Toyota với cam kết tỉ lệ nội địa hóa tại Việt Nam

13:04 | 11/09/2018

257 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tích cực đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam luôn là những mục tiêu hàng đầu của Toyota Việt Nam. Trao đổi với ông Toru Kinoshita – Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam về những nỗ lực của doanh nghiệp (DN) này trong suốt hơn 20 năm qua và trong tương lai.

Từ khi đặt chân vào Việt Nam, Toyota đã cam kết gì về tỉ lệ nội địa hóa thưa ông?

Ngay từ những ngày đầu xây dựng nhà máy tại Việt Nam, Toyota đã luôn nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp Ô tô Việt Nam theo định hướng của Chính phủ, trong đó nâng cao tỉ lệ nội địa hóa luôn là ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển lâu dài của chúng tôi. Ở thời điểm năm 1995, khi đặt chân đến Việt Nam, Toyota đã gặp rất nhiều khó khăn khi muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa do thị trường xe hơi lúc bấy giờ có quy mô rất nhỏ, chỉ khoảng vài ngàn xe mỗi năm nhưng có tới 10 nhà sản xuất với 20 nhãn hiệu khác nhau.

Để giải quyết khó khăn này, chúng tôi xác định phải tăng quy mô kinh doanh và quy mô sản xuất. Vì chỉ có kinh doanh tốt thì sản xuất mới có thể tăng được, sản xuất nhiều mới cần sản xuất lượng linh kiện phụ tùng lớn, khi đó tỉ lệ nội địa hóa sẽ tăng. Chuỗi quan hệ này cần giải quyết ở ngọn thì mới phát triển được gốc. Và đến nay Toyota đã trở thành DN ô tô FDI có tỉ lệ nội địa hóa cao trong ngành và sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu nâng tỉ lệ nội địa hóa cao hơn nữa.

Toyota với cam kết tỉ lệ nội địa hóa tại Việt Nam
Ông Toru Kinoshita – Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam chia sẻ về những nỗ lực của doanh nghiệp (DN) này trong suốt hơn 20 năm qua và trong tương lai.

Hiện nay, quy mô thị trường Việt Nam vẫn được coi là nhỏ và công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, Toyota có kế hoạch gì để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa?

Mục tiêu của Toyota là đóng góp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam thông qua những đóng góp cho ngành công nghiệp ô tô nước nhà từ sản xuất lắp ráp đến bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.

Ở thời kì đầu, chúng tôi đã thuyết phục được các công ty sản xuất phụ tùng linh kiện của Nhật vào Việt Nam đầu tư. Từ năm 2004 đến nay, các nhà sản xuất này không chỉ cung cấp cho Toyota và các DN trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 500 triệu đô la Mỹ (tính đến tháng 6/2018) thông qua Trung tâm xuất khẩu phụ tùng Toyota bên cạnh việc tự xuất khẩu. Bên cạnh đó, Toyota đã phát triển sản xuất linh kiện phụ tùng ngay tại nhà máy với quyết định đầu tư xưởng dập thân vỏ xe quy mô đầu tiên của cả nước hoạt động vào năm 2003, góp phần đưa Toyota trở thành nhà sản xuất đầu tiên trong ngành hoàn thiện cả 5 công đoạn dập, hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra tại nhà máy. Đến năm 2008, chúng tôi tiếp tục đưa vào hoạt động xưởng sản xuất khung gầm với công suất 21,000 khung xe/năm.

Đối với từng sản phẩm, ví dụ như mẫu xe Vios, mẫu xe CKD chiến lược của TMV, số lượng phụ tùng trong nước đã tăng gấp 3 lần so với thế hệ cũ, từ 51 phụ tùng lên 151 phụ tùng. Hiện tại, về số lượng nhà cung cấp, đã tăng lên 29 nhà cung cấp với trên 400 sản phẩm, trong đó có 4 nhà cung cấp Việt Nam.

Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi cũng luôn tích cực tìm kiếm và hỗ trợ các nhà cung cấp trong nước nâng cao năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu chất lượng của TMV. Đặc biệt từ năm nay, chúng tôi đã thành lập riêng một bộ phận chuyên trách hỗ trợ các nhà cung cấp, ưu tiên cho các nhà cung cấp Việt Nam, giúp họ cải tổ năng lực quản lý sản xuất, từ đó tăng hiệu suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chương trình này được Ban lãnh đạo Toyota Việt Nam đặc biệt chú trọng và đánh giá là yếu tố tiên quyết để nâng cao tỉ lệ nội địa hoá của Toyota nói riêng và đóng góp cho ngành Công nghiệp Ô tô Việt Nam nói chung. Điều này cũng là minh chứng rõ nét cho nguyên lý "Tôn trọng mạng lưới đối tác và các nhà cung cấp bằng cách thử thách họ và giúp họ cải tiến" trong 14 phương thức hoạt động của Toyota toàn cầu.


Ông vui lòng đưa ra một số hoạt động và dẫn chứng cụ thể về chương trình hỗ trợ nhà cung cấp nội địa?

Toyota xác định phát triển số lượng và quy mô nhà cung cấp Việt là nhiệm vụ ưu tiên và dài hạn. Các doanh nghiệp Việt Nam thường hạn chế về mặt kinh nghiệm cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng để trở thành nhà cung cấp phụ tùng linh kiện toàn cầu. Ban đầu, Toyota nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp Việt về 5S, an toàn, quản lý chất lượng. Chúng tôi đã thành lập bộ phận chức năng chuyên trách, đào tạo và phát triển nhân sự cho nhà cung cấp, chuyển giao về 5S, bí quyết sản xuất của Toyota (TPS), quản lý chất lượng (QCC), cử chuyên gia trực tiếp xuống tận cơ sở để hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn, kiểm tra, đánh giá và đồng hành sát sao hàng ngày, hàng tuần.

