Nếu giá thịt lợn không giảm, Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Sau nhiều lần Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cộng đồng doanh nghiệp để kìm, giảm giá thịt lợn. Tuy nhiên, đến nay vẫn ở mức cao. Ông Tiến cho hay: “Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp giảm giá thịt lợn. Đặc biệt 17 doanh nghiệp lớn dù đã có cố gắng trong thời gian qua nhưng vẫn có doanh nghiệp cho biết, giá thịt lợn từ 71.000-73.000 đồng/kg nhưng vẫn bán cao hơn”.
![]() |
Nếu giá thịt lợn không giảm, Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu |
Ông Tiến cũng nói: “Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp lớn gương mẫu trong việc giảm giá thịt lợn, quanh mức 70.000 đồng/kg là hợp lý. Nếu không làm được, chắc chắn Chính phủ sẽ cho tăng cường nhập thịt lợn từ Mỹ, Canada, Australia, Nga, thậm chí từ Lào, Campuchia”.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, các địa phương cần chỉ đạo các doanh nghiệp cùng Trung ương, Chính phủ tập trung giải quyết việc kìm giá thịt lợn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch nhận định, chăn nuôi sẽ là “cứu cánh” cho ngành nông nghiệp trong năm 2020 và đảm bảo, thị trường nội địa sẽ không thiếu nguồn cung các loại thịt.
Dự kiến, tổng sản lượng thịt các loại năm nay đạt khoảng 5,8 triệu tấn, tăng 16,3% so với năm 2019. Trong đó, khoảng 3,95 triệu tấn thịt lợn; 1,42 triệu tấn thịt gia cầm; 365,3 nghìn tấn thịt bò; 14,6 tỷ quả trứng,…
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc giảm giá thịt lợn là “chung tay bảo vệ bền vững môi trường”. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đang chịu nhiều tác động tiêu cực ngoài ảnh hưởng từ Covid-19 như tính cực đoan của khí hậu thời tiết do tác động từ biến đổi khí hậu, hạn hán và dịch tả lợn châu Phi.
Nếu các nguồn lực trong ngành không bình tĩnh, cố gắng tổng lực tập trung sản xuất, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cân đối cung - cầu lương thực/ thực phẩm. “Một quốc gia có tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019 ước đạt kỷ lục 41,3 tỷ USD như Việt Nam nếu không bình tĩnh, chuẩn bị khả năng sản xuất, cung ứng sẽ mất các thị trường trong tương lai khi Covid-19 được khống chế”, Bộ trưởng cảnh báo và đưa ra 3 mục tiêu lớn toàn ngành cần chú ý: Thứ nhất, thúc đẩy sản xuất, có đủ lương thực thực phẩm cung ứng đủ cho thị trường nội địa trong mọi hoàn cảnh diễn tiến của dịch Covid-19.
Thứ hai, tập trung khống chế dịch bệnh không để phát sinh, kể cả dịch tả lợn châu Phi cũng như không để giá thực phẩm “leo thang”, chống trục lợi, đầu cơ. Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện, giữ sản xuất cho xuất khẩu khi dịch bệnh suy giảm.
Nguyễn Hưng
-
Tin tức kinh tế ngày 5/1: Cận Tết, giá lợn hơi tăng mạnh
-
Bão Trami có thể gây mưa đến 700mm, cảnh báo ngập lụt diện rộng
-
Bộ NN&PTNT đề xuất lập bản đồ chi tiết cảnh báo thiên tai
-
Xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
-
Kết nối sản phẩm khoa học, công nghệ đến gần hơn với doanh nghiệp
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 13/5: Thu nhập giảm tại các công ty dầu mỏ lớn
-
“Cởi trói” để doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
Tin tức kinh tế ngày 12/5: Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thuế quan
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay bật tăng
-
Giá vàng hôm nay (12/5): Tiếp tục duy trì ở mức cao