Đừng vội đánh giá một quyết định quan trọng!

20:41 | 06/02/2012

471 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
 – Sau 5 ngày thực hiện phương án đổi giờ làm giờ học, chiều ngày 6/2, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tổ chức phiên họp giữa đại diện các sở, ban ngành, các trường học trên địa bàn Hà Nội để tiếp thu  những ý kiến khó khăn, vướng mắc trong quá trính đổi giờ...

Tại buổi họp, ông Mai Sỹ Nhật, Trưởng Phòng quản lý công tác học sinh – sinh viên, Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội bày tỏ những khó khăn vướng mắc của ngành Giáo dục khi phương án đổi giờ thực thi.

"Sau 5 ngày thực hiện phương án đổi giờ, nhận thấy: nhóm học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS không có sự tác động lớn. Nhóm này chủ yếu được phụ huynh đưa đón” – ông Nhật cho hay.

Theo ông Nhật, hiện trên 12 quận, huyện thuộc phương án đổi giờ có một số trường dân lập có rất nhiều cấp học (tiểu học, THCS, THPT), khoảng 80% các trường THCS –THPT có chương trình học 2 ca.

Sau 5 ngày đổi giờ, tình hình giao thông có nhiều chuyển biến.

Qua 5 ngày thực hiện nghiêm túc, các bậc phụ huynh đều thống nhất về mặt tư tưởng, tuyệt đối không có một trường nào tự đặt ra quy định về thời gian học.

Tuy nhiên, có một số vướng mắc từ việc thay đổi giờ như: Hệ thống chiếu sáng chưa được lắp đặt đồng bộ, tăng số giờ làm việc giáo viên vì phải chờ nhận và trả học sinh các lớp mầm non nhưng không tăng thời gian giảng dạy. Còn các Trường THCS giao ca sáng và chiều 15 phút, quá gần nhau nên gây nên ùn tắc cổng trường, cần kết hợp công an địa phương

“Tâm lý học sinh bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng tiếp thu trong quá trình học bị giảm sút. Ví dụ nhiều học sinh nhà quá xa trường, về nhà ăn uống muộn dẫn đến mệt mỏi không có khả năng học bài ở nhà. Ngoài ra, một số trường THPT ngoại thành (Thanh Trì, Từ Liêm) đi đường xa khi học về không có ánh sáng đèn gặp khó khăn và nguy hiểm khi đi học về” – ông Nhật khẳng định.

Ông Mai Sỹ Nhật, đại diện Sở GDĐT Hà Nội trình bày những vướng mắc.

Bên cạnh đó, theo khung giờ học mới thì cần phải có chế độ cho đội ngũ giáo viên, bảo vệ, với những trường hợp giáo viên có gia đình con nhỏ. Một số trường phổ thông liên cấp khó khăn khi đưa đón học sinh bằng phương tiện ô tô, các trường dân lập khó khăn khi thuê giáo viên giảng dạy.

“Sau khi trình bày những khó khăn vướng mắc, vị đại diện sở Giáo dục khẳng định đây là một quá trình dài hơi, cần nghiêm túc thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Quan điểm Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội, các trường nằm tròn diện đổi giờ nghiêm chỉnh chấp hành, không đước thu thêm bất kỳ khoản nào. Sau 1 tháng sẽ tổng hợp lại những ý kiến của các trường và có văn bản chính thức báo cáo lên Sở Giao thông Vận tải Hà Nội để cùng khắc phục” – Ông Nhật kết luận.

Cũng tại buổi họp, ông Lê Thanh Sắc, đại diện trường Đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội cho rằng: Trường Đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội là một trường tương đối đông sinh viên với gần 3 vạn học sinh. Hiện nay, tại 10 quận, 2 huyện đều có các trung tâm liên kết đào tạo và liên thông của trường. Việc đổi giờ tác động đến công tác đào tạo và đời sống cán bộ công nhân. Chính vì vậy, trường chưa thực hiện được vì nghỉ tết 3 tuần. Nhưng qua bàn bạc của BGH thì nhà trường cũng đang khẩn trương tìm giải pháp chống ùn tắc giao thông và cũng tự nhận thức về vấn nạn ùn tắc giao thông.

“Việc đổi giờ nếu như thực hiện theo giải pháp này sẽ ảnh hưởng tới tài sản cố định rất lớn, vì trường đang tổ chức học theo 3 ca (sáng 7h 11h30; chiều 1h30 – 17h; tối 5h30 – 8h30). Khoảng cách các ca học là rất ít, gần như 90% tài sản cố định khai thắc triệt để trong công tác giảng dạy. Vì vậy theo đề án đổi giờ chi phí tăng 30% nhưng tiền lương không tăng được, xin áp dụng theo phương án 5, điều chỉnh kết thúc ca chiều 18h để quy trình đào tạo không bị phá vỡ” – Đại điện Đại học Kinh doanh – Công nghệ Hà Nội cho hay.

Gần 300 đại biểu đại điện các cơ quan nằm trong diện thay đổi giờ làm, giờ học báo cáo khó khăn của cơ quan mình với Sở GTVT Hà Nội.

Đại điện một số quận được coi là điểm nóng về ùn tắc giao thông, như: quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Từ Liêm, đều thống nhất về quan điểm đổi giờ học – giờ làm. Tuy nhiên, đại điện công an các quận này cho rằng: Qua 5 ngày cũng chưa thể đánh giá một cách khách quan về kết quả của phương án.

“Thay đổi giờ làm 1 số nhóm qua 5 ngày thực hiện, tại quận Hoàn Kiếm có chuyển biến. Tại các tuyến như: Cửa Nam, đầu cầu Chương Dương, Hàng Đậu vào giờ cao điểm có giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên phụ huynh đưa con em đi học ở bậc học có ảnh hưởng sinh hoạt đấy là nhỏ, vấn đề lớn là giảm ùn tắc giao thông”- Đại điện công an quận Hoàn Kiếm cho biết.

Đại điện Công an quận Ba Đình cho rằng: “Cần có cách tháo gỡ, khắc phục khó khăn trong công tác đổi giờ. Nhiều nguyên nhân dẫn đến thông thoáng như: Cấm xe tải, giải tỏa lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; ổn định giờ taxi… đã được thực hiện từ trước tết, cho nên qua 5 ngày, trên địa bàn quận xảy ra ùn tắc tại cổng các trường học là do việc giao ca sáng và chiều chênh nhau 30 phút. Học sinh ra và vào bố mẹ cũng đều đứng đón cùng một lúc nên dẫn đến ùn tắc cục bộ”.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội.

Sau khi nghe đại diện các cơ quan đại điện trường học, các quận, ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã thay mặt Sở khẳng định:

“Buổi họp này là do UBND thành phố giao Sở GTVT chủ trì để lắng nghe ý kiến về các vướng mắc, khó khăn qua 5 ngày thực hiện phương án đổi giờ. Chúng ta đừng quá sớm để đánh giá kết quả của một quyết định quan trong Nhà nước. Bất kể giải pháp nào nếu không nghiêm túc, quyết tâm thì không bao giờ đạt được hiệu quả”.

“Để thực hiện tốt, chúng ta cần thực hiện một cách nghiêm tức, có trách nhiệm. Đề nghị Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội, cơ quan quản lý học sinh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND TP có phương án điều chỉnh. Để làm sao quyết định nhà nước không ảnh hưởng đến đời sống, nếu có thì hạn chế ở mức ít nhất” – ông Hùng cho hay.

T. Minh – M. Kiên