Bản đồ thương mại toàn cầu đang được vẽ lại

13:15 | 20/08/2023

42 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hoạt động thương mại ngày càng căng thẳng và có nguy cơ trở thành cuộc suy thoái toàn cầu. Nga nhập khẩu bằng "đường vòng", Mỹ cố tách rời Trung Quốc còn châu Âu loay hoay giảm phụ thuộc.

Xuất khẩu suy yếu

Theo công ty tài chính Citigroup, tốc độ tăng trưởng hàng năm của lượng hàng hóa nhập khẩu toàn cầu đã chuyển sang mức âm từ cuối năm 2022. Các chuyên gia dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục được duy trì hết năm nay.

Sự suy giảm trong thương mại toàn cầu được thể hiện rõ bằng tình hình xuất khẩu yếu của Trung Quốc và nhập khẩu giảm của Mỹ. Sự suy giảm này cũng đã phần nào đã phản ánh giai đoạn suy yếu của đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hiện có rất ít lý do để khẳng định rằng tình hình sẽ sớm được cải thiện. Các số liệu mới công bố hồi tuần trước cho thấy, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 đã giảm 12,4% so với cùng kỳ năm trước.

Bản đồ thương mại toàn cầu đang được vẽ lại - 1
Sự suy giảm thương mại toàn cầu được thể hiện rõ bằng tình trạng xuất khẩu yếu của Trung Quốc và nhập khẩu giảm của Mỹ (Ảnh: Freepik).

Nhưng Trung Quốc không phải nền kinh tế xuất khẩu duy nhất tại châu Á đối mặt với khó khăn. Xuất khẩu từ Đài Loan trong tháng 6 đã giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam cũng ghi nhận mức giảm 11%, Hàn Quốc giảm 6% và Ấn Độ giảm tới 13%.

"Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có thể là do đà suy giảm trong sản xuất toàn cầu sau giai đoạn tăng đột biến hậu đại dịch", Lorenzo Codogno, chuyên gia của công ty tư vấn LC Macro Advisors, chia sẻ với Wall Street Journal.

Thương mại toàn cầu đứt gãy

Theo chuyên gia David Lubin của Citigroup, có nhiều lý do khiến tăng trưởng thương mại chững lại vào thời điểm hiện tại.

Tăng trưởng thương mại bị ảnh hưởng lớn do đà phục hồi kinh tế không như kỳ vọng của Trung Quốc. Sự suy yếu trong niềm tin cũng khiến các hộ gia đình nước này chi tiêu tiết kiệm hơn, ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu.

Không những vậy, lãi suất cao ở Mỹ và châu Âu khiến các quốc gia phải vật lộn với lạm phát. Các đợt tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương cũng buộc người tiêu dùng phải chi tiêu thận trọng hơn. Qua đó, nhu cầu đối với hàng hóa của các nước xuất khẩu cũng sụt giảm.

Bản đồ thương mại toàn cầu đang được vẽ lại - 2
Tăng trưởng thương mại bị ảnh hưởng lớn do đà phục hồi kinh tế không như kỳ vọng của Trung Quốc (Ảnh: Economist).

Lạm phát cũng tác động lớn tới thương mại. Giá thực phẩm và năng lượng vẫn ở mức cao hơn so với giai đoạn trước xung đột Nga - Ukraine làm thu nhập của người dân trên toàn thế giới giảm mạnh. Dù giá các loại hàng hóa như ngũ cốc và khí tự nhiên đã giảm so với mức đỉnh hồi năm ngoái nhưng lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt.

Bên cạnh đó, xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng cũng chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ, đặc biệt là tại các nền kinh tế phát triển, cũng ảnh hưởng đến hoạt động thương mại. Khi nền kinh tế đã hoạt động bình thường trở lại, nhu cầu chi tiêu lại tập trung nhiều hơn vào các dịch vụ ăn uống, du lịch…

Thương mại dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng cao nhờ đà phục hồi của hoạt động du lịch quốc tế, được dự kiến sẽ phục hồi lên mức sát với giai đoạn trước đại dịch trong năm nay. Điều này khiến những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất ở châu Á chịu tác động rõ rệt.

