Bất an sau hàng loạt thảm án: Nhiều người thuê vệ sỹ, biến nhà thành "lô cốt"

10:53 | 26/07/2015

10,771 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau vụ thảm án kinh hoàng tại Bình Phước, Nghệ An cũng như những vụ trộm cắp, giết người cướp của man rợ xảy ra trong thời gian gần đây khiến không ít người giật mình đặt câu hỏi: Phải làm gì để tự bảo vệ mình và gia đình? Cùng với việc trang bị hệ thống camera giám sát 24/24, nhiều gia đình lắm tiền nhiều của còn tìm thuê cả vệ sỹ để đảm bảo an toàn tại nhà riêng.

Giấc mơ ma quái và bức họa chân dung kẻ thủ ác ở Bình Phước

Giấc mơ ma quái và bức họa chân dung kẻ thủ ác ở Bình Phước

Có một tình tiết ly kỳ mới được tiết lộ, đó là một sinh viên Trường Kiến trúc đã có giấc mơ kỳ lạ về một vụ trọng án. Khi tỉnh giấc, cô sinh viên này đã phác thảo chân dung theo những gì diễn ra trong giấc mơ. Điều kỳ lạ đến giật mình là bức họa khá giống chân dung một trong những kẻ thủ ác bị bắt sau này

Vệ sỹ chốt chặn cả trong lẫn ngoài

Liên tục theo dõi, cập nhật thông tin về vụ án tại Bình Phước, ông H. - một "đại gia gỗ" có tiếng ở Bắc Ninh không khỏi rùng mình. Kinh doanh cái nghề nổi tiếng gai góc, từng chạm trán đủ mọi hạng người, ít nhiều tạo được tên tuổi trong giới buôn gỗ nhưng ông vẫn không khỏi lo lắng khi nghĩ đến sự an toàn của mình và gia đình.

Ông H. nói: “Sợ nhất vẫn là những kẻ đứng trong bóng tối. Chúng làm gì có trời mới biết!”.

Bất an sau hàng loạt thảm án: Nhiều người thuê vệ sỹ, biến nhà thành

Theo các chuyên gia, nên dạy cho trẻ kỹ năng đối phó với kẻ đột nhập như tìm chỗ ẩn nấp, im lặng. (Ảnh: Hiện trường vụ thảm sát ở Bình Phước).

Cẩn tắc vô ưu. Vài ngày trở lại đây, ngoài việc cho người lắp đặt thêm hệ thống camera, đại gia H. còn thuê 2 vệ sỹ chuyên nghiệp để bảo vệ an toàn cho gia đình. Theo sự bố trí của ông này, một vệ sỹ đảm nhận việc chốt chặn bên trong căn biệt thự, vệ sỹ còn lại thường xuyên tuần tra khu vực xung quanh.

Khi màn đêm buông xuống là thời điểm dễ dàng cho những đối tượng lạ mặt đột nhập, hệ thống camera sẽ hoạt động hết công suất cùng với sự giám sát của 2 vệ sỹ.

Ông H. tự tin, với số tiền gần 40 triệu đồng chi ra (chưa kể tiền lắp đặt hệ thống camera), căn biệt thự nơi cả gia đình ông sinh sống sẽ được bảo vệ tối đa.

Trường hợp khác là của ông T. - chủ một chuỗi nhà hàng trên địa bàn Hà Nội. Vị này thuê hẳn 2 vệ sỹ riêng với giá 20 triệu đồng/tháng/người để bảo vệ gia đình hiện đang sống trong căn biệt thự tại khu đô thị Mỹ Đình.

Ông T. giải thích, cách đây ít lâu, ông từng nhận được một vài tin nhắn đe dọa mà ông nghi ngờ có thể từ “đối thủ” cạnh tranh. Vụ án mạng tại Bình Phước xảy ra, ông càng lo lắng hơn cho sự an toàn của gia đình.

“Thời buổi làm ăn khó khăn này, khó ai có thể lường trước những kẻ thù ẩn mặt. Thà chịu tốn kém chút đỉnh mà an toàn tính mạng”, ông T. nói.

Những bài học rút ra từ vụ án nghiêm trọng ở Bình Phước

Những bài học rút ra từ vụ án nghiêm trọng ở Bình Phước

Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có một cuộc trao đổi với Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó trưởng ban Chỉ đạo điều tra vụ án, Trưởng ban Chuyên án 75G về một số vấn đề xung quanh vụ án này.

