Vì sao Nam Phi từ chối hợp tác với chính phủ Hà Lan và Đan Mạch về hydro xanh?

08:31 | 30/06/2023

527 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ trưởng Bộ Năng lượng của Nam Phi đã bị phe đối lập cáo buộc trì hoãn quá trình chuyển dịch năng lượng, sau khi quyết định bỏ qua cơ hội hợp tác với chính phủ Hà Lan và Đan Mạch để thực hiện một thỏa thuận lớn về hydro xanh.
Vì sao Nam Phi từ chối hợp tác với chính phủ Hà Lan và Đan Mạch về hydro xanh?
Ông Gwede Mantashe - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên khoáng sản và Năng lượng Nam Phi

Ông Gwede Mantashe - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên khoáng sản và Năng lượng Nam Phi, đã không ký thỏa thuận thành lập một quỹ đầu tư trị giá tỷ đô mà Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cùng chính phủ Hà Lan và Đan Mạch đề xuất. Trong mắt đảng Liên minh Dân chủ Nam Phi (DA) - phe đối lập chủ yếu, động thái này là "không thể chấp nhận được".

"Quyết định gần đây của ông Mantashe về việc hủy bỏ một cuộc họp cấp cao "đã được lên kế hoạch" với các nhà lãnh đạo châu Âu để khởi động một sáng kiến ​​​​năng lượng xanh do châu Âu tài trợ là vô cùng đáng lo ngại", theo đảng DA trong một tuyên bố. Họ cũng kêu gọi sa thải Bộ trưởng.

Tuy Bộ trưởng vắng mặt, sáng kiến ​​​​vẫn được khởi động. Mặc dù đã được mời, ông Mantashe đã không tham dự buổi ra mắt thỏa thuận ở Pretoria, mà chọn tham dự một hội nghị thượng đỉnh riêng về năng lượng do một liên đoàn công đoàn lớn tổ chức.

Ông Nathi Shabangu - Phát ngôn viên của Bộ Năng lượng Nam Phi, cho AFP biết: Sự vắng mặt của Bộ trưởng không đồng nghĩa với việc ông không chấp nhận thỏa thuận này. Theo người phát ngôn, ông Mantashe đã không ký vào đó "vì ông ấy chưa được xem qua nội dung biên bản thỏa thuận và không thể ký vào những gì mà ông ấy chưa đọc".

Vào đầu tuần này, Tổng thống Nam Phi cho biết, quỹ hợp tác này sẽ "thúc đẩy sự phát triển của ngành hydro xanh". Trong quá khứ, ông Mantashe đã tích cực hỗ trợ vận động hành lang về than. Vào năm 2022, ông nói rằng, loại bỏ than quá nhanh sẽ không mang lại lợi ích cho đất nước và có thể gây ra thiệt hại cho nền kinh tế và mất việc làm.

Vụ việc này đã khơi dậy cuộc tranh luận về quá trình chuyển dịch sang năng lượng sạch hơn trong nội bộ chính phủ Nam Phi. Từ lâu, những hiệp hội ngành mỏ vẫn luôn ủng hộ chính phủ.

DA cho biết: “Chúng tôi không thể để cho một người ngoan cố và có ý thức hệ kém nắm giữ vị trí Bộ trưởng Năng lượng”. Đồng thời, đảng DA cáo buộc ông Mantashe đã “cản trở quá trình thực hiện một cuộc chuyển dịch năng lượng nhanh chóng và công bằng”.

Nam Phi là một xứ sở giàu than đá, nhưng có nhu cầu năng lượng cao. 80% điện năng của đất nước được sản xuất nhờ than đá, trong 15 nhà máy nhiệt điện than cũ kỹ. Đất nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, dẫn đến tình trạng cắt điện kéo dài đến 12 giờ mỗi ngày.

Kể từ năm 2021, để thực hiện quá trình chuyển dịch sang năng lượng xanh, Nam Phi - nằm trong số 12 quốc gia phát thải carbon nhiều nhất trên toàn thế giới, đã xin viện trợ và cho vay vài tỷ USD từ những thể chế quốc tế.

Ai Cập thông qua “cuộc cách mạng năng lượng vĩ đại trong tương lai” Ai Cập thông qua “cuộc cách mạng năng lượng vĩ đại trong tương lai”
Tunisia trở thành yếu tố quan trọng cho năng lượng xanh ở châu Âu Tunisia trở thành yếu tố quan trọng cho năng lượng xanh ở châu Âu
Oman - nhà vô địch trong ngành hydrogen “tái tạo” tại Trung Đông Oman - nhà vô địch trong ngành hydrogen “tái tạo” tại Trung Đông

Ngọc Duyên

AFP