Còn nhiều "cơn gió ngược"

Nửa đầu năm nay, xuất khẩu của Mỹ tăng trưởng 2,6% còn nhập khẩu lại giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính riêng trong tháng 6, nhập khẩu đã giảm 1% xuống còn 313 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2021.

"Mặc dù có vài sự cải thiện trong dòng chảy thương mại, nhưng chúng tôi dự đoán sẽ còn nhiều cơn gió ngược dưới dạng lãi suất cao, nhu cầu tiêu dùng giảm và một cuộc suy thoái nhẹ sẽ tác động tới đà phục hồi cho đến năm 2024", Matthew Martin, nhà kinh tế học đến từ Oxford Economics, nhấn mạnh với WSJ.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo đà tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ chậm lại, còn 2% trong năm nay, so với 5,2% trong năm 2022. Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đều dự báo rằng thương mại sẽ chỉ tăng trưởng 1,7% trong năm nay.

Bản đồ thương mại toàn cầu đang được vẽ lại - 3
Đà tăng trưởng chung chậm chạp sẽ còn tiếp diễn (Ảnh: EY).

Các chuyên gia đánh giá rằng đà tăng trưởng chung chậm chạp sẽ còn tiếp diễn và sẽ rất khó để có thể đạt được mức tăng trưởng 4,9% trước đại dịch. Họ cũng thể hiện quan ngại về tầm ảnh hưởng kéo dài của tình trạng đối đầu địa chính trị đối với thương mại toàn cầu.

"Chúng tôi chứng kiến ngày càng nhiều những hạn chế trong thương mại được áp đặt bởi các nước này nhằm vào các nước khác. Điều này tác động sâu sắc đến các hoạt động đầu tư trực tiếp", Pierre-Olivier Gourrinchas, chuyên gia kinh tế đến từ IMF, chia sẻ với WSJ.

Mỹ cũng hạn chế các khoản đầu tư vào các công ty công nghệ Trung Quốc nhằm giảm khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ của Mỹ. Chính quyền Tổng thống Biden cũng duy trì phần lớn các hàng rào thuế quan nhằm vào hàng hóa Trung Quốc có từ thời Tổng thống Donald Trump.

Nhiều nước châu Âu cũng đang ngăn chặn bớt những khoản đầu tư đến từ Trung Quốc. Không chỉ vậy, các quốc gia này đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu Trung Quốc.

Mỹ - Trung khó tách rời

Theo Economist, những thành công trong việc tách rời kinh tế khỏi Trung Quốc đến nay chỉ là bề nổi và thực chất chính sách của Mỹ không hiệu quả.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp ngày càng lo lắng về rủi ro địa chính trị. Năm 2018, 2/3 hàng nhập khẩu của Mỹ đến từ Trung Quốc. Năm ngoái, tỷ lệ này chỉ còn hơn một nửa. Thay vào đó, Mỹ đã quay sang mua hàng Ấn Độ, Mexico và Đông Nam Á.

Dòng vốn đầu tư cũng đang điều chỉnh. Năm 2016, các công ty Trung Quốc đầu tư đến 48 tỷ USD vào Mỹ. Sau 6 năm, con số này đã giảm còn 3,1 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc chiếm phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài mới tại châu Á nhưng năm ngoái, họ đã nhận được ít hơn Ấn Độ.

Bản đồ thương mại toàn cầu đang được vẽ lại - 4
Mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp ngày càng lo lắng về rủi ro địa chính trị (Ảnh: Global Times).

Tuy nhiên, sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc vẫn nguyên vẹn. Nghiên cứu của IMF cho thấy trong các lĩnh vực tiên tiến mà Mỹ muốn rời xa Trung Quốc, thì những quốc gia thâm nhập được nhiều nhất vào thị trường Mỹ lại là những quốc gia có liên kết công nghiệp gần nhất với Trung Quốc.

