Ai phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng năng lượng đang diễn ra khắp nơi?

20:58 | 05/10/2021

582 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhu cầu về than và khí đốt tự nhiên đã vượt quá mức kỷ lục trước đại dịch, và dầu mỏ cũng không phải ngoại lệ. Điều này cho thấy đại dịch không những không làm giảm nhu cầu cũng như không đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.
Ai phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng năng lượng đang diễn ra khắp nơi?
Cuộc khủng hoảng nhiên liệu ở Anh đã kéo dài mấy tuần qua

Tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên trên toàn cầu, giá khí đốt và than đá ở mức kỷ lục, tình trạng thiếu điện của Trung Quốc và mức giá dầu cao nhất trong 3 năm qua cho thấy cùng một điều: nhu cầu về năng lượng đang trên đà gia tăng và thế giới vẫn cần nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng hầu hết các nhu cầu này.

Ông Cuneyt Kazokoglu, người đứng đầu bộ phận phân tích nhu cầu của hãng tin Reuters cho biết: “Sự sụt giảm nhu cầu trong thời kỳ đại dịch hoàn toàn liên quan đến quyết định hạn chế di chuyển của các chính phủ và không liên quan gì đến quá trình chuyển đổi năng lượng. Chuyển đổi năng lượng và khử carbon là chiến lược kéo dài và không diễn ra trong một sớm một chiều".

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), hơn 3/4 nhu cầu năng lượng toàn cầu vẫn được đáp ứng bằng nhiên liệu hóa thạch và chưa đến 1/5 là năng lượng tái tạo phi hạt nhân.

Các chính sách chuyển đổi năng lượng đã bị chỉ trích vì làm tăng giá năng lượng. Ở một số nơi, chẳng hạn như ở châu Âu, các chính phủ không muốn mở lại các nhà máy nhiệt điện than để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng.

Tại Trung Quốc, các chính sách giảm phát thải đã góp phần vào quyết định của chính phủ trong việc phân bổ năng lượng cho ngành công nghiệp nặng.

Nhưng phần lớn giá năng lượng tăng chỉ đơn giản là do các nhà sản xuất đã phải giảm năng lực sản xuất vào năm ngoái, khi đại dịch gây ra sự sụt giảm nhu cầu chưa từng có.

Các nhà sản xuất khí đốt, than đá và ở mức độ thấp hơn là dầu mỏ, đã mất cảnh giác trước sự phục hồi kinh tế, phần lớn là do các gói kích thích chi tiêu của chính phủ trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng.

Các chính sách quốc gia cũng đóng một vai trò trong vấn đề cung cấp điện. Ở Trung Quốc, sự kiểm soát của nhà nước đối với giá điện khiến các công ty bán điện lỗ vốn vì giá than quá cao.

Các công ty công năng lượng của Trung Quốc đang sản xuất dưới công suất để tránh thua lỗ, chứ không phải vì họ không thể sản xuất nhiều hơn.

Ngoài ra, việc thiết kế và xây dựng hầu hết các dự án khí đốt mất vài năm, do đó, sự thiếu hụt hiện tại phản ánh các quyết định đầu tư được đưa ra trước đại dịch - và trước khi thực hiện các chính sách chuyển đổi năng lượng hiện hành.

Giám đốc Điều hành IEA Fatih Birol cho biết các chính sách chuyển đổi năng lượng không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Dự báo giá dầu: dầu giao động không nhiều trên nền nguy cơ khủng hoảng năng lượngDự báo giá dầu: dầu giao động không nhiều trên nền nguy cơ khủng hoảng năng lượng
Khủng hoảng năng lượng châu Âu khiến thị trường căng thẳng và giá cao kỷ lục còn tiếp diễnKhủng hoảng năng lượng châu Âu khiến thị trường căng thẳng và giá cao kỷ lục còn tiếp diễn
Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung LNG trong bối cảnh khủng hoảng năng lượngTrung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung LNG trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng

Nh.Thạch

AFP