Đề thi Địa lý tiếp tục khẳng định chủ quyền biển đảo

19:00 | 03/06/2014

1,256 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tương tự môn Ngữ văn, Lịch sử, nhiều thí sinh tỏ ra hứng thú với đề thi tốt nghiệp Địa lý chiều 3/6 khi đề cập đến vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Chiều nay, thí sinh thi môn Địa lý, kết thúc ngày thi tốt nghiệp THPT thứ 2. Đề thi được đánh giá là vừa sức, thí sinh hào hứng với vấn đề chủ quyền biển đảo trong đề thi.

Đa phần thí sinh đánh giá đề thi vừa sức, chủ yếu nằm trong chương trình sách giáo khoa, không đánh đố thí sinh. Các em đều tự tin đạt điểm khá trở lên. Không ngoài dự đoán của thí sinh và dư luận, chủ đề biển đảo tiếp tục xuất hiện trong đề thi Địa.

Câu 1 của đề như sau: "Vùng biển Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? Trình bày tài nguyên khoáng sản và hải sản của vùng biển nước ta".

Đề thi Địa lý chiều 3/6

Tiếp theo, phần 1 câu hai tiếp tục đề cập vấn đề đang nóng hiện nay: bảo vệ chủ quyền biển đảo. Câu hỏi như sau: "Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?".

Tại Hội đồng thi THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội), thí sinh Nguyễn Hoàng Khuê - lớp 12 A8, Trường THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội) nói: Trong phần lý thuyết, em tập trung vào kiến thức địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế. Em dự đoán, tình hình thời sự biển Đông sẽ có thể được lồng ghép vào trong đề thi môn Địa. Đặc thù của lĩnh vực địa lý là chủ quyền, lãnh thổ. Bởi vậy, thí sinh càng có cơ hội để nói thêm về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc".

Tại hội đồng thi THPT Chu Văn An, đa phần thí sinh nhận định đề thi Địa lý năm nay khá dễ dàng. Với sự hỗ trợ của Atlas, các thí sinh đều khá tự tin vào bài làm của mình và khẳng định đạt điểm khá, giỏi.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp tại THPT Chu Văn An

Hồng Thùy Trang (12 chuyên Nhật, THPT Chu Văn An) cho biết: “Đề thi khá hay, bám sát chương trình học lại vừa mang tính thời sự. Chúng em đều đoán đề thi môn địa năm nay sẽ vào biển đảo vì đây là vấn đề thời sự mọi người quan tâm. Câu hỏi về biển đảo rất hay, chúng em có thể áp dụng kiến thức đã học, vừa thể hiện hiểu biết đời sống, thời sự về tình hình biển đảo hiện nay”.

Về phần biểu đồ, năm nay được đánh giá là tương đối dễ. Ngô Phan Thanh Tùng (Chu Văn An) cho biết: “Câu hỏi về biểu đồ năm nay là biểu đồ cột, dễ hơn so với các dạng biểu đồ khác. Còn các câu hỏi khác đều bám sát chương trình học. Riêng phần 1, câu 2 thì đa phần chúng em đều rất hào hứng. Em cho rằng, chúng ta phải bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta, dù là nhỏ nhất, bởi nó liên quan đến vấn đề chủ quyền đất nước, vấn đề kinh tế, khai thác tài nguyên…”.

Khánh An

Trái đất kỳ diệu với góc nhìn từ trên cao

Trái đất kỳ diệu với góc nhìn từ trên cao

(PetroTimes) - Nếu thay đổi góc nhìn từ trên cao nhìn xuống, chúng ta sẽ vô cùng mãn nhãn và thích thú với một số khu vực trên Trái đất về vẻ đẹp độc lạ, hấp dẫn của chúng.