Toan tính của Trung Quốc khi “tháo rào” cho FDI

07:11 | 07/10/2023

103 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chính phủ Trung Quốc vừa có động thái bất ngờ với doanh nghiệp nước ngoài. Động thái này có góp phần làm "tan băng" quan hệ Mỹ - Trung?
Hãng chip Micron từng bị Trung Quốc điều tra
Hãng chip Micron từng bị Trung Quốc điều tra

Hồi đầu năm nay, các cơ quan chức năng Trung Quốc bất ngờ kiểm tra một loạt công ty nước ngoài: Mở cuộc điều tra về an ninh mạng đối với nhà sản xuất chip Micron Technology (Mỹ), bắt giữ một nhân viên của nhà sản xuất thuốc Astellas Pharma (Nhật Bản) và lục soát văn phòng ở Bắc Kinh của công ty thẩm định doanh nghiệp Mintz Group (Mỹ).

Động thái trên nằm trong kế hoạch từ trước đó, siết chặt quản lý hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đang làm ăn tại đại lục. Nó được thúc đẩy bởi nỗi lo vô hình, rằng vốn FDI hiển nhiên quan trọng với nền kinh tế - vẫn không đáng tin cậy!

Đạo luật bảo mật dữ liệu và an ninh mạng mới của Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài khó “miễn nhiễm” do cách diễn đạt mơ hồ về các thuật ngữ như “dữ liệu quan trọng”.

Nhưng gần đây, Bắc Kinh đang thể hiện lập trường mềm mỏng hơn đối với các quy định dữ liệu nghiêm ngặt trước đây, trong số những động thái gần đây nhằm nới lỏng quy định cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài.

Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết không cần sự giám sát của chính phủ đối với việc xuất dữ liệu nếu các cơ quan quản lý chưa quy định rằng dữ liệu đó đủ tiêu chuẩn là “quan trọng”. Điều này giúp các công ty giảm bớt một số khó khăn trong việc truyền dữ liệu xuyên biên giới và bảo vệ thông tin cá nhân một phần bằng cách chỉ định danh sách miễn trừ đối với các nghĩa vụ liên quan và một phần bằng cách cung cấp rõ ràng hơn về cách người xử lý dữ liệu.

Trung Quốc nới lỏng việc kiểm soát dữ liệu với công ty nước ngoài
Trung Quốc nới lỏng việc kiểm soát dữ liệu với công ty nước ngoài

Động thái nói trên của Trung Quốc được coi là tín hiệu từ Chính phủ Trung Quốc rằng họ đang lắng nghe những lo ngại của doanh nghiệp và sẵn sàng thực hiện các bước để giải quyết chúng, đây là một tín hiệu tích cực.

Tính đến đầu tháng 9/2023, dòng vốn FDI tháo chạy khỏi Trung Quốc diễn ra 18 tháng liên tục. Chủ trương siết chặt quản lý chỉ là một trong vô vàn hiện tượng tiêu cực xảy ra trong quan hệ Mỹ - Trung. Cũng có thể coi đó là đòn đánh trả đũa một cách “mềm mại” từ Bắc Kinh sau khi Washington liên tiếp công bố đối sách không có lợi cho tiến trình vươn lên của Trung Quốc.

Gần đây, rất nhiều quan chức hàng đầu Mỹ chủ động đến Trung Quốc, đều là những đại diện tiêu biểu về ngoại giao và kinh tế. Đặc biệt là cuộc gặp song phương giữa Bộ trưởng Thương mại Mỹ Raimondo và người đồng cấp Vương Văn Đào tại Bắc Kinh, hai bên đồng ý thành lập một nhóm để “tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề thương mại và đầu tư. Trước chuyến thăm vài ngày đã miễn trừ 27 công ty Trung Quốc ra khỏi danh sách cấm mua công nghệ Mỹ.

Đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung - Mỹ đã “ấm” lên, và có thể “dọn đường” cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến diễn ra cuối năm nay.

Nhưng trước hết, Trung Quốc có lợi khi không siết chặt với doanh nghiệp nước ngoài - trong bối cảnh kinh tế nước này gặp khó khăn. Hơn thế nữa, Bắc Kinh muốn xây dựng hình ảnh cường quốc thân thiện, hội nhập.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Lợi thế giúp Việt Nam thành Lợi thế giúp Việt Nam thành "nam châm" hút FDI mạnh nhất Đông Nam Á
Thu hút vốn FDI tăng trưởng cao, Tổng cục Thống kê nhận định gì?Thu hút vốn FDI tăng trưởng cao, Tổng cục Thống kê nhận định gì?
Dồn dập vốn đổ vào thị trường logistics ViệtDồn dập vốn đổ vào thị trường logistics Việt