Nghị quyết 68 và kỳ vọng về một kỷ nguyên bứt phá của doanh nghiệp niêm yết

16:27 | 07/06/2025

683 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - “Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là chính sách, với chúng tôi, đây là sự khẳng định niềm tin của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, điều mà cách đây 30 năm là không tưởng", bà Nguyễn Thị Trà My, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN nhận định.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang bước vào chu kỳ chuyển dịch mạnh mẽ sau đại dịch và áp lực tái cấu trúc nội lực trong nước ngày một gia tăng, hội thảo “Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội nào cho các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng?” ngày 6/6, do Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) phối hợp cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) tổ chức đã trở thành điểm sáng quan trọng, mở ra không gian thảo luận thiết thực và sâu sắc giữa các nhà làm chính sách, chuyên gia kinh tế, và đại diện doanh nghiệp đầu ngành.

Niềm tin “tài sản vô giá” của doanh nghiệp niêm yết

Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một văn bản chính trị. Với những doanh nghiệp niêm yết như Tập đoàn PAN, đây là sự “vỡ òa” của niềm tin, là dấu mốc khẳng định vai trò và vị thế ngày càng lớn mạnh của khu vực tư nhân trong nền kinh tế quốc gia, một điều tưởng chừng không thể xảy ra cách đây vài thập niên.

“Không chỉ là chính sách, với chúng tôi, đây là sự khẳng định niềm tin của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, điều mà cách đây 30 năm là không tưởng", bà Nguyễn Thị Trà My, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN nhận định.

Nghị quyết 68 và kỳ vọng về một kỷ nguyên bứt phá của doanh nghiệp niêm yết
Bà Nguyễn Thị Trà My, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN (Ảnh: Minh Đức).

Phát biểu đầy cảm xúc của bà Nguyễn Thị Trà My tại Hội thảo “Nghị quyết 68-NQ/TW: Cơ hội nào cho các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng?” đã phần nào phản ánh tâm thế mới, kỳ vọng mới và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68.

Theo bà My, năm 1995, khi Việt Nam mới chập chững hội nhập, các doanh nghiệp tư nhân nội địa gần như “vô hình” trước dòng vốn FDI ào ạt đổ vào. Trong khi nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế, cấp đất, hỗ trợ tối đa, thì doanh nghiệp nội hầu như không có ưu đãi nào đáng kể. Những khoảng cách bất bình đẳng ấy từng khiến thế hệ doanh nhân Việt phải vật lộn, cầm cự trong một sân chơi không cân sức.

Ba thập kỷ sau, Nghị quyết 68 ra đời trong một bối cảnh rất khác khi kinh tế tư nhân đã chiếm khoảng 40% GDP, đóng góp lớn vào ngân sách và tạo ra hàng triệu việc làm. Nhưng quan trọng hơn, Nghị quyết này không chỉ là sự “thừa nhận” mà còn là một lời cam kết mang tính chính trị ở cấp cao nhất là đặt khu vực tư nhân vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển đất nước.

Nghị quyết 68 và kỳ vọng về một kỷ nguyên bứt phá của doanh nghiệp niêm yết
Tại phiên tọa đàm chuyên đề “Nghị quyết 68 - Cơ hội nào cho các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng?”, các diễn giả tập trung phân tích làm sao để doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán chuyển hóa cơ hội từ cải cách thể chế thành chiến lược phát triển cụ thể (Ảnh: Minh Đức).

"Quan trọng nhất là niềm tin - niềm tin Nhà nước dành cho doanh nghiệp tư nhân, để họ được đối xử công bằng, bình đẳng và có cơ hội đóng góp lâu dài, bền vững", bà Nguyễn Thị Trà My nhận định.

Tuy nhiên, bà Trà My cũng không quên nhấn mạnh những tồn tại thể chế đang cản trở sự phát triển. "Các giấy phép con vẫn đang là rào cản rất lớn. Việc triển khai một nhà máy chế biến nông sản đòi hỏi quá nhiều thủ tục qua nhiều tầng nấc quản lý. Chúng tôi rất mong có những cải cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là cho phép tích tụ đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp", bà nói.

Chuyển hóa niềm tin thành cải cách thể chế

Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành trong bối cảnh Việt Nam đang cần một lực đẩy mới để phục hồi và phát triển kinh tế sau nhiều năm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn cầu. Điểm nhấn quan trọng của nghị quyết là khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng chủ đạo của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 68 và kỳ vọng về một kỷ nguyên bứt phá của doanh nghiệp niêm yết
Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Ảnh: Minh Đức).