Bất an sau hàng loạt thảm án: Nhiều người thuê vệ sỹ, biến nhà thành

Nhiều "đại gia" an tâm hơn nhờ có các vệ sỹ bảo vệ nhà riêng.

Theo hợp đồng được ký kết, một vệ sỹ sẽ túc trực tại nhà ông T. 24/24 giờ. Vệ sỹ còn lại thường xuyên bám sát nhất cử nhất động của “ông chủ” để đề phòng những tình huống bắt trắc. Tất cả thời gian đi lại, ăn ngủ, nghỉ, gặp gỡ bạn bè... của ông T. đều nằm trong tầm bảo vệ của vệ sỹ này.

Tất nhiên, vào ban đêm, thời điểm được cho là sơ hở nhất, hai vệ sỹ này sẽ thay nhau tuần tra, bảo vệ xung quanh căn biệt thự.

Cũng theo ông T. tiết lộ, nhóm bạn ông là chủ của chuỗi cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng, chủ quán cà phê, kinh doanh bất động sản, lại cũng có người chuyên cho thuê xe du lịch...

Mới đây, họ cũng nhờ ông giới thiệu để thuê từ 2 đến 3 vệ sỹ riêng để bảo vệ gia đình, đề phòng chuyện không may xảy ra.

Trên thực tế, việc các gia đình có "của ăn của để" thuê vệ sỹ để bảo vệ đã xuất hiện từ cách đây khá lâu. Tuy nhiên, sau khi vụ án mạng tại Bình Phước xảy ra, các "đại gia" lại cảnh giác cao độ hơn.

Họ không khỏi lo lắng cho khối tài sản trong nhà, đặc biệt là sự an toàn tính mạng của người thân nên chi hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để thuê vệ sỹ riêng. Họ coi đây là giải pháp hiệu quả để tạo thành hành lang an toàn quanh ngôi nhà của mình.

“Vỏ quýt dày” chống “móng tay nhọn”

Trao đổi với Năng lượng Mới - PetroTimes, Chuyên gia nghiên cứu tâm lý tội phạm Phan Hùng Sơn cho biết, việc những đối tượng xấu đột nhập vào nhà ở, trụ sở cơ quan, công sở để trộm cắp tài sản đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Mục tiêu chúng thường lựa chọn là các gia đình "đại gia" lắm tiền nhiều của, nhà ít người hoặc hệ thống cửa không an toàn.

Tội phạm thường hoạt động theo ổ nhóm, có từ 2 tên trở lên. Giữa chúng có sự phân chia vai trò như tìm hiểu địa bàn, cảnh giới, đột nhập vào trong lấy tài sản và tiêu thụ của gian.

Trước khi gây án, các đối tượng thường đến hiện trường để khảo sát địa bàn, nghiên cứu các phương tiện, thiết bị bảo vệ, quy luật đi lại, sinh hoạt và những sơ hở của gia chủ. Đêm xuống, chúng thường trèo tường, vượt rào, vô hiệu hóa hệ thống camera để “hành sự”.

Thậm chí, nhiều đối tượng lợi dụng cột điện, cây xanh gần nhà để leo lên và xâm nhập vào từ tầng thượng (như vụ Lê Văn Luyện). Sau đó, chúng dùng đèn khò làm cho mặt kính nứt vỡ để đột nhập; sử dụng kìm cộng lực cắt khóa; dùng dao, búa, khoan, tháo bản lề, bẻ khuy khóa…

“Tâm lý của bọn tội phạm đột nhập là rất sợ bị phát hiện, bắt giữ. Vì vậy, chúng rất manh động, sẵn sàng tấn công chủ nhà nếu bị kháng cự”, vị chuyên gia này nói.

Từ đâu xuất hiện những thảm án?

Từ đâu xuất hiện những thảm án?

Mỗi vụ án đều có nguyên nhân, bối cảnh khác nhau nhưng có thể thấy, thủ đoạn của kẻ thủ ác rất tàn bạo và những vụ thảm án như thế này gần như “chưa từng có” trong lịch sử tội phạm Việt Nam. Từ đâu trong xã hội lại xuất hiện những thảm án như vậy?

Thiếu tá, thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Vân - giảng viên Trường đại học An ninh Nhân dân phân tích thêm: “Những đối tượng thực hiện các vụ cướp của, gây thương tật cho người bị cướp hay thậm chí là giết người đều nhắm tới đối tượng có tài sản, đáp ứng được nhu cầu về vật chất của chúng. Nếu gia đình nào nhận thấy mình thuộc mục tiêu mà đối tượng cướp của có thể nhắm đến, cần trang bị kỹ càng cho những hạng mục an toàn trong nhà. Những hạng mục an toàn này có thể là các trang thiết bị quan sát như camera hoặc chủ động thuê bảo vệ, vệ sỹ”.

Xuất phát từ nhu cầu của giới "đại gia", các công ty vệ sỹ cũng sẵn sàng cung cấp dịch vụ này. Khách hàng thường chọn bảo vệ nam vì sức khỏe tốt, tinh thần vững vàng, đặc biệt phải giỏi võ. Tùy theo vị trí, yêu cầu của khách hàng mà các công ty bảo vệ có thể cung cấp dịch vụ giám sát biệt thự từ xa qua Internet, thiết bị cầm tay để chủ nhà có thể theo dõi tình hình an ninh của ngôi nhà dù đang ở nơi đâu.

Trò chuyện với PetroTimes, ông Phan Huy Trung (Giám đốc Công ty vệ sỹ Cộng Lực) chia sẻ, người dân không nên quá lo lắng, bất an sau khi xảy ra vụ thảm sát ở Bình Phước, hoặc những vụ trọng án vừa xảy ra. Vấn đề nào cũng có cách giải quyết, quan trọng là phải phòng hơn chống.

Theo ông Trung, để phòng trộm, trước hết phải cẩn thận cửa, cổng. Nhưng không phải vì lo lắng quá mà biến ngôi nhà mình thành một "chuồng sắt" kiên cố và tự chặn đường thoát của chính mình trong những rủi ro cháy nổ.

“Tất cả chìa khoá cửa và cổng nên tập trung một chỗ, đánh dấu bằng nhiều màu sơn nổi bật trên từng cặp ổ, chìa cụ thể, phòng trường hợp khẩn cấp, thao tác mở sẽ nhanh hơn. Không để nhiều tài sản quý trong nhà. Nếu có, hãy để chúng ở những nơi ít ai ngờ tới nhất.

Nên đặt những đoạn cây (tre, sắt, gỗ) rải rác trong nhà. Bình thường, hãy đặt chúng trong góc cửa, dưới gầm giường hoặc làm chỗ máng hay treo thứ gì đó. Việc này phải được truyền đạt cho tất cả các thành viên trong gia đình. Nên nhớ, khi đối phương cầm dao thì với một đoạn cây dài trên tay, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn”, Giám đốc Công ty vệ sỹ Cộng Lực phân tích thêm.

Pha chạm trán “thót tim” giữa vệ sỹ và đạo chích

Dù nhận được mức lương hậu hĩnh nhưng các vệ sỹ cũng nhiều phen gặp phải những tình huống “thót tim” khi họ trở thành mục tiêu của những tên trộm táo tợn, liều lĩnh. Anh Thắng – vệ sỹ cho gia đình tại khu vực Mỹ Đình cho biết, cách đây ít lâu, anh may mắn thoát chết khi phải đối đấu với hai tên trộm tầm 18 – 20 tuổi.

Khi đang đi tuần quanh ngôi nhà vào lúc 22h, xung quanh khá vắng lặng, bỗng một tên ở đâu nhảy xổ ra và đánh anh ngã vật xuống đất. Ngay lập tức tên thứ hai ào tới khống chế. Trong lúc loạng choạng, anh Thắng nhanh tay bấm nút báo động trên bộ đàm đang cầm mà bọn trộm không hề biết.

Nhờ vậy, công an địa phương đã kịp thời đến ứng cứu trong sự hốt hoảng của bọn đạo chích.

Giải mã tâm lý tội phạm trong các vụ thảm án

Giải mã tâm lý tội phạm trong các vụ thảm án

Từ đâu trong xã hội lại xuất hiện loại tội phạm này? Báo Năng lượng Mới - PetroTimes có cuộc trao đổi với Trung tá, Ths Đào Trung Hiếu, chuyên gia tâm lý tội phạm, cố vấn pháp lý cao cấp Bộ Công an về vấn đề này.

Thảo Phượng

Năng lượng Mới