Đường nhập lậu tràn ngập - Mía đường nội lâm nguy

11:25 | 09/08/2019

658 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), hằng năm, ngành mía đường đã sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn đường, đóng góp ngân sách khoảng 20.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mía đường và nông dân trồng mía đang lâm nguy khi lượng đường tồn kho ngày càng lớn, không tiêu thụ nổi, giá mía giảm thấp, diện tích trồng mía thu hẹp, bởi đường nhập lậu tràn ngập trên thị trường.

“Ngộp thở” vì đường nhập lậu

Năm 2019 là năm thứ ba liên tiếp ngành mía đường Việt Nam gặp khó khăn. Theo số liệu của VSSA, tổng diện tích mía nguyên liệu hiện nay đã giảm từ 30-60%. Tình trạng thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy sản xuất đường phải duy trì công suất thấp. Đến thời điểm hiện tại, cả nước còn tồn kho khoảng 650 nghìn tấn đường. Riêng Công ty CP Mía đường Sơn La tồn kho gần 40.000 tấn đường (khoảng 500 tỉ đồng). Công ty CP Mía đường Tuy Hòa tồn kho khoảng 15.000 tấn đường (hơn 170 tỉ đồng). Đây là mức tồn kho kỷ lục từ trước đến nay. Hiện có 17/30 nhà máy sản xuất đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu. Khó khăn chồng chất khó khăn khiến doanh nghiệp mía đường Việt Nam không còn sức cạnh tranh, đứng trước nguy cơ nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất, thậm chí có thể phá sản bất cứ lúc nào.

duong nhap lau tran ngap mia duong noi lam nguy
Đường nhập lậu bị bắt giữ

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khó khăn nghiêm trọng của ngành mía đường là tình trạng buôn lậu đường qua biên giới và gian lận thương mại. Giai đoạn 1999-2008, lượng đường nhập lậu khoảng 100.000 tấn/năm. Đến giai đoạn 2009-2015, lượng đường nhập lậu tăng gấp 3 lần, khoảng 350.000 tấn/năm. Từ niên vụ 2015-2016, lượng đường nhập lậu và gian lận thương mại ước tính khoảng 800.000 tấn/năm. Lượng đường nhập lậu tăng theo cấp số nhân, rất đáng quan ngại.

Giai đoạn 1999-2008, lượng đường nhập lậu khoảng 100.000 tấn/năm. Đến giai đoạn 2009-2015, lượng đường nhập lậu tăng gấp 3 lần, khoảng 350.000 tấn/năm. Từ niên vụ 2015-2016, khối lượng đường nhập lậu và gian lận thương mại ước tính khoảng 800.000 tấn/năm. Rất đáng quan ngại.

Đường nhập lậu từ Thái Lan công khai, thách thức dư luận và cơ quan chức năng. Đường lỏng sản xuất từ tinh bột ngô (HFCS) nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng lớn và có chiều hướng gia tăng, đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất đường nội địa. Khu vực buôn lậu đường “nóng” nhất là các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Ðồng Tháp, Long An, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Ngoài ra còn được vận chuyển qua đường biển ở Hải Phòng, Thái Bình... Đường nhập lậu được tập kết dọc biên giới Lào và Campuchia rồi vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy vào nước ta, sau đó được đưa đến nơi tập kết và vận chuyển bằng ôtô về các điểm tiêu thụ.

Theo VSSA, thông thường, sau khi tập kết vào nước ta, đường nhập lậu được gỡ bỏ bao bì của nước sản xuất rồi “mặc” bao bì, nhãn mác của nhà máy, công ty đường trong nước để đánh lừa người tiêu dùng… Tuy nhiên, trước đây các đối tượng buôn lậu sang chiết đường cát vào những bao nhỏ, vận chuyển ban đêm để tránh bị phát hiện, thì nay ngang nhiên vận chuyển bằng xe tải lớn, khi đưa vào thị trường trong nước, bán tại các cửa hàng vẫn còn nguyên bao, nhãn mác nước ngoài. “Có thời điểm lực lượng quản lý thị trường ập vào kho và phát hiện, bắt giữ được hàng chục tấn đường còn nguyên bao, mác, chữ Thái Lan” - Chủ tịch VSSA Phạm Quốc Doanh cho biết.

