Xây dựng quy định về xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ

20:02 | 23/04/2024

485 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành và kết nối với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Xây dựng quy định về xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.

Theo đó, căn cứ Điều 67, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Nghị định quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, vừa qua Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 43. Nghị định có hiệu lực từ ngày 6/6/2024, thay thế Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Nghị định số 43, gồm 5 Chương và 20 Điều. Trong đó, Chương I, quy định chung, gồm có 5 điều; từ điều 1 đến điều 5. Quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng xét tặng, giải thích từ ngữ, thời gian xét tặng, quyền và nghĩa vụ của nghệ nhân. Chương II, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, gồm có 02 điều; từ điều 6 đến điều 7.

Chương III gồm có 4 điều; từ điều 8 đến điều 11, quy định về nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng. Chương IV gồm có 6 điều; từ điều 12 đến điều 17, trong đó quy định về hồ sơ đề nghị xét tặng, nộp và tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng; quy trình thủ tục xét tặng ở hội đồng cấp tỉnh, hội đồng chuyên ngành cấp bộ, hội đồng cấp nhà nước; công bố quyết định của Chủ tịch nước và trao tặng.

Chương V gồm có 3 điều; từ điều 18 đến điều 20. Quy định chuyển tiếp đượcquy định tại chương này: Các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” đáp ứng quy định, đã gửi đến Sở Công Thương trước ngày Nghị định số 43/2024/NĐ-CP có hiệu lực, đang trong quá trình xét tặng theo quy định tại Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 123/2014/NĐ-CP.

Nghị định số 43 có một số nội dung mới so với Nghị định 123/2014/NĐ-CP. Cụ thể, về đối tượng xét tặng: Làm rõ về đối tượng xét tặng, không áp dụng đối với cá nhân đang được xét tặng hoặc đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống (do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện).

Bổ sung giải thích từ, nghề thủ công mỹ nghệ, nghề thủ công mỹ nghệ đặc thù, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Về tiêu chuẩn xét tặng, cụ thể hóa giải thưởng của các hội thi, bổ sung một số tiêu chuẩn về có sản phẩm được công nhận tiêu biểu, đánh giá phân hạng cấp quốc gia, số lượng người làm nghề. Đặc biệt đối với trường hợp Nghệ nhân ưu tú trên 70 tuổi không đáp ứng tiêu chuẩn liên quan đến đạt giải thưởng, thì có các tiêu chí xét cho phù hợp để đề nghị xét phong tặng Nghệ nhân nhân dân.

Quy định về thời gian tổ chức hoạt động xét của từng cấp hội đồng (Hội đồng cấp tỉnh không quá 90 ngày, Hội đồng cấp chuyên ngành không quá 120 ngày, Hội đồng cấp Nhà nước không quá 120 ngày).

Nghị định phân cấp cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức Lễ công bố Quyết định phong tặng của Chủ tịch nước và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cư trú tại địa phương.

Xây dựng quy định về xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ
Cần sớm hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Để triển khai Nghị quyết có hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các Bộ, ngành Trung ương có liên quan quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý CCN và xét phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định 32, Nghị định 43 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan của pháp luật; đồng thời, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Công Thương và UBND các tỉnh/thành phố trong chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về quản lý, phát triển CCN và thi đua, khen thưởng.

Tiếp tục tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát sinh và kiến nghị của địa phương, tổ chức, cá nhân về quản lý CCN và xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ để xem xét, giải quyết hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Đối với các Sở Công Thương được giao làm đầu mối, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, đơn vị liên quan, chủ động tham mưu UBND cấp tỉnh về công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung, quy định của Nghị định 32; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước tại địa phương; đề xuất kiến nghị những vấn đề vượt thẩm quyền và có báo cáo theo quy định.

Bộ trưởng cũng giao Cục Công Thương địa phương là đơn vị đầu mối, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ chủ động thực hiện tốt công tác tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện công tác quản lý nhà nước về CCN trong cả nước theo quy định tại Nghị định 32 và thực hiện xét phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề TCMN theo quy định tại Nghị định 43; đồng thời, hướng dẫn UBND cấp tỉnh trong chỉ đạo, quản lý, phát triển CCN trên địa bàn và trong hoạt động của Hội đồng xét tặng cấp tỉnh, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Nghị định số 32/2024/NĐ-CP (Nghị định 32) ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CNN) và Nghị định số 43/2024/NĐ-CP (Nghị định 43) ngày 19/4/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ, được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng công nghiệp hoá ở khu vực nông thôn theo chủ trương của Đảng, Nhà nước về “ly nông bất ly hương” và xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Nghị định số 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ (Nghị định số 43). Nghị định số 43 có hiệu lực từ ngày 6/6/2024.

Tùng Dương

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thểTiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
Thủ tướng gặp mặt các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tínThủ tướng gặp mặt các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín
Người giữ Người giữ "hồn" cho lụa Phùng Xá

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc