Các nước châu Mỹ Latinh sẽ nhận vắc-xin Covid-19 từ Mỹ

13:00 | 30/05/2021

756 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Châu Mỹ Latinh chuẩn bị nhận được hàng triệu liều vắc xin Covid-19 do Hoa Kỳ sản xuất trong những tuần tới.

Tin tức này được đưa ra khi Hoa Kỳ đang trở thành nước xuất khẩu hàng đầu các loại vắc-xin chống lại virus corona chủng mới.

Hãng tin Reuters đã có cuộc phỏng vấn với hai nhân vật ẩn danh về vấn đề này.

Hoa Kỳ đang có kế hoạch cung cấp 80 triệu vắc-xin cho các quốc gia khác. Một trong những nguồn thông tin của Reuters cho hay là Hoa Kỳ đang xem xét việc ưu tiên cung cấp vắc-xin cho Bắc và Nam Mỹ.

Các nước châu Mỹ Latinh sẽ nhận vắc-xin Covid-19 từ Mỹ
Một nhân viên y tế cầm khay chứa các lọ vắc-xin phòng Covid-19 do Pfizer sản xuất trong chương trình tiêm chủng ưu tiên tại một trung tâm y tế cộng đồng ở Sao Paula, Brazil ngày 6/5/2021.

Nguồn tin thứ hai cho biết công ty dược phẩm Pfizer đã bắt đầu xuất khẩu hàng triệu thuốc do Mỹ sản xuất và phân phối sang các nước ở Trung và Nam Mỹ.

Nhiều nước Mỹ Latinh cần vắc-xin Covid-19 để chống lại tình trạng bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng. Brazil là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Các quan chức Brazil đã báo cáo hơn 16 triệu trường hợp mắc bệnh và 449.000 trường hợp tử vong.

Nguồn tin thứ hai cho biết Pfizer đang sản xuất 10 triệu liều tại Mỹ mỗi tuần để xuất khẩu. Hiện Mỹ đang sản xuất nhiều vắc-xin hơn mức cần thiết để sử dụng trong nước.

Brazil, Costa Rica, Ecuador, Peru và Uruguay là những quốc gia đã nhận được vắc-xin do Pfizer sản xuất tại Hoa Kỳ trong thời gian gần đây.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn đang xem xét cách thức chuyển các loại vắc-xin mà họ đã hứa cho các quốc gia khác. Tổng thống Biden cho biết ông vẫn chưa đưa ra một kế hoạch cụ thể.

Nguồn tin đầu tiên cho biết chính quyền đang xem xét việc tiêm vắc-xin cho người dân ở Bắc và Nam Mỹ trước tiên vì đó là ưu tiên của nước Mỹ. Một nguồn tin khác cho biết vắc-xin sẽ được chia sẻ theo địa lý để có thể thực hiện các thay đổi đối với vắc-xin nếu cần.

Các nước châu Mỹ Latinh sẽ nhận vắc-xin Covid-19 từ Mỹ
Vắc-xin Covid-19.

Chính sách ngoại giao vắc-xin

Hoa Kỳ đang cạnh tranh với Trung Quốc và Nga. Các quốc gia đó đã và đang thực hiện “ngoại giao vắc-xin”. Điều đó có nghĩa là họ đang cố gắng giành ảnh hưởng bằng cách cung cấp vắc-xin cho các quốc gia khác.

Mitt Romney - Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho biết Hoa Kỳ cần tăng tốc chia sẻ vắc-xin để cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ trên thế giới.

Gayle Smith là người tiên phong trong các nỗ lực phòng chống Covid-19 tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tuần trước, bà cho biết Hoa Kỳ sẽ tài trợ một số lượng lớn vắc-xin thông qua chương trình COVAX. Chương trình này được hỗ trợ bởi Tổ chức Y tế Thế giới và chủ yếu cung cấp vắc-xin cho các nước nghèo hơn.

Nguồn tin của bên thứ hai cho biết Pfizer đang gửi vắc-xin do Mỹ sản xuất đến Mỹ Latinh vì hai lý do. Nó gần các trung tâm sản xuất của họ và nó đáp ứng mục tiêu của họ là đưa được các sản phẩm đến các nước nghèo hơn.

Các nước châu Mỹ Latinh sẽ nhận vắc-xin Covid-19 từ Mỹ
Một nhân viên y tế đang chuẩn bị các lọ vắc-xin tại trung tâm vắc-xin ở Belgrade, Serbia ngày 6/5/2021.

Trước đó, Reuters đã đưa tin trước đó rằng một thỏa thuận với chính phủ Hoa Kỳ đã cấm Pfizer xuất khẩu vắc-xin cho đến sau ngày 31/3. Pfizer đang tiếp tục đàm phán với Ấn Độ khi các mũi tiêm của họ chưa được chấp thuận. Ấn Độ cho biết thời hạn cho một thỏa thuận khả thi là không rõ ràng.

Hoa Kỳ đang trở thành nhà cung cấp vắc-xin Covid-19 hàng đầu cho thế giới, trong khi nỗ lực tiêm chủng ở Hoa Kỳ gần đạt được mục tiêu.

Thông tin từ chính phủ Mỹ cho thấy hơn 60% người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã được tiêm ít nhất một lần vắc-xin Covid-19. Đồng thời, các quốc gia như Ấn Độ và Brazil đang phải vật lộn để có được loại vắc-xin cần thiết để kiểm soát đợt dịch bùng phát nghiêm trọng ở đất nước của họ.

Nguồn tin của Reuters cho biết Brazil đã tiêm phòng cho khoảng 13% dân số. Đất nước Brazil hiện đang ghi nhận trung bình khoảng 65.000 trường hợp mắc mới mỗi ngày.

Tuần trước, Tổng thống Biden cho biết, 20 triệu liều vắc-xin sẽ được cấp cho người dân Mỹ vào cuối tháng 6. Thuốc sẽ bao gồm vắc-xin do Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson sản xuất.

Chính quyền Biden cũng đang có kế hoạch cung cấp cho các quốc gia khác khoảng 60 triệu liều vắc-xin AstraZeneca do Hoa Kỳ sản xuất. Vắc-xin này chưa được chấp thuận để sử dụng ở Hoa Kỳ.

Lê Ngọc Đức (theo VOA)

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

(PetroTimes) - Nằm sâu 450m dưới lòng đất đảo Olkiluoto (Phần Lan), Onkalo - hệ thống lưu trữ và xử lý chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới sắp hoàn thành...