Chỉ riêng hai khoản thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng không phải chịu đã khiến đường nhập lậu rẻ hơn đường nội địa khoảng 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, Chính phủ có chủ trương cho phép tạm nhập, tái xuất đường nhưng kiểm soát không tốt dẫn tới đường tạm nhập được tuồn ra tiêu thụ trên thị trường nội địa, gây khó khăn chồng chất cho việc tiêu thụ đường trong nước. Để cạnh tranh với đường nhập lậu, các doanh nghiệp bắt buộc phải hạ giá đường nội địa 1.000 đồng/kg, cũng đồng nghĩa với việc phải giảm giá mua mía nguyên liệu của nông dân. Hệ lụy này dẫn đến hệ lụy khác.

duong nhap lau tran ngap mia duong noi lam nguy

Giải pháp nào thoát hiểm?

Trước tình hình khó khăn của ngành mía đường, mới đây VSSA đã có kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần cơ cấu lại sản xuất nguyên liệu mía nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu để nông dân có lãi.

Theo VSSA, cần cơ cấu lại giá mía nguyên liệu theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp với nông dân theo tỷ lệ 70/30. Giá 1 tấn mía nguyên liệu tương đương 70kg đường với giá chưa có thuế giá trị gia tăng tại cửa nhà máy. Cần cơ cấu lại công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị, nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đủ khả năng cạnh tranh; phấn đấu giá thành đường sản xuất nội địa dưới 10.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, VSSA nhấn mạnh đến những giải pháp đa dạng các sản phẩm từ đường, bao gồm các sản phẩm chính là đường các loại; điện sinh khối từ bã mía; nhiên liệu sinh học (ethanol, cồn từ mật rỉ và mía); phân bón hữu cơ, vi sinh từ bã bùn…; đồng thời cơ cấu lại và vận hành hệ thống thương mại đường theo cơ chế thị trường; tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước nhằm ổn định sản xuất, bình ổn thị trường giá cả trong nước, chia sẻ lợi ích giữa sản xuất và tiêu dùng; có giải pháp chủ động điều tiết, quản lý lượng đường nhập khẩu khi xóa bỏ hạn ngạch thuế quan…

Hội nhập là tất yếu, nhưng trong hoàn cảnh cạnh tranh bất bình đẳng vì đường nhập lậu, gian lận thương mại ngày càng tăng đang đẩy ngành mía đường nước ta vào thế khó. Hàng triệu hộ nông dân trồng mía, hàng chục doanh nghiệp chế biến đường trong cả nước chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn, thậm chí ngành mía đường Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”, gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào đường nhập khẩu.

Giải pháp cứu mía đường

Phóng viên Báo Năng lượng Mới ghi một số ý kiến của đại diện doanh nghiệp mía đường, chuyên gia kinh tế về những giải pháp cứu nguy cho ngành đường Việt Nam.

TS Võ Trí Thành - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Thực thi pháp quyền là quan trọng nhất

duong nhap lau tran ngap mia duong noi lam nguy

Tình hình đường nhập lậu hiện nay đã tác động rất rõ đến sản xuất đường trong nước.

Dĩ nhiên, một mặt nào đó, người tiêu dùng được hưởng lợi, nhiều doanh nghiệp sản xuất cà phê, bánh kẹo cũng thuận lợi hơn do giá đường bán trên thị trường rẻ.

Nhưng xét ở góc độ doanh nghiệp sản xuất đường thì việc đường nhập lậu tăng cao, giá đường xuống thấp khiến lượng đường tồn kho tăng cao, doanh nghiệp gặp khó khăn vì thua lỗ.

Việc không kiểm soát được đường nhập lậu sẽ không khuyến khích đầu tư trong nước, ngành mía đường sẽ khó có thể phát triển. Bên cạnh đó, tình trạng không kiểm soát được đường nhập lậu sẽ thể hiện quyền uy của pháp quyền hạn chế, trong khi pháp quyền là yếu tố quan trọng cho một quốc gia phát triển.

Một vấn đề nữa cũng đang gây khó đối với doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước là tình trạng tạm nhập, tái xuất đang diễn ra rất phổ biến. Việc tạm nhập, tái xuất liên quan đến thuận lợi hóa thương mại và cũng là một thông lệ trong quan hệ thương mại giữa các nước. Nhưng có vấn đề lớn là tạm nhập nhưng không tái xuất mà để bán trong nước, hay tạm nhập, tái xuất nhưng lại làm méo mó những dữ liệu để lách thuế.