Chuỗi cung ứng đã trở nên phức tạp hơn và thương mại trở nên đắt đỏ hơn. Nhưng sự thống trị của Trung Quốc vẫn được các chuyên gia đánh giá là không suy giảm.

Vẽ lại bản đồ thương mại toàn cầu

Mặt khác, nỗ lực của phương Tây trong việc cô lập Nga đã cho thấy nhiều điểm yếu của thương mại toàn cầu. Bất chấp các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow và lời kêu gọi doanh nghiệp rút khỏi Nga, nhiều công ty Mỹ và châu Âu vẫn tiếp tục giao thương với quốc gia này.

Sự gia tăng đột biến hàng hóa xuất khẩu của Đức tới những nước nằm sát Nga làm dấy lên nghi ngờ rằng Nga vẫn nhập khẩu nhiều hàng hóa của phương Tây thông qua các tuyến đường vòng.

Các nước châu Âu cũng tiến hành thay thế phần lớn dầu và khí đốt Nga bằng các nguồn khác. Ngược lại, Nga chuyển hướng xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc và những khách hàng khác trong khu vực.

Mỹ và châu Âu tăng cường hợp tác thương mại với nhau nhiều hơn khi thương mại giữa phương Tây với Trung Quốc suy giảm. Kết quả là trong nửa đầu năm nay, lần đầu tiên trong gần 2 thập kỷ, Mỹ giao dịch với Mexico và Canada nhiều hơn so với Trung Quốc. Còn các quốc gia đang phát triển chuyển hướng xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn thay vì phương Tây. Bản đồ thương mại toàn cầu đang được vẽ lại.

Bản đồ thương mại toàn cầu đang được vẽ lại - 5
Nga có thể vẫn nhập khẩu nhiều hàng hóa của phương Tây thông qua các tuyến đường vòng (Ảnh: Unsplash).

Nền kinh tế thế giới nhanh chóng trở nên liên kết chặt chẽ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001. Trong suốt nhiều năm, tỷ lệ đóng góp của thương mại đầu tư xuyên biên giới đã tăng trên toàn cầu. Nhưng toàn cầu hóa bắt đầu chững lại từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Hầu hết nhà kinh tế học đều cho rằng, sự gia tăng của thương mại đã đem đến nhiều lợi ích, giúp cho hàng trăm triệu người dân thoát khỏi cảnh nghèo đói và tăng sản lượng chung ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

Nhưng lợi ích đó lại không được chia sẻ đồng đều, khi công nhân có mức lương từ trung bình cho đến thấp ở các nước giàu cảm thấy bị bỏ lại phía sau.

Nhiều nhà kinh tế học lo ngại rằng sự đảo ngược bùng nổ thương mại trong thế kỷ này sẽ mang đến những hậu quả nặng nề về kinh tế, khiến giá cả tăng cao và hiệu suất thấp nếu như hoạt động sản xuất được dịch chuyển về những nước đồng minh với nhau.

"Xét về mặt kinh tế, một sự chia rẽ thế giới thành 2 khối sẽ là một tổn thất lớn", ông Codogno nhấn mạnh với WSJ.

Theo Dân trí

Trung Á được lợi gì khi duy trì thương mại với Nga?Trung Á được lợi gì khi duy trì thương mại với Nga?
Ấn Độ tung loạt “vũ khí” để thoát phụ thuộc Trung QuốcẤn Độ tung loạt “vũ khí” để thoát phụ thuộc Trung Quốc

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,250 75,250
Nguyên liệu 999 - HN 74,150 75,150
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 28/04/2024 00:02
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 28/04/2024 00:02
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 28/04/2024 00:02

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 28/04/2024 00:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,236 16,256 16,856
CAD 18,226 18,236 18,936
CHF 27,195 27,215 28,165
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,092 31,102 32,272
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 155.83 155.98 165.53
KRW 16.19 16.39 20.19
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,215 2,335
NZD 14,779 14,789 15,369
SEK - 2,245 2,380
SGD 18,035 18,045 18,845
THB 632.42 672.42 700.42
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 28/04/2024 00:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 28/04/2024 00:02
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 28/04/2024 00:02