Hiểm họa từ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng sau vụ thảm sát tại New Zealand

16:53 | 16/03/2019

695 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vụ xả súng khiến 49 người thiệt mạng tại New Zealand một lần nữa cho thấy sự trỗi dậy của làn sóng cực đoan theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng trong thời đại toàn cầu hóa.

Nhân chứng vụ xả súng kinh hoàng tại New Zealand: “Thi thể nằm khắp mọi nơi”

hiem hoa tu chu nghia da trang thuong dang sau vu tham sat tai new zealand

Brenton Harrison Tarrant vẫn dùng tay làm biểu tượng phân biệt chủng tộc khi ra tòa tại New Zealand ngày 16/3. (Ảnh: Reuters)

Vụ thảm sát cướp đi sinh mạng của 49 người tại New Zealand hôm 15/3 một lần nữa cho thấy cách thức mà tư tưởng cực đoan và bạo lực lan rộng trong thế kỷ 21, thậm chí tại một quốc gia như New Zealand - nơi chưa từng chứng kiến một vụ xả súng hàng loạt nào trong hơn 20 năm qua cũng như hiếm khi có mối liên kết nào với chủ nghĩa cực đoan.

New Zealand có thể cách châu Âu hoặc Mỹ hàng nghìn km, tuy nhiên những video của tên sát thủ gây ra vụ thảm sát tại New Zealand cho thấy hắn đã bị nhiễm tư tưởng cực đoan cánh hữu toàn cầu từ nhiều nhóm cực đoan khác nhau ở châu Âu, Australia và Bắc Mỹ, cùng với đó là một hệ thống tư tưởng cực đoan trên mạng. Nghi phạm được xác định danh tính là Brenton Harrison Tarrant từ Australia và bị cáo buộc tội danh giết người.

Một “bản tuyên ngôn” có liên quan tới sát thủ được đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của hắn vào buổi sáng xảy ra vụ xả súng tại New Zealand cho thấy, tên này tự mô tả mình là một “đệ tử” và là “đồng đội” của những sát thủ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Thậm chí khi bị dẫn ra tòa trong phiên xét xử vào sáng nay, tay của Tarrant vẫn còn ra dấu hiệu và làm biểu tượng phân biệt chủng tộc.

hiem hoa tu chu nghia da trang thuong dang sau vu tham sat tai new zealand

Anders Breivik, kẻ khủng bố người Na Uy giết hại 77 người năm 2011. (Ảnh: AP)

Theo New York Times, Tarrant bị ảnh hưởng nặng nề bởi ý tưởng và phương pháp của Anders Breivik - kẻ khủng bố cực đoan cánh hữu người Na Uy giết hại 77 người vào năm 2011. Breivik đã dành tới 9 năm để lên kế hoạch cho 2 vụ tấn công khủng bố trong ngày thứ 6 đẫm máu nhất lịch sử Na Uy từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm 3 năm để viết một “bản tuyên ngôn” dài 1.518 trang lấy cảm hứng từ một số phần tử cực đoan.

Thực chất, bản tuyên ngôn của Brenton Tarrant là một danh sách gồm tên tuổi của những sát thủ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng khét tiếng. Tarrant được truyền cảm hứng từ Dylann Roof, kẻ đã sát hại 9 người Mỹ gốc Phi tại một nhà thờ ở bang Nam Carolina vào năm 2015, cùng một loạt những phần tử khác như Luca Traini, Anton Lundin Pettersson và Darren Osborne - tất cả đều là thủ phạm gây ra những vụ tấn công phân biệt chủng tộc tại châu Âu trong những năm gần đây.

Ngay cả quần áo và vũ khí của Brenton Tarrant cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng và cho thấy tư tưởng cực đoan của hắn. Tarrant đeo một miếng vải với biểu tượng được sử dụng bởi nhiều nhóm tân phát xít trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Australia.

hiem hoa tu chu nghia da trang thuong dang sau vu tham sat tai new zealand

Khẩu súng với chữ viết dày đặc được nghi phạm sử dụng trong vụ tấn công vào nhà thờ Hồi giáo tại New Zealand ngày 15/3. (Ảnh: Sky)

Những dòng chữ nguệch ngoạc trên khẩu súng trường của Tarrant thực chất là “cương lĩnh” của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng do David Lane - một tên khủng bố tân phát xít người Mỹ lan truyền. Trên áo chống đạn của nghi phạm là một biểu tượng thường được Azov Battalion, một tổ chức bán quân sự tân phát xít gốc Ukraine, sử dụng.

Khi quay trực tiếp (live-stream) video từ trên xe ô tô trước khi tiến hành vụ xả súng, Brenton Tarrant đã bật một bản nhạc gắn liền với Radoan Karadzic, cựu lãnh đạo người Serbia ở Bosnia đã gây ra cái chết của hàng nghìn người Hồi giáo Bosnia và Croatia trong một cuộc chiến sắc tộc tại vùng Balkan trong thập niên 1990.

Mặt trái của mạng xã hội

hiem hoa tu chu nghia da trang thuong dang sau vu tham sat tai new zealand

Brenton Tarrant tự quay video trong lúc xả súng và phát trực tiếp trên mạng xã hội. (Ảnh: SCMP)

Theo Matthew Feldman, giám đốc một nhóm nghiên cứu tại Anh, sự xuất hiện tràn lan của mạng xã hội, cũng như khả năng dễ dàng tiếp cận các trang web được xem là “địa bàn” hoạt động trên mạng của các nhóm cực đoan, đã cho phép sát thủ dễ dàng chìm đắm trong các cuộc trao đổi về đề tài cực đoan.

“Những người đọc được các thông tin này có thể ở New Zealand, Na Uy hoặc Canada giống như họ đang ở Mỹ. Internet là không biên giới. Không chỉ không biên giới, những trang như 4chan còn được xây dựng dành riêng cho những kẻ cực đoan cánh hữu. Bạn hoàn toàn có thể giấu tên nếu muốn và những dòng chia sẻ kích động sẽ không thể gỡ ngay được”, ông Feldman cho biết.

Tuyên ngôn của những tên sát thủ cho thấy chủ nghĩa cực đoan đã len lỏi vào mọi ngóc ngách trên mạng, tuy vậy vẫn phải kể tới cách chủ nghĩa cực đoan xuất hiện trên truyền thông chính thống và chính trị.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã lên án vụ xả súng tại New Zealand, thường xuyên đưa ra những bình luận liên quan tới phân biệt chủng tộc. Ông Trump đã ban hành chính sách cấm người nhập cư và người Hồi giáo, đồng thời có xu hướng ca ngợi những người da trắng.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 15/3 liên quan tới vụ thảm sát tại New Zealand, khi được hỏi liệu ông có thấy chủ nghĩa dân tộc da trắng đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn trên toàn thế giới hay không, tổng thống Mỹ nói: “Tôi nghĩ đó chỉ là một nhóm nhỏ gồm những người gặp những vấn đề rất nghiêm trọng”.

Mục tiêu chính trong bản tuyên ngôn của Brenton Tarrant là ngăn chặn những người Hồi giáo và không phải người da trắng kiểm soát xã hội phương Tây, đồng thời kêu gọi các nước có đông người da trắng “nghiền nát” người nhập cư, trục xuất người không phải da trắng và sinh thêm con để ngăn sự sụt giảm dân số của người da trắng.

“Hãy tống cổ những kẻ xâm lược. Hãy giành lại châu Âu”, bản tuyên ngôn nhấn mạnh.

Nghi phạm phát trực tiếp 17 phút xả súng kinh hoàng tại nhà thờ New Zealand

Những mục tiêu này từng xuất hiện trong giọng điệu giận dữ của một số chính trị gia ở châu Âu, trong đó có Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini và Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Ông Orban từng lên án mô hình xã hội đa sắc tộc và nhiều lần mô tả ông là người bảo vệ châu Âu Cơ đốc giáo trước những kẻ xâm lược Hồi giáo. Ông cũng thực thi những chính sách khuyến khích các bà mẹ Hungary bản địa sinh thêm con.

Việc Brenton Tarrant có thể phát trực vụ tấn công do hắn thực hiện thông qua các kênh mạng xã hội, từ đó dẫn tới việc lan truyền video và tuyên ngôn của hắn qua Youtube, Facebook và một số kênh phổ biến khác, cũng cho thấy cách các phần tử cực đoan lợi dụng sức lan tỏa của các hãng công nghệ và truyền thông lớn. Trong khi đó, những kẻ cực đoan này vẫn tiếp tục truyền bá thông điệp của chúng thông qua những góc khuất của các trang web mờ ám.

Những tên sát thủ như Brenton Tarrant được cho là có mục đích nhất định khi chuẩn bị sẵn một bản tuyên ngôn trước khi tiến hành thảm sát hàng loạt. Chúng rõ ràng muốn các kênh truyền thông lan tỏa thông điệp của chúng tới nhiều người hơn. Chúng muốn thu hút sự chú ý của mọi người bằng cách hành động để chứng minh cho tuyên bố của mình.

Theo Dân trí

hiem hoa tu chu nghia da trang thuong dang sau vu tham sat tai new zealandXả súng tại New Zealand: Tay súng vừa nã đạn vừa phát trực tiếp trên Facebook
hiem hoa tu chu nghia da trang thuong dang sau vu tham sat tai new zealandSáu hải cẩu lông bị chặt đầu ở vịnh New Zealand
hiem hoa tu chu nghia da trang thuong dang sau vu tham sat tai new zealandGặp gỡ cặp vợ chồng Việt “đông con cháu” nhất ở Christchurch - New Zealand

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc