Giá vàng hôm nay (30/7): Kết thúc tuần biến động

07:41 | 30/07/2023

1,465 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giá vàng thế giới trong tuần (24/7-30/7) liên tục biến động. Thị trường kim loại quý nhiều lần tăng giá sau đó bất ngờ lao dốc trong các phiên giao dịch đầu tuần và giữa tuần. Thời điểm cuối tuần, giá vàng phục hồi, tăng nhẹ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 30/7/2023, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.959,2 USD/ounce.

Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 55,82 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 10,73 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.

Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 10/2023 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 1978,3 USD/ounce, tăng 13 USD trong phiên.

Giá vàng thế giới trong tuần (24/7-30/7) liên tục biến động.

Đầu tuần (24/7-25/7) giá vàng tăng nhẹ, sau đó quay đầu giảm khi chỉ số đô la Mỹ tiếp tục phục hồi sau thời điểm chạm mức thấp nhất trong 15 tháng vào tuần trước. Các nhà đầu tư đã định giá Fed và ECB sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tuần này, vì vậy trọng tâm sẽ là các bình luận và tuyên bố của Chủ tịch Fed Jerome Powell và Chủ tịch ECB Christine Lagarde về việc tăng lãi suất trong tương lai.

Mức thấp nhất ghi nhận được giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.954,69 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 10/2023 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 1975,4 USD/ounce.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giữa tuần (26/7-27/7) vàng quay đầu tăng giá sau khi Fed quyết định tăng lãi suất 25 điểm cơ bản. Mức cao nhất ghi nhận được giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.973,29 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 10/2023 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 1991,8 USD/ounce.

Một số nhà phân tích cho rằng vàng đã giữ vững đà tăng do một số nhà đầu tư mong đợi xu hướng diều hâu hơn tại cuộc họp báo của Chủ tịch Fed.

Thorsten Polleit, nhà kinh tế trưởng tại Degussa cho rằng việc giảm cung tiền và thắt chặt các điều kiện cho vay ở Mỹ đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ tiếp tục chậm lại. Ông kỳ vọng tăng trưởng kinh tế chậm hơn sẽ khiến Fed đứng ngoài cuộc.

Ngày 28/7 vàng bất ngờ lao dốc khi dữ liệu kinh tế lạc quan của Mỹ đã đánh bại kỳ vọng của thị trường.

Giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.949,74 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 10/2023 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 1969,5 USD/ounce.

Dữ liệu kinh tế của Mỹ đã rơi thẳng vào phe diều hâu về chính sách tiền tệ, cho thấy có thể cần ít nhất một đợt tăng lãi suất nữa để tiếp tục hạ nhiệt nền kinh tế Mỹ và ngăn chặn lạm phát giá cả. Ước tính đầu tiên về tổng sản phẩm quốc nội trong quý hai của Mỹ đạt mức tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh bại kỳ vọng của thị trường về mức tăng 2,0%. Nội bộ của báo cáo GDP cũng vững chắc. Trong khi đó, đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ được báo cáo tăng 4,7% trong tháng 6 so với kỳ vọng tăng 1,5%. Ngoài ra, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ thấp hơn dự kiến. Dữ liệu trên đã thúc đẩy mạnh chỉ số đô la Mỹ và đẩy lợi tức trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tăng lên, đây là hai yếu tố khiến thị trường kim loại quý lao dốc.

Thời điểm cuổi tuần (29/7-30/7) kim loại quý phục hồi khi đồng đô la suy yếu và lạm phát của Mỹ giảm phù hợp với kỳ vọng của thị trường.

Mức cao nhất ghi nhận được giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.959,2 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 10/2023 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 1978,3 USD/ounce.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE) của nước này đã tăng 0,2% trong tháng trước, so với mức tăng 0,3% của tháng 5. Lạm phát tăng phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế.

Lạm phát trong 12 tháng qua tăng 4,1%, giảm mạnh so với mức tăng 4,6% của tháng 6. Lạm phát hàng năm cũng giảm nhẹ so với dự kiến, các nhà kinh tế đang tìm kiếm mức tăng 4,2%. Nhìn vào xu hướng rộng hơn, lạm phát vẫn ở mức cao, gần gấp đôi mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Trong khi đó, lạm phát chung trong 12 tháng qua tăng 3,0%, so với mức tăng 3,8% của tháng 5.

Mặc dù lạm phát vẫn ở mức cao, tuy nhiên một số nhà phân tích đã lưu ý rằng nó sẽ tiếp tục giảm theo đúng hướng, khiến Fed có khả năng giữ nguyên lãi suất trong tháng 9. Thời điểm các ngân hàng trung ương ngừng thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ là đòn bẩy cho thị trường kim loại quý.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 30/7, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 66,55-67,25 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và chiều bán so với cùng thời điểm ngày 29/7.

Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 66,55-67,25 triệu đồng/lượng, giữ nguyên ở cả chiều mua và chiều bán so với cùng thời điểm ngày 29/7.

Phú Quý SJC niêm yết giá vàng 9999 tại Hà Nội ở mức 66,45-67,05 triệu đồng/lượng, giữ nguyên ở cả chiều mua và chiều bán so với cùng thời điểm ngày 29/7.

Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 66,65-67,23 triệu đồng/lượng tăng 50.000 đồng ở cả chiều mua và chiều bán so với cùng thời điểm ngày 29/7.

Giá vàng hôm nay (26/7): Bất ngờ tăng khi cuộc họp của Fed bắt đầuGiá vàng hôm nay (26/7): Bất ngờ tăng khi cuộc họp của Fed bắt đầu
Giá vàng hôm nay (27/7): Tiếp đà tăngGiá vàng hôm nay (27/7): Tiếp đà tăng
Giá vàng hôm nay (28/7): Bất ngờ lao dốc khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởngGiá vàng hôm nay (28/7): Bất ngờ lao dốc khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng
Giá vàng hôm nay (29/7): Phục hồi khi lạm phát của Mỹ giảmGiá vàng hôm nay (29/7): Phục hồi khi lạm phát của Mỹ giảm

Minh Đức