Để hạn chế được hai vấn đề trên, việc thực thi pháp quyền vẫn là quan trọng nhất. Việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật sẽ giúp tạm thời làm yên ổn thị trường. Có như vậy, doanh nghiệp mới có cơ hội để giải quyết phần nào lượng đường tồn kho hiện tại.

Ông Lê Hồng Thái - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Casuco: Khuyến khích nông dân trồng mía

duong nhap lau tran ngap mia duong noi lam nguy

Hiện nay, diện tích mía của Casuco chỉ còn khoảng 7.000ha, trước đây tới 12.000-15.000 ha. Lý do giảm mạnh diện tích là do nông dân trồng mía khó khăn nên chuyển đổi sang trồng loại cây khác. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất đường bị lỗ do giá đường giảm sâu, đường nhập lậu tràn lan, quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất chưa tốt.

Giá đường sản xuất của chúng tôi không thua kém các nước trong khu vực nhưng không cạnh tranh nổi với đường nhập lậu. Thái Lan có chương trình trợ giá rất tốt nên đường Thái Lan đủ sức cạnh tranh với hầu hết đường của các nước. Hiện chúng tôi có 2 nhà máy nhưng chỉ 1 nhà máy hoạt động, vì chỉ có 400.000-500.000 tấn mía nguyên liệu trong khi cần tới 800.000 tấn. Chúng tôi đang tập trung thực hiện các giải pháp để khuyến khích nông dân gắn bó với cây mía như đưa giống mía chất lượng cao, nghiên cứu thiết bị đốn chặt, mua mía tại ruộng để giảm bớt các chi phí.

Thiết nghĩ, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích đối với nông dân trồng mía. Hiện ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có lúa và mía. Nếu tính chuyển đổi sang cây ăn trái, hay đào ao nuôi cá thì liệu có bảo đảm được đầu ra không?

Nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ thì 100 triệu dân Việt Nam sẽ ăn đường Thái Lan, vì nhà máy sản xuất đường trong nước sẽ phải đóng cửa hết. Cây mía nằm trong danh mục cây xóa đói giảm nghèo. Trước đây, Chính phủ đã có chương trình 1 triệu tấn đường, hình thành 44 nhà máy sản xuất đường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước năm 1990, chúng ta phải nhập khẩu cả tỉ USD đường để phục vụ tiêu dùng. Nhưng khi có 44 nhà máy này, hơn 1 triệu tấn đường theo chương trình của Chính phủ đã đáp ứng nhu cầu đường trong nước, không phải nhập khẩu, tiết kiệm nhiều ngoại tệ.

Ông Nguyễn Văn Lộc - Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường MK: Có biện pháp cứng rắn

với đường nhập lậu

duong nhap lau tran ngap mia duong noi lam nguy

Thực chất, cách hội nhập của doanh nghiệp Thái Lan đang được đánh giá là cạnh tranh không công bằng. Giá thành sản xuất đường của Thái Lan không thấp hơn Việt Nam, nhưng Chính phủ Thái Lan trợ cấp cho nông dân, trợ cấp cho đường xuất khẩu, khiến giá đường xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất. Brazil đã có đủ bằng chứng về việc này và đã kiện ngành đường Thái Lan lên WTO.

Việt Nam phải có biện pháp cứng rắn với đường nhập lậu. Tính đến nay, đường nhập lậu đã hoành hành ở nước ta hơn 20 năm. Có những giai đoạn chúng ta đã ít nhiều kiểm soát được vấn nạn này. Cụ thể như vụ bắt giữ trùm buôn lậu đường mấy năm trước đã có những tác động lớn đến tình hình đường nhập lậu lúc bấy giờ. Theo các doanh nghiệp đường trong nước, giai đoạn đó tình trạng buôn lậu đường giảm mạnh. Tuy nhiên, 3 năm gần đây, tình trạng nhập lậu đường tái diễn phức tạp, không thể kiểm soát nổi.

Điều đó chứng tỏ một khi luật pháp thể hiện được tính nghiêm minh thì đường nhập lậu sẽ giảm.

Ông Thái Văn Hùng - Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Tuy Hòa: Không chọn tạm nhập,tái xuất đường

duong nhap lau tran ngap mia duong noi lam nguy

Doanh nghiệp có thể tạm nhập, tái xuất đường nhưng chúng tôi không chọn phương cách đó vì nó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và người bị ảnh hưởng lớn nhất là nông dân.