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bà Vũ Thị Chân Phương nhấn mạnh: “Nghị quyết 68 không chỉ thổi luồng sinh khí mới cho khu vực kinh tế tư nhân, mà còn mở ra cơ hội nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận vốn và thúc đẩy minh bạch cho các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng”. Đây chính là điều kiện cần để thị trường chứng khoán vận hành lành mạnh, ổn định và từng bước hội nhập quốc tế.

Chỉ trong vòng hai tuần sau khi ban hành Nghị quyết 68, hàng loạt văn bản hướng dẫn, cơ chế chính sách đi kèm đã được triển khai khẩn trương, cho thấy sự quyết tâm hành động của các bộ, ngành. Theo bà Vũ Thị Chân Phương, việc Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan ban ngành nhanh chóng hiện thực hóa các nội dung của Nghị quyết 68 thành các quy định cụ thể là một bước tiến rất đáng ghi nhận.

Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam có hơn 1.000 doanh nghiệp niêm yết và gần 1.740 công ty đại chúng đăng ký giao dịch. Sự vận hành ổn định của hệ thống giao dịch mới cùng với nỗ lực từ các bên liên quan đang từng bước giúp thị trường hướng tới chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, Chủ tịch UBCKNN cũng thẳng thắn nhìn nhận còn một số vướng mắc cần tháo gỡ, đặc biệt là phản ánh của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến thủ tục sinh trắc học khi mở tài khoản giao dịch. "UBCKNN đang phối hợp với các bên để nghiên cứu giải pháp phù hợp, vừa đảm bảo an toàn thị trường vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư", bà nói.

Nghị quyết 68 và kỳ vọng về một kỷ nguyên bứt phá của doanh nghiệp niêm yết
Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (Ảnh: Minh Đức).

Từ góc nhìn lập pháp, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Nghị quyết 68 ra đời trong bối cảnh Việt Nam cần một đòn bẩy mới để tăng trưởng. "Từ năm 2025, cải cách thể chế được xác định là giải pháp số một để khắc phục các điểm nghẽn cố hữu. Thay vì quản lý bằng cơ chế tiền kiểm nặng tính hành chính, chúng ta đang chuyển sang hậu kiểm, tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp", ông Hiếu nhấn mạnh.

Theo ông, hai văn kiện là Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 198/2025/QH15 của Quốc hội là hai trụ cột then chốt hiện nay. Nếu Nghị quyết 68 mang tính chủ trương và định hướng chiến lược, thì Nghị quyết 198 sẽ là công cụ để chuyển hóa tinh thần đó thành luật pháp cụ thể, giúp doanh nghiệp tư nhân có cơ hội bứt phá thật sự.

Bên cạnh các cải cách về đầu tư, thuế và đấu thầu, ông Hiếu nhấn mạnh tinh thần đổi mới còn thể hiện ở các quy định đang được Quốc hội xem xét như miễn thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tách bạch trách nhiệm hình sự cá nhân với pháp nhân doanh nghiệp để tránh ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh… "Tinh thần cốt lõi của Nghị quyết 68-NQ/TW là phải xây dựng được cơ chế thực thi phù hợp, khả thi và đưa được nghị quyết vào cuộc sống. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp, quá trình thực hiện Nghị quyết và cải cách thể chế chắc chắn sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn, thậm chí dẫn đến sự đào thải mạnh mẽ. Tuy nhiên, chính trong thách thức đó cũng mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp bứt phá, tái cấu trúc và phát triển bền vững hơn”.

