Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu bám sát, phối hợp Văn phòng Chính phủ để sớm có kết luận đối với Dự án NMNĐ Thái Bình 2
Cụ thể, Thường trực Chính phủ đánh giá tiến độ triển khai nhiều dự án nguồn điện rất chậm so với kế hoạch, đặc biệt là các dự án nguồn nhiệt điện có quy mô công suất lớn dự kiến đưa vào vận hành đến năm 2023. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến cân đối cung - cầu điện trong giai đoạn đến 2025, xuất hiện nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng vào các năm 2022, 2023 và khó khăn về cung ứng điện vào các năm 2020, 2021.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. |
Liên quan đến việc Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát các dự án cần thiết, cấp bách cần triển khai để đảm bảo cung ứng điện và vận hành kinh tế hệ thống điện quốc gia theo đề nghị của EVN, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 6148/TTr-BCT ngày 21/8/2019 gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị quyết định về việc quy định thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, triển khai các dự án điện và quản lý, thực hiện các dự án điện cấp bách thuộc quy hoạch phát triển điện lực.
Tại dự thảo Quyết định, Bộ Công Thương đã đề xuất danh mục các nguồn điện cấp bách bao gồm các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, Ô Môn, Nhơn Trạch, Dung Quất, miền Trung; các dự án thủy điện Hoà Bình mở rộng, Ialy mở rộng, Trị An mở rộng; một số dự án lưới điện truyền tải đồng bộ với các dự án nguồn điện cấp bách và giải tỏa công suất NLTT.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN chú ý sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) đã và đang xây dựng để đạt hiệu quả nhất và đảm bảo công khai, minh bạch. Về việc này, Cục Điện lực và NLTT là đầu mối đã tổ chức đoàn của Bộ Công Thương đi thực tế, làm việc với các địa phương và các chủ đầu tư các nhà máy điện NLTT (Ninh Thuận, Bình Thuận). Theo đó, Bộ Công Thương đã có thông báo giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tập đoàn cũng như đề nghị UBND các tỉnh, các chủ đầu tư dự án một số nội dung liên quan nhằm sử dụng hiệu quả nhất nguồn NLTT (Thông báo số 168/TB-BCT ngày 19/7/2019).
![]() |
Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng kiểm tra tiến độ dự án NMNĐ Thái Bình 2. |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá cao Cục Điện lực và NLTT đã triển khai công việc được giao một cách trách nhiệm. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lưu ý, trong thời gian ngắn tới, các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai 7 nhiệm vụ lớn mà Chính phủ đã nêu trong Thông báo số 280. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu: “Cục Điện lực và NLTT cùng Vụ Dầu khí và Than tiếp tục thực hiện chủ trương của Ban cán sự Đảng là bám sát và báo cáo kịp thời, nhất là trong phối hợp Văn phòng Chính phủ để sớm có kết luận của Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với Dự án Thái Bình 2”.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giao nhiệm vụ, các dự án phải được thực hiện nghiêm theo đúng quy định luật pháp, không điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư hay làm bất cứ gì thay đổi với nguồn đầu tư của dự án. Các đơn vị tiếp tục xây dựng các kế hoạch để thực hiện dự án bằng những nguồn lực và điều kiện nội tại của đơn vị.
Như vậy, kể từ cuộc "tổng kiểm tra" dự án NMNĐ Thái Bình 2 vào cuối tháng 7, đến nay Bộ Công Thương đã tổng hợp ý kiến của các Bộ ngành liên quan để chính thức có tờ trình Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ cơ chế cho dự án NMNĐ Thái Bình 2 với tổng công suất lên tới 1.200MW - nguồn điện lớn đủ khả năng đi vào hoạt động trong năm 2020. Dự án này đi vào hoạt động sẽ tăng khả năng cung ứng điện khoảng 7,2 tỉ kWh điện thương phẩm/năm, chắc chắn đẩy lùi nguy cơ thiếu điện cho đất nước ít nhất từ 1 đến 2 năm.
Thành Công
-
Đảm bảo cung cấp điện an toàn ổn định cho các hoạt động kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa
-
Phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới
-
Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam: Không thể khắc phục được
-
Ký kết quy chế phối hợp, Bộ Công Thương và Ủy ban QLVNN quyết gỡ khó cho doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước
-
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất thế giới
-
Ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ Blockchain
- Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Vietcombank
- Khai thác thị trường quốc tế và chính sách thuế đối với lĩnh vực sáng tạo nội dung số
- Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế thị trường
- Sắp có văn bản chính thức về việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 31/3/2023
- Tin tức kinh tế ngày 31/3: Việt Nam cần khoảng 12 tỷ USD đầu tư hạ tầng xăng dầu, khí đốt
- OPEC đã lấp đầy khoảng trống dầu mỏ Nga cho Mỹ như thế nào?
- Bản tin Năng lượng xanh: Ngân sách 80 tỷ CAD của Canada đối phó với IRA của Mỹ để “không bị bỏ lại phía sau”
- Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
- Triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn xăng dầu trị giá hơn 13 tỷ đồng
- Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 30 lần trong quý I/2023
-
Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Vietcombank
-
Khai thác thị trường quốc tế và chính sách thuế đối với lĩnh vực sáng tạo nội dung số
-
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế thị trường
-
Sắp có văn bản chính thức về việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng