Đề xuất luật hóa việc thu phí vào nội đô với ô tô cá nhân
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội)/Ảnh: Quốc hội |
Về các loại phí liên quan đến sử dụng đường bộ, đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị cân nhắc sử dụng phí giao thông nội đô áp dụng với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung giờ nhất định để hạn chế sử dụng quá mức phương tiện ô tô cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị, đồng thời bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước để tăng cường phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông đường bộ và hệ thống giao thông công cộng.
Bên cạnh đó, theo đại biểu tại Khoản 2 điều 12 quy định về tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị so với đất xây dựng đô thị: Tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị so với đất xây dựng đô thị, nhưng không bao gồm phần công trình đường bộ đi ngầm dưới mặt đất, xây dựng trên sông, hồ, phải bảo đảm quy định sau đây: Đô thị loại đặc biệt: 18% đến 26%; Đô thị loại 1: 16 % đến 24%; Đô thị loại 2: 15% đến 22%; Đô thị loại 3: 13% đến 19%; Đô thị loại 4: 12% đến 17%; Đô thị loại 5: 11% đến 16%.
Và tại khoản 3 Điều 12 quy định Đô thị có yếu tố đặc thù thì tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ so với đất xây dựng đô thị quy định Đô thị có đường biên giới quốc gia, đô thị loại 3, loại 4 và loại 5; Đô thị ở hải đảo, khu vực dự kiến hình thành đô thị loại 5 là trung tâm hành chính của huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực dự kiến hình thành đô thị và các đô thị trực thuộc…
Theo Đại biểu Nguyễn Thị Phương Thủy, quy định như vậy là quá chi tiết và có nội dung chưa phù hợp với thực tế của nhiều địa phương trong thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai. Do đó, đại biểu đề nghị trong dự thảo luật không nên quy định quá chi tiết tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị so với đất xây dựng đô thị.
Cũng tại phiên thảo thuận, đại biểu Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn) đề nghị bổ sung hành vi lập chốt thu phí sử dụng đường bộ trái pháp luật. Đại biểu lý giải cho đề xuất này là trước thực tiễn đã xảy ra nhiều trường hợp người dân tự ý lập chốt thu phí. Mặt khác theo Nghị định 100/2029/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng hoặc thành lập trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước đồng ý. Do đó việc bổ sung hành vi này vào điều cấm là phù hợp.
Về sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ (Điều 16), đại biểu Nguyễn Thị Huế cho biết, thực tiễn quản lý đất hành lang an toàn đường bộ đối với đất chưa thu hồi gặp rất nhiều khó khăn. Đại biểu cho rằng, để thuận lợi, rõ ràng và minh bạch trong quá trình áp dụng, đề nghị nghiên cứu, bổ sung cụ thể trong dự thảo luật phạm vi người sử dụng được thực hiện hay không được thực hiện liên quan đến hành lang an toàn đường bộ chưa được nhà nước thu hồi đất.
Huy Tùng (t/h)
-
Hà Nội: Giao thông an toàn, thông thoáng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
-
8 ngày nghỉ Tết, cả nước xảy ra 411 vụ tai nạn giao thông
-
Hà Nội: Phân luồng giao thông dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
-
[Chùm ảnh] Tuyến đường rộng 40m giúp giảm ùn tắc tại TP HCM trước ngày về đích
-
TP HCM sắp xây cầu vượt thép 2.400 tỷ đồng tại nút giao Bốn Xã
-
Lòng xe điếu - Từ đặc sản hiếm thành cơn sốt mạng xã hội
-
Hải Phòng: Chủ động phòng ngừa, đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
-
Hà Nội triển khai chi đặc thù cho lực lượng phòng, chống ma túy: Nên nhân rộng mô hình ra cả nước
-
Hải Phòng: Tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị
-
Bà Rịa - Vũng Tàu bùng nổ du lịch dịp lễ: Hơn 850.000 lượt khách, doanh thu “khủng” hơn 660 tỉ đồng