Gỡ “thẻ vàng” EC, Việt Nam đang vướng điều gì?

16:11 | 29/06/2019

380 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ông Nguyễn Ngọc Oai-Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho hay, nhiều địa phương chưa xác định nhiệm vụ chống khai thác IUU là cấp bách, quan trọng để tập trung chỉ đạo, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các giải pháp chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Cuối tháng 10 tới, Đoàn thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của Uỷ ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc đáng kể để Việt Nam có thể được EC gỡ bỏ “thẻ vàng”.

go the vang ec viet nam dang vuong dieu gi
(Ảnh minh họa)

Ngay sau khi EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với Việt Nam (tháng 10/2017-PV), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ban ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố ven biển đã tập trung chỉ đạo, đề ra các giải pháp để khắc phục khuyến nghị của EC, thu về nhiều kết quả đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít tồn tại. Theo ông Nguyễn Ngọc Oai-Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), nhiều địa phương chưa xác định nhiệm vụ chống khai thác IUU là cấp bách, quan trọng để tập trung chỉ đạo, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các giải pháp chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc bố trí nguồn lực (nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất) còn rất hạn chế; năng lực nhiều cán bộ chưa đáp ứng với nhiệm vụ được giao; chưa nghiêm túc kiểm điểm, xử lý kỷ luật trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp, các ngành, lực lượng chức năng tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi tiếp tục để tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài...

Đáng chú ý, việc thực hiện các nhóm khuyến nghị của EC đến nay chưa đạt kết quả như yêu cầu đặt ra.

Báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản nêu rõ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là điều kiện tiên quyết để gỡ “thẻ vàng” hoặc nguy cơ cao bị “thẻ đỏ” trong đợt kiểm tra của Đoàn thanh tra EC vào tháng 10 tại Việt Nam, tuy nhiên, từ thời điểm EC cảnh báo “thẻ vàng” cho đến nay chưa chấm dứt tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Bằng chứng là, năm 2018 số vụ vi phạm tiếp tục tăng so với 2017 (năm 2018 xảy ra 85 vụ/137 tàu/1.162 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài tăng 28 vụ/46 tàu/379 ngư dân so với năm 2017). Trong 5 tháng đầu năm 2019, tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp với 41 vụ/69 tàu/271 ngư dân vi phạm. “Số liệu thống kê mà chúng tôi thống kê còn thấp hơn số liệu EC cung cấp. Nếu cứ để tình trạng này thì chúng ta rất dễ bị chuyển sang “thẻ đỏ” trong đợt kiểm tra tới”, ông Oai nói.

Thứ hai, về triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển cho 31.500 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên, đến nay, chưa triển khai kịp tiến độ theo lộ trình quy định tại Điều 44 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt là không thực hiện đúng cam kết với EC do chưa được bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện.

Thứ ba, hồ sơ xác nhận nguồn gốc thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc theo hệ thống (không truy xuất được dữ liệu tàu cá cập cảng và sản lượng bốc dỡ qua cảng cá; không truy xuất được nguồn gốc thủy sản từ tàu cá khai thác khi bán cho tàu chuyển tải…). Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tàu cá, giám sát hành trình, sản lượng qua cảng… phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc chưa kết nối đồng bộ. Việc ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản của thuyền trưởng tàu cá thực hiện chưa nghiêm túc, thông tin ghi trong nhật ký chưa đầy đủ, không chính xác…

M.T

go the vang ec viet nam dang vuong dieu giThấy gì từ bản đồ đánh bắt hải sản thế giới?
go the vang ec viet nam dang vuong dieu giThách thức trong phát triển nghề đánh bắt hải sản
go the vang ec viet nam dang vuong dieu giĐấu tranh chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp