Wikileaks: Nhà Trắng “tuyển mộ” Hollywood cho chiến dịch “chống Nga”

19:52 | 19/04/2015

968 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mới đây, Wikileaks đã công bố hàng loạt tài liệu tiết lộ mối quan hệ “khá thân thiết” giữa Hollywood và Chính phủ Mỹ. Theo đó, hãng Sony Pictures cùng một số ngôi sao màn bạc khác nhiều khả năng đã bị Bộ Ngoại giao Mỹ ép hợp tác trong chiến dịch kêu gọi trừng phạt Nga.

Wikileaks: Nhà Trắng “tuyển mộ” Hollywood cho chiến dịch “chống Nga”

Wikileaks đã tung ra hàng ngàn tài liệu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà Trắng và Sony Pictures. Giám đốc điều hành Sony Pictures – Michael Lynton đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của RAND Corporation - một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về quân đội Mỹ. Theo một số email, Bộ Ngoại giao Mỹ rất có thể đã lợi dụng chức vụ của Lynton để phục vụ ý đồ của mình.

“Như mọi người thấy, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc chống lại nhóm khủng bố IS tại Trung Đông và Nga tại Trung và Đông Âu”, nội dung được trích từ email gửi cho Lynton từ Richard Stengel - phụ tá của Bộ Ngoại giao Mỹ về các vấn đề công vụ và ngoại giao nhà nước. “Sau những lần trao đổi giữa chúng ta, tôi muốn triệu tập một nhóm các giám đốc truyền thông, những người có thể giúp chúng ta vạch ra hướng đi đúng đắn hơn để đối phó với thách thức hiện nay”.

“Cuộc trao đổi đó sẽ bàn về ý tưởng, nội dung và các sản phẩm truyền thông,” Stengel nói thêm “Tôi đảm bảo với ông nó sẽ vô cùng thú vị và đáng giá”.

Wikileaks: Nhà Trắng “tuyển mộ” Hollywood cho chiến dịch “chống Nga”

Nhà sáng lập Wikileaks – Julian Assange trước khi phát biểu tại trung tâm London (20/1/2015)

Trong khi so sánh một quốc gia với nhóm khủng bố là điều không mới trong giới quan chức Mỹ thì thông tin trên về cuộc chiến tuyên truyền của Washington thực sự là tin tức đáng giá. Đáp lại việc bị “bại lộ”, Lynton đã cung cấp 1 danh sách dài các nhà quản lý Hollywood – những người có thể là đối tác của Nhà Trắng. Trong đó có cả quản lý cấp cao của Walt Disney.

Một vài email khác được tiết lộ còn yêu cầu Lynton gây sức ép lên một số ngôi sao Hollywood để giúp đẩy mạnh chính sách đối ngoại mà chính quyền Obama đã đề ra. Có thể kể đến một số nhân vật như nam tài tử George Clooney, nữ diễn viên Natalie Portman, Kerry Washington, đạo diễn và nhà sản xuất phim Steven Spielberg, David Fincher...

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Sony và Chính phủ Mỹ không chỉ đơn giản là ở những bức email của Bộ Ngoại giao. Những tài liệu Wikileaks đưa ra cho thấy Lynton đã liên lạc với Tổng thống và còn dùng bữa tối với ông Obama.

Wikileaks cũng tiết lộ 1 email từ Thượng Nghị sĩ Đảng Dân chủ Chuck Schumer, trong đó nói về nỗi lo của ông này trước mối đe dọa mà Nga mang lại.

“Putin không chỉ là kẻ chuyên bắt nạt ở sân trường, vì vậy, nếu ông ta không chịu lùi bước, chúng ta cần đưa châu Âu vào và trở thành 1 phần của biện pháp mạnh bạo hơn”, Schumer viết cho Amy Pascal – quản lý cấp cao của Sony. “Các biện pháp trừng phạt đã gây tổn hại cho ông ta, và nguy cơ Nga bị loại ra khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và không giành được quyền đăng cai kỳ World Cup tiếp theo giúp chúng ta mạnh và chủ động hơn”.

Việc hợp tác giữa Hollywood và Chính phủ Mỹ không hẳn là điều mới mẻ. Nhà phân tích chính trị người Mỹ David Sirota từng viết trong một tác phẩm của mình: “Lầu Năm Góc rất cởi mở, nếu các nhà làm phim muốn tiếp cận với hình ảnh những chiếc xe tăng, máy bay chiến đấu... thì phải đồng ý để họ sửa phần kịch bản liên quan tới vấn đề quân sự”.

Tuy vậy, trong buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/4, phát ngôn viên Marie Harf cho biết Sony Pictures chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

“Chúng tôi đã đối thoại với nhiều công ty, đơn vị truyền thông, về những thách thức của họ mà chúng tôi nhìn thấy và những gì cần làm để chống lại kiểu tuyên truyền này. Chúng tôi cũng đang trao đổi với cả những người vốn được công chúng biết đến rộng rãi, các tập đoàn giải trí”.

Hà My (tổng hợp)