Chúng tôi cũng đã ghi nhận kết quả triển vọng bước đầu. Lấy nhà máy Nhựa Hà Nội – đơn vị cung cấp cho Toyota từ năm 2012 là một ví dụ. Năm 2017, Toyota thành lập ban dự án hỗ trợ chuyển giao đầu tiên tại Nhựa Hà Nội. Sau 1 năm, Nhựa Hà Nội đã thực sự “thay đổi cả chất và lượng” nhờ áp dụng quy tắc 5S Toyota và tiêu chuẩn hóa công việc. Nhà máy ngăn nắp, sạch sẽ hơn, ý thức tuân thủ của người lao động tăng lên rõ rệt. Về hiệu quả kinh tế, thống kê 6 tháng đầu năm 2018, Nhựa Hà Nội đã cắt giảm chi phí ước tính khoảng 2,8 tỷ VND qua cải tiến về khuôn, trung bình năng suất lao động tăng 10%. Riêng với dòng xe Vios thế hệ mới, số lượng phụ tùng cung cấp bởi nhà máy nhựa Hà Nội đã tăng từ 3 lên 29 phụ tùng. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam và chúng tôi hi vọng rằng các nhà cung cấp sẽ không ngừng nâng cao năng lực của mình, và xa hơn là tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện phụ tùng của khu vực và toàn cầu.

Toyota Việt Nam có gặp khó khăn gì trong việc nội địa hóa sản phẩm không, thưa ông? Toyota mong muốn hỗ trợ gì từ phía Chính phủ Việt Nam và các DN Việt?

Khó khăn lớn nhất hiện nay mà Toyota Việt Nam gặp phải vẫn là qui mô thị trường còn nhỏ dẫn đến chi phí sản xuất cao và chênh lệch nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt khi thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN về Việt Nam là 0%.

Đầu tiên, về phía Chính phủ Việt Nam, chúng tôi mong muốn xây dựng các chính sách dài hạn nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của thị trường ô tô, giữ tỉ lệ hợp lý giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc. Tiếp đến, có chương trình hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước để giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách giữa xe sản xuất lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu, có những chính sách phù hợp với tất cả các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Do đó, chúng tôi cùng các thành viên VAMA rất ủng hộ ý tưởng về ưu đãi thuế SCT cho xe sản xuất và lắp ráp trong nước CKD đang được bàn thảo bởi Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương. Cũng giống như các quốc gia khác, chúng tôi rất mong muốn Chính phủ sẽ cân nhắc những hỗ trợ trực tiếp cho việc đầu tư khuôn và đồ gá để bù đắp sự thiếu hụt về dung lượng thị trường so với các nước trong khu vực. Nếu được như vậy thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn nhiều trong quyết định đẩy mạnh nội địa hóa.

Theo Dân trí

Ô tô từ Mexico bất ngờ trở lại, xe từ Thái Lan, Indonesia chiếm áp đảo
Ngân sách khó khăn, lấy đâu 58 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam?
Cái "kết đắng" của xe Trung Quốc, nhiều xe cũ dưới 500 triệu đồng hút khách

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC HCM 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,650 ▲400K 74,600 ▲400K
Nguyên liệu 999 - HN 73,550 ▲400K 74,500 ▲400K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
TPHCM - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Hà Nội - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Hà Nội - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Đà Nẵng - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Đà Nẵng - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Miền Tây - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Miền Tây - SJC 82.700 ▲700K 84.900 ▲600K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.250 ▲350K 74.050 ▲350K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.290 ▲260K 55.690 ▲260K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.070 ▲200K 43.470 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.560 ▲150K 30.960 ▲150K
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,325 ▲20K 7,530 ▲20K
Trang sức 99.9 7,315 ▲20K 7,520 ▲20K
NL 99.99 7,320 ▲20K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,300 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Miếng SJC Nghệ An 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Miếng SJC Hà Nội 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,800 ▲800K 85,000 ▲700K
SJC 5c 82,800 ▲800K 85,020 ▲700K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,800 ▲800K 85,030 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,350 ▲250K 75,050 ▲250K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,350 ▲250K 75,150 ▲250K
Nữ Trang 99.99% 73,150 ▲250K 74,250 ▲250K
Nữ Trang 99% 71,515 ▲248K 73,515 ▲248K
Nữ Trang 68% 48,145 ▲170K 50,645 ▲170K
Nữ Trang 41.7% 28,615 ▲104K 31,115 ▲104K
Cập nhật: 26/04/2024 12:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,274 16,374 16,824
CAD 18,299 18,399 18,949
CHF 27,290 27,395 28,195
CNY - 3,455 3,565
DKK - 3,592 3,722
EUR #26,695 26,730 27,990
GBP 31,269 31,319 32,279
HKD 3,160 3,175 3,310
JPY 158.97 158.97 166.92
KRW 16.59 17.39 20.19
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,269 2,349
NZD 14,836 14,886 15,403
SEK - 2,277 2,387
SGD 18,166 18,266 18,996
THB 630.72 675.06 698.72
USD #25,119 25,119 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25115 25115 25445
AUD 16316 16366 16868
CAD 18338 18388 18839
CHF 27474 27524 28086
CNY 0 3458.5 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26898 26948 27650
GBP 31401 31451 32111
HKD 0 3140 0
JPY 160.45 160.95 165.46
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0313 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14883 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18403 18453 19014
THB 0 643.1 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 12:00