Hiện nay, thay vì nhập đường thô, một số doanh nghiệp còn nhập luôn đường tinh luyện, sau đó chỉ thay bao bì và trà trộn vào đường sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, việc không kiểm soát được đường nhập lậu từ phía Tây Nam nước ta nhiều năm qua, cộng với hành động “nhập nhèm” của đường tạm nhập, tái xuất khiến doanh nghiệp mía đường trong nước không đủ sức cạnh tranh về giá.

Đặc biệt, thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đến đầu năm 2020, thuế suất thuế nhập khẩu đường chỉ còn 0%, đẩy doanh nghiệp mía đường làm ăn chân chính vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, nguy cơ phá sản rất cao.

TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế: Quyết liệt quy hoạch lại ngành mía đường

duong nhap lau tran ngap mia duong noi lam nguy

Mía đường là ngành sản xuất quan trọng, không chỉ với nông nghiệp, nông dân. Vì thế, cần phải có cách nhìn đúng đắn để từ đó quyết liệt quy hoạch lại ngành mía đường trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Theo đó, tôi cho rằng, mía đường Thái Lan được Chính phủ bảo hộ với nhiều chính sách, trong đó có trợ giá, tại sao Việt Nam không làm như vậy? Chúng ta cũng phải đưa ra những giải pháp bảo hộ cần thiết phù hợp và khả thi. Nếu không làm được, không có những giải pháp bảo hộ khả thi, đó là lỗi của ngành Công Thương.

Về vấn đề buôn lậu đường, phải có luật xử trách nhiệm cá nhân. Đồng thời, phải quy hoạch ổn định ngành mía đường tương tự với quy hoạch an ninh lúa gạo, ngăn chặn tình trạng tự phát gắn với chính sách phát triển chuỗi công nghiệp chế biến. Cần phải thực hiện hỗ trợ cho ngành mía đường tất cả các khâu, từ giống, tiêu dùng đến xuất khẩu…

Ngoài ra, chúng ta phải mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác trong nước để tái cơ cấu ngành mía đường. Bên cạnh đó, cần tính đến việc đa dạng hóa các sản phẩm từ mía đường, đặc biệt là những sản phẩm năng lượng.

Minh Lê

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC HCM 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Nguyên liệu 9999 - HN 74,200 ▲950K 75,150 ▲950K
Nguyên liệu 999 - HN 74,100 ▲950K 75,050 ▲950K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
TPHCM - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Hà Nội - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Hà Nội - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Đà Nẵng - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Đà Nẵng - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Miền Tây - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Miền Tây - SJC 83.000 ▲1000K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.400 ▲500K 74.200 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.400 ▲370K 55.800 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.160 ▲290K 43.560 ▲290K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.620 ▲210K 31.020 ▲210K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,365 ▲60K 7,570 ▲60K
Trang sức 99.9 7,355 ▲60K 7,560 ▲60K
NL 99.99 7,360 ▲60K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,340 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
Miếng SJC Thái Bình 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Miếng SJC Nghệ An 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Miếng SJC Hà Nội 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 ▲1000K 85,200 ▲900K
SJC 5c 83,000 ▲1000K 85,220 ▲900K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 ▲1000K 85,230 ▲900K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,700 ▲600K 75,400 ▲600K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,700 ▲600K 75,500 ▲600K
Nữ Trang 99.99% 73,600 ▲700K 74,600 ▲600K
Nữ Trang 99% 71,861 ▲594K 73,861 ▲594K
Nữ Trang 68% 48,383 ▲408K 50,883 ▲408K
Nữ Trang 41.7% 28,761 ▲250K 31,261 ▲250K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,326 16,426 16,876
CAD 18,311 18,411 18,961
CHF 27,324 27,429 28,229
CNY - 3,456 3,566
DKK - 3,595 3,725
EUR #26,718 26,753 28,013
GBP 31,293 31,343 32,303
HKD 3,161 3,176 3,311
JPY 158.32 158.32 166.27
KRW 16.62 17.42 20.22
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,271 2,351
NZD 14,848 14,898 15,415
SEK - 2,281 2,391
SGD 18,174 18,274 19,004
THB 632.55 676.89 700.55
USD #25,125 25,125 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25130 25130 25450
AUD 16368 16418 16921
CAD 18357 18407 18862
CHF 27515 27565 28127
CNY 0 3460.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26927 26977 27679
GBP 31415 31465 32130
HKD 0 3140 0
JPY 159.62 160.12 164.63
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0321 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14889 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18414 18464 19017
THB 0 644.8 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8430000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 16:00