Công nghệ hiện đại giúp ngành nông nghiệp bứt phá

07:00 | 22/03/2020

267 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ NN&PTNT cho biết, hàm lượng khoa học công nghệ cao giúp làm tăng sản lượng và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp.

Báo cáo về phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp của Bộ NN&PTNT cho biết, cơ sở hạ tầng cơ bản nhất cho sản xuất nông nghiệp là thủy lợi đã có bước phát triển đáng kể, được cải tạo, nâng cấp thường xuyên. Hiện, hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới cho 7,2 triệu ha trồng lúa (chiếm 95% diện tích lúa) và tiêu cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp.

Hệ thống kinh doanh dịch vụ logistics đang được hình thành và phát triển. Hệ thống các cơ sở hạ tầng thương mại lương thực, thực phẩm tiếp tục được quan tâm, đầu tư, cải tạo, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu giao thương.

cong nghe hien dai giup nganh nong nghiep but pha
Công nghệ hiện đại giúp ngành nông nghiệp bứt phá

Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, đến nay đã có bước phát triển mới. Hàm lượng khoa học công nghệ cao giúp làm tăng sản lượng và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu khoa học công nghệ tập trung vào các sản phẩm chủ lực, từng bước giải quyết bức xúc thực tiễn.

Cùng với khoa học công nghệ, Bộ NN&PTNT cũng đã đẩy mạnh chế biến, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ. Nhờ đó, mức tổn thất sau thu hoạch lúa gạo giảm từ 13% xuống còn 10%. Chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp đối với lợn chiếm trên 35%, với gà trên 40%, với trâu bò trên 45%…

Bộ NN&PTNT cũng đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt. Diện tích đã dồn điền đổi thửa cả nước đến nay đạt 693.700 ha, chiếm 6% đất sản xuất nông nghiệp. Sản xuất lương thực, thực phẩm theo các tiêu chuẩn GlobalGap, VietGap... đã dần trở nên quen thuộc với người nông dân...

Chính nhờ những thay đổi tích cực trên, toàn ngành nông nghiệp trong những năm gần đây đã có những phát triển vượt bậc. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với với năm 2018. Trong đó, riêng lĩnh vực lâm nghiệp ước đạt trên 11 tỷ USD, tăng gần 20%.

Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, tăng 14%, cao hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018. 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD tiếp tục được duy trì, trong đó có 5 mặt hàng trên 3 tỷ USD, gồm: gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; cà phê; hạt điều.

Đáng chú ý, trong năm 2019, Bộ NN&PTNN đã chỉ đạo các đơn vị tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc..., đồng thời thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ.

Đối với lĩnh vực thủy sản, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng cá da trơn Việt Nam, giảm thuế nhập khẩu cá tra, tôm từ nước ta vào Mỹ, hầu hết ở mức 0%; Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu chính ngạch 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến từ Việt Nam.

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, việc phê chuẩn và triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

P.V

cong nghe hien dai giup nganh nong nghiep but phaXuất khẩu thủy sản giảm mạnh và sẽ tiếp tục khó khăn
cong nghe hien dai giup nganh nong nghiep but phaNếu giá thịt lợn không giảm, Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu
cong nghe hien dai giup nganh nong nghiep but phaTiếp tục thực hiện Nghị quyết TW7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn