Dự báo năng lượng: 3 kịch bản trong một thế giới bấp bênh
![]() |
3 kịch bản cho sự phát triển của hỗn hợp năng lượng toàn cầu
Ở kịch bản thứ nhất mang tính xu thế gọi là "Động lực mới" (New Momentum) phù hợp với sự phát triển hiện tại của hệ thống năng lượng toàn cầu. Trong đó, lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đã đạt đỉnh vào cuối những năm 2020, và đến năm 2050 sẽ thấp hơn khoảng 20% so với mức của năm 2019.
Hai kịch bản khác là "Tăng tốc" (Accelerated) và "Không phát thải ròng" (Net Zero), trong hai kịch bản này phát thải khí nhà kính lần lượt giảm 75% và 95% vào giữa thế kỷ 21, so với năm 2019. Hai kịch bản này được cho là phù hợp với mục tiêu hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên từ 1,5°C đến 2°C.
BP cũng đề cập đến "một vài đặc điểm chung" trong những thập kỷ tới nằm trong 3 kịch bản của mình, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của năng lượng gió và năng lượng mặt trời (được hỗ trợ bằng tốc độ quá trình điện khí hóa của hệ thống năng lượng: tỷ trọng điện năng trong mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng tăng từ khoảng 20% vào năm 2020 lên 30% vào năm 2050 trong kịch bản "Động lực mới" và gần 50% trong kịch bản "Không phát thải ròng") song song đó, dầu và khí tự nhiên vẫn đóng "vai trò mấu chốt" dù mức tiêu thụ giảm.
Tuy nhiên tốc độ chuyển đổi của hệ thống năng lượng toàn cầu thay đổi đáng kể từ kịch bản này sang kịch bản khác: trong kịch bản xu hướng "Động lực mới", BP ước tính rằng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên thế giới vào năm 2050 có thể cao hơn gần 15% so với năm 2019. Ngược lại, tập đoàn khổng lồ này dự đoán mức tiêu thụ toàn cầu này sẽ giảm từ 10 đến 25% trong 2 kịch bản còn lại (với mức nhu cầu cao nhất từ đầu những năm 2020 trong kịch bản "Không phát thải ròng").
Nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm ưu thế vào năm 2050 trong kịch bản xu thế
Về thành phần trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu, BP ước tính rằng tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu có thể giảm vào năm 2050, dưới mức 60% trong kịch bản "Động lực mới" (so với gần 80% ở 2019) và gần 20% trong kịch bản "Không phát thải ròng".
Trong các kịch bản "Tăng tốc" và "Không phát thải ròng", BP dự báo rằng năng lượng gió và mặt trời có thể chiếm gần 70% sản lượng điện toàn cầu vào năm 2050, mức độ tích hợp vô cùng mạnh mẽ của các lĩnh vực năng lượng tái tạo trong hệ thống điện toàn cầu được kích hoạt cụ thể bằng cách sử dụng hydro như một nguồn linh hoạt. Sản lượng điện hạt nhân trên thế giới có thể tăng 80% (đối với kịch bản "Tăng tốc") hoặc hơn gấp đôi (đối với kịch bản "Không phát thải ròng") vào giữa thế kỷ 21 (vẫn chiếm gần 10% sản lượng điện trên thế giới).
Ngoài ra, BP đã tích hợp trong các kịch bản "Tăng tốc" và "Không phát thải ròng", sự tăng trưởng mạnh mẽ về tiêu thụ hydro toàn cầu trong các lĩnh vực vận tải (nhiên liệu có nguồn gốc từ hydro) và trong ngành công nghiệp từ năm 2030 đến 2050. Lượng hydro này sẽ được sản xuất từ các nguồn tái tạo (gần 65% vào năm 2050), tuy nhiên một phần nào đó vẫn được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch với các thiết bị thu và lưu trữ CO2.
BP chỉ ra rằng 3 kịch bản của họ không nhằm mục đích "dự đoán những gì có thể xảy ra hoặc những gì BP muốn thấy" mà là theo dõi những phát triển có thể xảy ra trong một thế giới không ổn định. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện tại: BP chỉ rõ rằng báo cáo của họ "phần lớn được chuẩn bị trước khi Nga triển khai các hoạt động quân sự ở Ukraine" do đó, những hậu quả có thể xảy ra trước mắt và lâu dài đối với thị trường năng lượng sẽ không được phát triển.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/4 - 26/4
-
Thời điểm xác định giá đất đối với quỹ đất thanh toán hợp đồng BT tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm
-
Tin tức kinh tế ngày 25/4: Quy mô thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng hơn 25%
-
Giá dầu hôm nay (25/4): Dầu thô tăng trong phiên
-
Giá vàng hôm nay (25/4): Tiếp tục tăng mạnh