Đình Khương

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • agribank-vay-mua-nha

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 117,500 ▲300K 119,500 ▲300K
AVPL/SJC HCM 117,500 ▲300K 119,500 ▲300K
AVPL/SJC ĐN 117,500 ▲300K 119,500 ▲300K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,830 ▲70K 11,130 ▲30K
Nguyên liệu 999 - HN 10,820 ▲70K 11,120 ▲30K
Cập nhật: 30/06/2025 22:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.800 ▲400K 116.300 ▲300K
TPHCM - SJC 117.500 ▲300K 119.500 ▲300K
Hà Nội - PNJ 113.800 ▲400K 116.300 ▲300K
Hà Nội - SJC 117.500 ▲300K 119.500 ▲300K
Đà Nẵng - PNJ 113.800 ▲400K 116.300 ▲300K
Đà Nẵng - SJC 117.500 ▲300K 119.500 ▲300K
Miền Tây - PNJ 113.800 ▲400K 116.300 ▲300K
Miền Tây - SJC 117.500 ▲300K 119.500 ▲300K
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.800 ▲400K 116.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 117.500 ▲300K 119.500 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.800 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 117.500 ▲300K 119.500 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.800 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.800 ▲400K 116.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.800 ▲400K 116.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.000 ▲300K 115.500 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.890 ▲300K 115.390 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 112.180 ▲300K 114.680 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.950 ▲300K 114.450 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.280 ▲230K 86.780 ▲230K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.220 ▲180K 67.720 ▲180K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.700 ▲130K 48.200 ▲130K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.400 ▲280K 105.900 ▲280K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.110 ▲190K 70.610 ▲190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.730 ▲200K 75.230 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.190 ▲200K 78.690 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.960 ▲110K 43.460 ▲110K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.770 ▲100K 38.270 ▲100K
Cập nhật: 30/06/2025 22:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,140 11,590
Trang sức 99.9 11,130 11,580
NL 99.99 10,795 ▼25K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,795 ▼25K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,350 11,650
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,350 11,650
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,350 11,650
Miếng SJC Thái Bình 11,750 ▲30K 11,950 ▲30K
Miếng SJC Nghệ An 11,750 ▲30K 11,950 ▲30K
Miếng SJC Hà Nội 11,750 ▲30K 11,950 ▲30K
Cập nhật: 30/06/2025 22:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16511 16779 17355
CAD 18557 18834 19451
CHF 32094 32476 33117
CNY 0 3570 3690
EUR 29970 30243 31274
GBP 34955 35348 36281
HKD 0 3196 3399
JPY 174 178 184
KRW 0 18 20
NZD 0 15510 16100
SGD 19938 20221 20747
THB 719 782 835
USD (1,2) 25853 0 0
USD (5,10,20) 25893 0 0
USD (50,100) 25921 25955 26300
Cập nhật: 30/06/2025 22:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,910 25,910 26,270
USD(1-2-5) 24,874 - -
USD(10-20) 24,874 - -
GBP 35,393 35,489 36,382
HKD 3,265 3,275 3,374
CHF 32,304 32,405 33,220
JPY 177.98 178.3 185.82
THB 766.14 775.6 829.8
AUD 16,817 16,878 17,346
CAD 18,797 18,857 19,408
SGD 20,105 20,168 20,845
SEK - 2,712 2,806
LAK - 0.92 1.28
DKK - 4,035 4,173
NOK - 2,551 2,642
CNY - 3,594 3,691
RUB - - -
NZD 15,523 15,667 16,123
KRW 17.86 18.62 20.1
EUR 30,185 30,209 31,436
TWD 807.36 - 977.43
MYR 5,790.69 - 6,533.62
SAR - 6,839.83 7,198.96
KWD - 83,043 88,336
XAU - - -
Cập nhật: 30/06/2025 22:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,910 25,910 26,250
EUR 29,949 30,069 31,193
GBP 35,129 35,270 36,266
HKD 3,257 3,270 3,375
CHF 32,037 32,166 33,098
JPY 176.68 177.39 184.77
AUD 16,699 16,766 17,301
SGD 20,094 20,175 20,727
THB 779 782 817
CAD 18,730 18,805 19,333
NZD 15,562 16,070
KRW 18.37 20.24
Cập nhật: 30/06/2025 22:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25935 25935 26295
AUD 16680 16780 17350
CAD 18734 18834 19391
CHF 32330 32360 33246
CNY 0 3609.8 0
CZK 0 1170 0
DKK 0 4060 0
EUR 30249 30349 31124
GBP 35251 35301 36412
HKD 0 3330 0
JPY 177.49 178.49 185
KHR 0 6.267 0
KRW 0 18.8 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6335 0
NOK 0 2595 0
NZD 0 15618 0
PHP 0 430 0
SEK 0 2730 0
SGD 20093 20223 20956
THB 0 748 0
TWD 0 880 0
XAU 11500000 11500000 11950000
XBJ 10000000 10000000 11950000
Cập nhật: 30/06/2025 22:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,930 25,980 26,260
USD20 25,930 25,980 26,260
USD1 25,930 25,980 26,260
AUD 16,767 16,917 17,982
EUR 30,313 30,463 31,639
CAD 18,694 18,794 20,110
SGD 20,177 20,327 20,804
JPY 178.05 179.55 184.2
GBP 35,352 35,502 36,625
XAU 11,748,000 0 11,952,000
CNY 0 3,493 0
THB 0 784 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 30/06/2025 22:00