. Chính vì vậy chi phí tài chính rất cao.

Khái niệm vốn hiện vẫn khá chung chung. Vốn cho DN phải tách ra làm hai phần, phần vốn chủ sở hữu và phần vốn vay. Hiện nay cơ bản các DN huy động dòng tiền để đầu tư chủ yếu huy động qua NH. Thị trường chứng khoán đang phát triển rất sôi động nhưng không tạo ra vốn trung, dài hạn, các DN vẫn phải bám vào vốn từ NH.

Trong khi đó, NH thương mại chỉ mong muốn cho các DN có uy tín vay, còn nhóm DN cần vốn nhưng NH chưa tin thì yêu cầu rất nhiều điều kiện, trong đó có thế chấp. Vốn rất khó đến với nhóm DN có nhu cầu thực sự này. Chương trình kết nối DN - NH muốn thành công, thì phải làm thế nào để nhóm DN có nhu cầu vốn vay thực sự tiếp cận được nguồn vốn từ NH. Khi DN được bảo lãnh, NH sẽ cho vay. Tôi đề nghị NHNN, các cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng lại Quỹ bảo lãnh tín dụng, để có đủ khả năng bảo lãnh cho các DN vay vốn.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI: Mối tương hỗ hiệu quả

su cong sinh tat yeu
Ông Hoàng Quang Phòng

Mối quan hệ tín dụng - khách hàng trước đây thường phát triển theo hướng một chiều: DN đi “cầu cạnh” NH. Đến nay, sau 5 năm kể từ chương trình kết nối đầu tiên được phát động và trở thành hoạt động thường niên với cam kết hợp tác, các bên đã có sự thay đổi tích cực, tương hỗ hiệu quả hơn. NH hiện tại đã đi tìm DN, cùng DN ngồi lại, gỡ những nút thắt và tư vấn cho DN cả về kế hoạch tài chính, quản lý dòng tiền, quản lý dự án mà DN cần NH thẩm định, cho vay.

Đại đa số các DN cũng đã ý thức và khắc phục tình trạng hai sổ sách kế toán, tăng cường tính minh bạch, nâng cao trình độ quản trị DN, xây dựng dự án có tính khả thi cao… Vốn tín dụng đã đến với DN với lãi suất hợp lý, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ.

Có thể nói, chương trình kết nối NH - DN đã thực sự hoạt động có hiệu quả và có ý nghĩa thiết thực. Tất nhiên, trên nhịp cầu kết nối NH - DN, vẫn còn những cản ngại liên quan đến nhu cầu vốn của DN vẫn chưa được giải quyết. Là tổ chức đại diện cho cộng đồng DN, VCCI cam kết sẽ tiếp tục sâu sát cùng DN và đồng hành với ngành NH để hai bên luôn duy trì kết nối, tìm được tiếng nói chung vì mục tiêu hỗ trợ cộng đồng DN, đóng góp cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP HCM: Những bài học kinh nghiệm

su cong sinh tat yeu
Ông Nguyễn Hoàng Minh

Kinh nghiệm để đạt được thành công của chương trình kết nối NH - DN trong hơn 5 năm qua không phải là sự góp sức của một cá nhân hay một tổ chức, mà là sự đồng hành, phối hợp và vào cuộc của cả một hệ thống chính trị của TP HCM, được đánh giá thông qua các bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất là bài học về tính chủ động, sáng tạo. Chính sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và sự chủ động, sáng tạo của UBND TP HCM đã đưa ra những giải pháp cụ thể cho quá trình triển khai thực hiện cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn bằng hành động cụ thể. Nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa cơ chế chính sách vào thực tế cuộc sống hiệu quả và thiết thực.

Thứ hai, sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho cộng đồng DN. Trong đó sự phối hợp, hỗ trợ từ phía UBND, hội DN các quận, huyện đã tạo điều kiện cho chương trình diễn ra thuận lợi.

su cong sinh tat yeu
Nông nghiệp công nghệ cao là một trong những lĩnh vực được ưu tiên vay vốn lãi suất thấp

Thứ ba, sức mạnh đoàn kết của UBND TP HCM, các sở, ngành, quận, huyện và cộng đồng DN, các tổ chức tín dụng tập trung tìm các giải pháp hỗ trợ cho DN trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.

Thứ tư là công tác tổ chức với nhiều hình thức tổ chức phong phú, đa dạng và sự tham gia của nhiều tổ chức liên quan, cụ thể: tổ chức các cuộc đối thoại với DN nhằm kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, giải đáp và phản hồi các ý kiến, kiến nghị của DN…; tổ chức chương trình kết nối, ký kết cho vay vốn trực tiếp giữa NH - DN tại các quận, huyện, DN tham gia chương trình bình ổn thị trường, tiểu thương tại các chợ truyền thống…

Ông Nguyễn Phước Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM: Niềm tin được củng cố

su cong sinh tat yeu
Ông Nguyễn Phước Hưng

Chương trình kết nối NH - DN là chương trình hỗ trợ vốn vay cho DN rất hiệu quả, được cộng đồng DN thành phố đánh giá cao và hưởng ứng tích cực. Đến nay chương trình đã được hệ thống NH triển khai rộng khắp trên cả nước. Chương trình đã hỗ trợ nhiều cho DN nhỏ và vừa khắc phục khó khăn, duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thành công nhất của chương trình là từ chỗ DN đi tìm NH, sau đó là NH đi tìm DN, giờ đây cả hai cùng tìm đến nhau, cùng bắt tay hợp tác. Không chỉ giải quyết về nguồn vốn mà niềm tin giữa NH và DN ngày càng được củng cố. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, chương trình này thực hiện chủ yếu theo chuyên đề, nhóm, các lĩnh vực ưu tiên như: ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu… ít tổ chức các chương trình kết nối tại địa phương, nhiều DN nhỏ và vừa ở quận, huyện khó tiếp cận được nguồn vốn của chương trình, do đó cần được tiến hành song song để mang lại hiệu quả lớn hơn.

Qua khảo sát, trên 50% DN nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn rất lớn từ NH nhưng khó tiếp cận được vốn vay do thiếu tài sản thế chấp, tài sản hình thành trong tương lai, số liệu tài chính chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn. Do đó, NHNN cần hỗ trợ tư vấn để giúp DN tiếp cận được nguồn vốn vay, từ đó thúc đẩy chương trình kết nối NH - DN phát triển mạnh mẽ hơn. NH cần khảo sát nhu cầu, lên danh sách, phân loại, xem xét để cho vay, trên cơ sở bảo đảm cho vay đúng đối tượng, thiết thực, đi vào chiều sâu và hiệu quả. Nếu tháo được nút thắt này, rất nhiều DN nhỏ sẽ phát triển rất nhanh

Việc kết nối ngân hàng với DN là vấn đề sống còn, 80% vốn của nền kinh tế dựa vào vốn vay ngân hàng và 80% thu nhập của các ngân hàng dựa vào cho vay DN và cá nhân. Chính vì thế sự cộng sinh giữa ngân hàng và DN là sự sống còn của nền kinh tế. Nói cụ thể hơn, DN là “nồi cơm” của ngân hàng, nếu rời xa “nồi cơm”, ngân hàng sẽ chết. Việc hợp tác cho vay chính là quyền lợi giữa 2 bên.

Nguyễn Hiển

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 27/04/2024 00:02
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 27/04/2024 00:02
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 27/04/2024 00:02
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 27/04/2024 00:02

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 27/04/2024 00:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,224 16,244 16,844
CAD 18,216 18,226 18,926
CHF 27,201 27,221 28,171
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,543 3,713
EUR #26,231 26,441 27,731
GBP 31,064 31,074 32,244
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 156.54 156.69 166.24
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,218 2,338
NZD 14,792 14,802 15,382
SEK - 2,240 2,375
SGD 18,043 18,053 18,853
THB 632.24 672.24 700.24
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 27/04/2024 00:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 27/04/2024 00:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 27/04/2024 00:02