Những điều ít biết về tuyến đường sắt lên Tây Tạng

13:30 | 02/09/2014

4,816 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 15-10-2005, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông tuyến đường sắt Thanh-Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng). Tại lễ khánh thành tuyến đường sắt Thanh-Tạng khi đó, Phó Thủ tướng Hoàng Cúc coi đây là một việc có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Tây Tạng và Thanh Hải, cũng như kích thích sự phát triển của khu vực miền Tây Trung Quốc.

Tuyến đường sắt Thanh-Tạng là biểu tượng cho tình đoàn kết dân tộc, là chiếc cầu vàng nối tình hữu nghị và hạnh phúc giữa trung nguyên với các dân tộc ở vùng biên cương xa xôi. Thị trưởng thành phố Cách Nhĩ Mộc (tỉnh Thanh Hải) Đỗ Tiệp khi đó cho rằng, việc hoàn tất và thông tuyến đường sắt Thanh-Tạng sẽ tạo điều kiện tốt để du lịch phát triển bởi nơi đây có rất nhiều danh thắng như Tháp Nhĩ tự, Nhật Nguyệt sơn, Thanh Hải hồ, Tam Giang nguyên, Côn Lôn Lục Nguyệt tuyết, Du Trì, Dương Bát tỉnh, Ngọc Hư phong...

Để hoàn tất tuyến đường sắt Thanh-Tạng với tổng chiều dài 1.956 km, người ta phải chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1, đoạn từ Tây Ninh đến Cách Nhĩ Mộc được khởi công từ năm 1984. Giai đoạn 2 được khởi công từ ngày 29-6-2001, đoạn từ Cách Nhĩ Mộc đến Lasa với tổng chi phí 33,09 tỷ NDT, cùng chiều dài 1.142 km. Riêng tiền đầu tư cho bảo vệ môi trường lên tới trên 1,1 tỷ NDT. Đây là khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử xây dựng đường sắt ở Trung Quốc.

Tuyến đường sắt Thanh-Tạng xuyên qua hai núi chính (Côn Lôn và Đường Cổ La) và 550 km đường đất nguy hiểm (đóng băng nhiều tầng, nhiều năm cùng một "khu vực cấm"). Mặc dù thi công trong điều kiện khắc nghiệt: phải đeo bình ôxy nặng 5kg nhưng không một công nhân nào trong số hơn 100.000 người tham gia xây dựng tuyến đường sắt Thanh-Tạng bị chết do sự cố hay lâm bệnh trong lúc lao động. Đây là một kỳ tích. Được biết, dọc theo tuyến đường sắt Thanh-Tạng, người ta đã cho xây dựng 115 bệnh xá cùng hơn 600 nhân viên y tế. Và lần đầu tiên ở châu Á hệ thống thông tin liên lạc GSM-R được đưa vào sử dụng trên tuyến đường sắt Thanh-Tạng.

Những điều ít biết về tuyến đường sắt lên Tây Tạng

Cách đây hơn 1.300 năm, Công chúa Văn Thành phải mất gần 3 năm mới tới được Lasa. Tây Tạng là vùng đất rộng lớn của Trung Quốc nằm ở phía Tây Nam, có đường biên giới chung với nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Afghanistan... Với diện tích trên 120 km2, nhiều năm qua đường lên Tây Tạng chủ yếu dựa vào máy bay và ôtô (trước đây là lừa, ngựa và lạc đà), cộng thêm chi phí vận chuyển khó khăn, đắt đỏ nên đây là một trong những nguyên nhân chính khiến vùng đất "chưa được khai phá" chậm phát triển. Đây là vùng đất được mệnh danh là nóc nhà thế giới, địa hình vô cùng hiểm trở với nhiều dãy núi nổi tiếng, trong đó có dãy Hymalaya cao nhất thế giới.

Do địa hình phức tạp, giao thông rất không thuận tiện nên trong một thời gian dài Tây Tạng hầu như ít được thế giới biết đến. Sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Chính phủ đã phải sử dụng tới 1/4 tổng số lạc đà trong toàn quốc để vận chuyển hàng hoá lên Tây Tạng nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu. Trung bình để vận chuyển 1 km hàng hoá lên Tây Tạng, 12 con lạc đà phải bỏ xác. Sau khi tuyến đường sắt Thanh-Tạng đi vào hoạt động, 75% khối lượng hàng hoá được đưa lên Tây Tạng bằng con đường này, và đó là nguồn động lực giúp Tây Tạng nhanh chóng khởi sắc. Được biết, để đảm bảo an toàn cho du khách đi trên tuyến đường sắt Thanh-Tạng, các toa tầu đã được thiết kế đặc biệt nhằm tránh cho hành khách khỏi phải chịu các chứng bệnh do độ cao gây ra.

Những cái nhất của tuyến đường sắt Thanh-Tạng. Là tuyến đường sắt nằm ở vị trí cao nhất thế giới: có nơi cao hơn mặt nước biển tới 5.072 mét. Là tuyến đường sắt chạy qua cao nguyên dài nhất thế giới: từ Cách Nhĩ Mộc đến Lasa là một chặng đường đi qua nhiều vùng đất hoang vu với tổng chiều dài lên tới 1.142 km. Là tuyến đường sắt đi qua nhiều vùng đất đóng băng nhất thế giới với tổng chiều dài 550 km. Là nơi đặt ga đường sắt cao nhất thế giới: Đường Cổ La cao hơn mặt biển tới 5.068 mét. Là nơi đặt đường hầm cao nhất thế giới: Phong Hoả Sơn cao hơn mặt nước biển 4.905 mét. Là nơi đặt tuyến đường hầm dài nhất thế giới: Côn Lôn Sơn dài 1.686 mét. Là nơi bắc cầu qua sông dài nhất thế giới: Đặc Đại kiều bắc qua sông Thanh Thuỷ dài 11,7 km. Là nơi đạt tốc độ chạy tàu lớn nhất thế giới: 100 km/giờ đối với vùng đất đóng bằng và 120 km/giờ đối với đoạn đất không đóng băng. Cây cầu dài nhất của tuyến đường sắt Thanh-Tạng: dài 11,7 km được bắc qua sông Thanh Thuỷ. Đệ nhất cầu dài 1.389,6 mét - cây cầu dài nhất bắc qua sông Trường Giang của tuyến đường sắt Thanh-Tạng. Đường hầm trên núi Phong Hoả là đường hầm cao nhất của tuyến đường sắt Thanh-Tạng, cao hơn mặt nước biển tới 4.905 mét.

Bên cạnh đó còn phải kể tới đệ nhất danh thắng: Sát Nhĩ Hãn diêm hồ (hồ nước mặn lớn nhất châu Á), Vạn Trượng diêm kiều (cầu muối lớn nhất thế giới), Bố Cách La cung là cung điện được xây dựng ở vị trí cao nhất trên thế giới so với mặt nước biển, Nạp Mộc Thố hồ là hồ nước ngọt nằm ở vị trí cao nhất trên thế giới (cao 4.718 mét so với mặt nước biển)

Tiên Du - Bắc Ninh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps