Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (29/7-3/8/2024)

14:00 | 05/08/2024

1,378 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Kết quả kinh doanh quý 2 của các tập đoàn năng lượng; Tranh chấp giữa Petronas và chính quyền các tỉnh dầu khí ở Malaysia; Tập đoàn Chevron Corp. đang chuyển trụ sở chính từ California đến Houston; BP thu hẹp dự án nhiên liệu sinh học, tập trung vào nhu cầu dầu … là những tin tức nổi bật của các tập đoàn năng lượng quốc tế tuần qua.
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (29/7-3/8/2024)
Hình minh họa

Chevron Corp. tuyên bố chuyển trụ sở chính từ California đến Houston sau khi nhiều lần cảnh báo rằng chế độ quản lý của tiểu bang Golden State đang khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn. Động thái được công bố vào thứ Sáu (2/8) sẽ chấm dứt hơn 140 năm công ty đặt trụ sở tại tiểu bang lớn nhất nước Mỹ, và diễn ra trong bối cảnh có sự thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhằm mục đích cải thiện kết quả hoạt động của công ty.

Theo một thông cáo báo chí được công bố hôm thứ Sáu, Chevron của Mỹ đã công bố lợi nhuận ròng giảm 26% trong quý 2, chủ yếu do lợi nhuận lọc dầu giảm. Từ tháng 4 đến tháng 6, tập đoàn này ghi nhận lợi nhuận ròng 4,4 tỷ đô la, so với 6 tỷ đô la một năm trước đó, bị ảnh hưởng bởi tỷ suất lợi nhuận lọc dầu giảm, giống như các tập đoàn dầu mỏ lớn khác.

Nhờ sản lượng dầu kỷ lục của ExxonMobil, đặc biệt là nhờ thành công trong việc mua lại công ty dầu khí Pioneer, đã giúp họ tránh khỏi số phận như các đối thủ lớn khác, những công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi biên lợi nhuận lọc dầu bị thu hẹp. Doanh thu hàng quý của công ty tăng hơn 12% (93,06 tỷ USD) và lợi nhuận ròng tăng 17,26% (4 tỷ USD). Lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu đạt 2,14 USD, trong khi dự đoán của các nhà phân tích từ Factset là 2,02 USD.

Chính quyền bang Sarawak nỗ lực gây sức ép với tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas để giành quyền kiểm soát hoàn toàn trữ lượng dầu khí. Động thái này có thể thúc đẩy các bang khác yêu cầu quyền tự chủ. Trong một động thái leo thang mạnh mẽ của bản kiến ​​nghị yêu cầu quyền tự chủ, Sarawak đặt ra thời hạn cuối là ngày 1/10 để tập đoàn dầu khí nhà nước Petroleum Nasional Bhd (Petronas) hoàn tất thỏa thuận trao cho tiểu bang toàn quyền kiểm sát và buôn bán khí đốt khai thác trong khu vực.

Shell báo cáo thu nhập đã điều chỉnh vào ngày 1/8 là 6,3 tỷ USD, giảm từ mức 7,7 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm, do giá và khối lượng thấp hơn cũng như kết quả giao dịch thấp hơn bởi tính thời vụ và giảm biến động. Tuy nhiên, kết quả Quý II dễ dàng đánh bại kỳ vọng của thị trường về khoản thu nhập 6 tỷ USD. Shell cho biết tỷ suất lợi nhuận lọc dầu thấp hơn, do thị trường ổn định với nguồn cung tăng, dẫn đến thu nhập ở bộ phận hóa chất và sản phẩm thấp hơn, bên cạnh kết quả giao dịch thấp hơn do biến động giảm. Bên cạnh kết quả hàng quý, Shell cho biết họ đang triển khai chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 3,5 tỷ USD, dự kiến ​​sẽ hoàn thành trước khi công bố kết quả Quý III năm 2024. Shell lưu ý rằng trong bốn quý vừa qua, tổng số tiền phân phối cho cổ đông được trả là 43% dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFFO).

Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ BP của Anh đã công bố lợi nhuận nửa đầu năm giảm mạnh vào thứ Ba tuần trước, đặc biệt là do tài sản chiết khấu và tỷ suất lợi nhuận lọc dầu giảm. Lợi nhuận ròng của tập đoàn giảm 79% so với cùng kỳ xuống còn 2,1 tỷ USD. Doanh thu giảm 8% xuống còn 98 tỷ USD.

Hôm thứ Năm tuần trước, Iraq đã ký một thỏa thuận với BP để phát triển bốn mỏ dầu khí ở tỉnh Kirkuk phía bắc. Cơ quan báo chí của Thủ tướng Iraq Mohamed Chia al-Soudani cho biết một biên bản ghi nhớ đã được ký kết bởi Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hayan Abdel-Ghani và Giám đốc điều hành BP Murray Auchincloss.

Tập đoàn dầu khí OMV của Áo đã công bố kết quả quý 2 thấp hơn một chút vào thứ Tư tuần trước, do giá khí đốt giảm và những thay đổi về luật pháp tại thị trường quan trọng Romania. Theo một thông cáo báo chí được công bố hôm thứ Tư tuần truóc, công ty đã kiếm được lợi nhuận khoảng 378 triệu euro trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, so với 380 triệu một năm trước đó. Doanh thu cũng giảm (-4%) xuống 8,6 tỷ euro, “chủ yếu do giá xăng giảm”. OMV giải thích, biên lợi nhuận của bộ phận năng lượng bị ảnh hưởng bởi “những thay đổi trong luật pháp ở Romania, có hiệu lực vào tháng 4 năm 2024”.

Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (20-25/5/2024)Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (20-25/5/2024)
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (27/5-1/6/2024)Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (27/5-1/6/2024)

Nh.Thạch

AFP