Định vị vai trò của Nhà nước trong hoạt động khởi nghiệp (Bài 2)

07:00 | 20/07/2016

605 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định khởi nghiệp có thành công hay không chính là việc kêu gọi được đầu tư. Tuy nhiên, những vướng mắc về pháp lý lại đang gây cản trở khiến doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn cần thiết. Tương tự, các nhà đầu tư cũng khó tránh rắc rối do những bất cập về pháp lý đang tồn tại. Do đó, gỡ “rào cản” về vốn chính là yếu tố tiên quyết để khởi nghiệp phát triển.

Hoạt động đầu tư bị cản trở

Vốn đầu tư khởi nghiệp gồm 4 nguồn cấu thành: các nhà đầu tư tư nhân trực tiếp thực hiện đầu tư mạo hiểm (nhà đầu tư thiên thần), các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital - VC), thị trường vốn (thị trường chứng khoán, ngân hàng) cùng với nguồn ngân sách Nhà nước. Trong đó, vai trò của “nhà đầu tư thiên thần” thường rất quan trọng trong giai đoạn “thai nghén” khởi nghiệp, trước khi có sự tham gia ở mức cao hơn của các VC. Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam là những doanh nhân thành công (người nắm giữ nguồn vốn đầu tư lớn) thường chủ yếu thuộc các lĩnh vực như bất động sản, tài chính hay khai thác tài nguyên… vì vậy thường không hiểu cặn kẽ bản chất của khởi nghiệp nên không hào hứng “ném tiền” đầu tư vào các ý tưởng.

dinh vi vai tro cua nha nuoc trong hoat dong khoi nghiep bai 2
Tổng thống Mỹ Barack Obama giao lưu với các Startup Việt nhân chuyến thăm Việt Nam

Giải quyết vấn đề này thế nào? DN khởi nghiệp phải tự chứng minh được giá trị ý tưởng của mình với nhà đầu tư; còn Nhà nước cần có ngay những chính sách hỗ trợ để bảo đảm việc đầu tư vào khởi nghiệp là có lợi. Ví dụ, cần ưu đãi thuế chuyển nhượng vốn hoặc hiệu quả hơn là ưu đãi thuế thu nhập trực tiếp, nghĩa là loại trừ khoản đầu tư khởi nghiệp ra khỏi thu nhập trước thuế tại năm phát sinh việc đầu tư…

Ngoài ra, khung pháp lý cho hoạt động “đầu tư thiên thần” cũng gặp nhiều rào cản. Nhà đầu tư Trần Hoài Trung nêu ví dụ: Nếu một nhà đầu tư bỏ 10 triệu USD vào 10 khởi nghiệp, 9 thương vụ thất bại, 1 thương vụ thành công lãi 11 triệu, như vậy tổng lãi chỉ vỏn vẹn 1 triệu USD. Tuy nhiên, để rút vốn, theo Luật DN, nhà đầu tư phải chịu khoản thuế chuyển nhượng vốn bằng 20% trên tổng mức lãi 10 triệu USD (tính từng DN), tương đương 2 triệu USD, như vậy, DN khởi nghiệp vẫn bị lỗ 1 triệu USD. Trên thực tế, các nhà đầu tư đã tìm ra cách để “lách”, chuyển DN khởi nghiệp thành công ty cổ phần và vận dụng thuế chuyển nhượng cổ phần (0,1% giá chuyển nhượng) theo Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, đối với những người chưa am hiểu các “mẹo luồn lách”, gặp tình huống này sẽ rất ngại đầu tư.

Tiếp bước các “nhà đầu tư thiên thần” thường chính là VC với vai trò không chỉ cung cấp tiền mặt mà còn dìu dắt, giới thiệu DN startup đến mạng lưới các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng... Một quỹ VC tốt sẽ là “đòn bẩy” để DN startup vươn tới những tầm cao mới. Hiện nay, tại Việt Nam đã có không ít VC cả trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho startup như FPT Ventures (Việt Nam), IDG Ventures (Hoa Kỳ), Cyber Agent (Nhật Bản), Golden Gate (Singapore), 500 Startup (Hoa Kỳ)… Tuy nhiên, số tiền thực tế mà các quỹ này bỏ ra còn rất hạn chế, nguyên nhân một phần do khả năng thoái vốn khỏi các startup Việt rất khó khăn. Trên thế giới, cách đơn giản nhất để thu hồi tiền về là bán cổ phần lần đầu (IPO) startup.

Phó chủ tịch IDGVV Nguyễn Hồng Trường cho biết: Giả sử, chúng ta “ươm” thành công các startup từ bây giờ, thì 5-10 năm nữa, các DN này sẽ đủ mạnh và lúc đó cần phải có đầu ra cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, thị trường chứng khoán nước ta vẫn chưa đủ trình độ phát triển để ra đời thị trường dành cho cổ phiếu công nghệ, hay những DN chưa có lợi nhuận, có thể được lên sàn gọi vốn. Vì đây là kênh thoái vốn vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư mạo hiểm nên việc “nâng cấp” thị trường chứng khoán cần phải được xây dựng lộ trình ngay từ bây giờ.

Thiếu điều kiện cọ xát

Có thể khẳng định, Việt Nam đang hội tụ đủ tiềm năng để khởi nghiệp phát triển. Tuy nhiên, số lượng startup ở Việt Nam rất lớn, nhưng số DN thành công chỉ “đếm được trên đầu ngón tay”.

Theo nhà sáng lập của Seedcom (một trong những DN có nhiều đầu tư vào các startup tại Việt Nam) Đinh Anh Huân, điểm yếu “cốt tử” do startup Việt Nam thường thiếu kinh nghiệm, đồng thời khả năng tiếp cận vốn rất hạn chế. Đồng quan điểm, chuyên gia khởi nghiệp Đỗ Hoài Nam cho biết: Tại Mỹ, môi trường khởi nghiệp được minh bạch hóa cao, những thông tin và kiến thức cơ bản thường được phổ cập rộng rãi nên startup luôn hiểu rõ và tránh được những rủi ro sẽ gặp phải. Còn tại Việt Nam, do môi trường cho khởi nghiệp còn kém minh bạch, các startup Việt Namluôn bị thiếu thông tin, không đủ kiến thức, khiến ý tưởng của startup rất thiếu thực tế.

Giám đốc FPT Ventures (Quỹ Đầu tư dành cho khởi nghiệp của FPT) Trần Hữu Đức phân tích: Cần phải tạo ra môi trường thử nghiệm để các startup có được cơ hội cọ xát liên tục. Chúng ta có thể xây dựng “vườn ươm” tại các trường đại học, nơi sinh viên và các bạn trẻ được hướng dẫn và có điều kiện thử nghiệm ý tưởng của mình; từ đó, tự đánh giá được khả năng thành công cũng như độ rủi ro khi triển khai trong thực tế.

Về vấn đề này, PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhìn nhận: Đúng là phải tạo điều kiện nhiều hơn để hỗ trợ cho giới trẻ, sinh viên có cơ hội nghiên cứu, thử nghiệm ý tưởng. Tuy nhiên, nghiên cứu khởi nghiệp có rủi ro rất cao, trong khi cơ chế chính sách về nghiên cứu hiện nay còn nhiều ràng buộc. Vì vậy, chúng ta không nên tiếp tục những cách làm truyền thống như tài trợ theo đề tài, nghiệm thu theo sản phẩm… mà cần tạo ra những cơ chế “mở” hơn cho nghiên cứu. Như vậy mới có thể kích thích được sức sáng tạo trong khởi nghiệp. Chính phủ có thể cho phép sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của DN để tài trợ, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường của startup. Đồng thời, để phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho khởi nghiệp, Chính phủ cũng có thể hỗ trợ một phần kinh phí mua bản quyền chương trình đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp… cho một số cơ sở giáo dục, cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh khởi nghiệp; hỗ trợ một phần kinh phí thuê chuyên gia trong nước, quốc tế để triển khai các khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đào tạo huấn luyện viên khởi nghiệp, nhà đầu tư khởi nghiệp…

Một số chuyên gia cũng kiến nghị, để tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, Nhà nước cũng nên mở cửa thị trường công cho khởi nghiệp; nghĩa là công bố và giúp cộng đồng khởi nghiệp tìm hiểu những “đề bài” như xây dựng hệ thống quản trị y tế trong các bệnh viện, phân luồng giao thông đường thủy… sau đó, đồng hành và hỗ trợ khởi nghiệp tìm ra lời giải bằng cơ chế và chính sách. Bên cạnh đó, đưa ra các giải pháp khuyến khích các DN đã thành công và lớn mạnh quay lại hỗ trợ startup. Như ở các nước có khởi nghiệp phát triển, rất nhiều DN sau thành công đã quay trở lại hỗ trợ những startup mới, trở thành những “nhà đầu tư thiên thần”, nhưng ở Việt Nam hiện nay, rất ít những nhà đầu tư như vậy.

Thêm vào đó, các DN lớn tại Việt Nam, nhất là những DN viễn thông và công nghệ thường có tư duy “làm tất, ăn cả”. Một DN viễn thông cần một ứng dụng chặn tin nhắn “rác” là ngay lập tức tổ chức một đội ngũ lập trình viên rồi bắt tay tự làm, chặn hết “cửa” của startup. Các DN mạnh trên thế giới không làm như vậy. Họ không có thời gian, không có đội ngũ và những ý tưởng tốt nhất, nhưng họ có tiền. Họ có cả thị trường cạnh tranh nhau và nhờ vậy mua được sản phẩm tốt nhất. Tư duy chuyên môn hóa cao không những đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho DN, mà còn mở rộng thị trường và cơ hội cho các startup.

Rõ ràng, để tham gia và khẳng định vị trí trong sân chơi toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào việc một quốc gia có trình độ đổi mới sáng tạo cao hay không. Trong khi đó, khởi nghiệp là “mồi lửa” để châm ngòi sức sáng tạo. Việc thôi thúc “ngọn lửa” khởi nghiệp bùng cháy đang là quyết tâm chung của toàn xã hội, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của Nhà nước. Nhà nước cần thực hiện tốt chức năng kiến tạo trong việc xây dựng khung pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch; tạo thêm các thể chế chuyên biệt, đặc thù để hỗ trợ khởi nghiệp, các chương trình, quỹ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm…

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Cơ chế có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các DN phát triển, trong đó có cộng đồng DN khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo chúng tôi, một vấn đề “cốt yếu” nữa là cần quan niệm rõ khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp là nhiệm vụ bắt buộc, quan trọng và dài lâu, vì thế, không thể làm theo kiểu “phong trào”, “đầu voi đuôi chuột” gây lãng phí và không đạt hiệu quả xã hội.

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có mục tiêu cụ thể là đến năm 2020 sẽ phải hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đồng thời hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỉ đồng.

Phạm Hải

Năng lượng Mới 541

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC HCM 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 ▲1250K 75,450 ▲1250K
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 ▲1250K 75,350 ▲1250K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
TPHCM - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Hà Nội - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Hà Nội - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Đà Nẵng - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Đà Nẵng - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Miền Tây - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Miền Tây - SJC 83.000 ▲1000K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.400 ▲500K 74.200 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.400 ▲370K 55.800 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.160 ▲290K 43.560 ▲290K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.620 ▲210K 31.020 ▲210K
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 ▲80K 7,590 ▲80K
Trang sức 99.9 7,375 ▲80K 7,580 ▲80K
NL 99.99 7,380 ▲80K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
Miếng SJC Thái Bình 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Miếng SJC Nghệ An 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Miếng SJC Hà Nội 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 ▲1000K 85,200 ▲900K
SJC 5c 83,000 ▲1000K 85,220 ▲900K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 ▲1000K 85,230 ▲900K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 ▲700K 75,500 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 ▲700K 75,600 ▲700K
Nữ Trang 99.99% 73,700 ▲800K 74,700 ▲700K
Nữ Trang 99% 71,960 ▲693K 73,960 ▲693K
Nữ Trang 68% 48,451 ▲476K 50,951 ▲476K
Nữ Trang 41.7% 28,803 ▲292K 31,303 ▲292K
Cập nhật: 26/04/2024 18:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,321 16,421 16,871
CAD 18,318 18,418 18,968
CHF 27,343 27,448 28,248
CNY - 3,458 3,568
DKK - 3,599 3,729
EUR #26,746 26,781 28,041
GBP 31,336 31,386 32,346
HKD 3,162 3,177 3,312
JPY 158.41 158.41 166.36
KRW 16.62 17.42 20.22
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,267 2,347
NZD 14,846 14,896 15,413
SEK - 2,279 2,389
SGD 18,179 18,279 19,009
THB 632.87 677.21 700.87
USD #25,136 25,136 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 18:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 18:00