Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: “Thừa là đương nhiên!”

10:43 | 06/11/2019

243 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trả lời câu hỏi về việc giải pháp ngăn chặn tình trạng "được mùa mất giá", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường lấy ví dụ, Việt Nam chiếm đến 60% sản lượng hạt tiêu của thế giới, phát triển chỉ trong 7 năm nên thừa là đương nhiên.

Đầu tư vào nông nghiệp có tăng mạnh nhưng vẫn còn thấp

Theo chương trình, sáng nay (6/11), dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường sẽ là thành viên chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều đại biểu nêu ý kiến quan tâm đến vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp cũng như các biện pháp để giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” của nông sản đã được nói đến rất nhiều lần nhưng chưa có được giải pháp thỏa đáng.

bo truong nguyen xuan cuong thua la duong nhien
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) nêu câu hỏi: Về Nghị định 57 khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, nông nghiệp. Sau khi nghị định ra đời, các tỉnh, thành phố đều triển khai thực hiện. Chỉ trong 3 năm, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng hơn 3 lần từ 3.000 lên 11.800, đây là thành công bước đầu. Ngoài ra, nhiều tập đoàn lớn như TH, Vinamilk, FLC, Vingroup đã tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Những doanh nghiệp này rải khắp các vùng miền, từ sản xuất, chế biến đến tổ chức thương mại. Tuy nhiên, số liệu này có thể nói chưa đáp ứng được nhu cầu khi khu vực nông nghiệp chỉ có 8% trong số tổng doanh nghiệp của cả nước. Ngày 17/4/2018, chính phủ ban hành Nghị định 57 thay thế Nghị định 210, trong tái cơ cấu nông nghiệp, vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, phát triển thị trường, do đó đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp?

Trả lời về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mặc dù có tăng mạnh nhưng vẫn còn thấp. Các doanh nghiệp hiện nay rất thiếu các điều kiện và thiếu cơ sở pháp lý, do đó, nếu tăng cường được các chính sách hợp tác công tư thì sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư hơn.

Cùng nêu ý kiến về hệ thống doanh nghiệp nông nghiệp, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đặt câu hỏi: Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 được kỳ vọng là "bà đỡ" cho phát triển nông nghiệp, nhưng nhiều doanh nghiệp hoạt động còn khó khăn. Vậy giải pháp của Bộ trưởng như thế nào?

Trả lời đại biểu Xuyền, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay chỉ có hơn 30% số HTX hoạt động tốt, còn lại là chưa tốt. Bộ trưởng khẳng định HTX là một dạng hình kinh tế phù hợp với Việt Nam, vì những đối tượng làm nông nghiệp rất cần loại hình kinh tế này.

Sau hơn 5 năm triển khai luật HTX mới, chúng ta đã có gần 15.000 HTX, trong đó hơn 50% trong đó là HTX thành lập mới. Điều đáng mừng là chúng ta đã có những lãnh đạo HTX có trình độ tiến sĩ, thạc sỹ, đó là hạt nhân để phát triển hiệu quả.

Thời gian tới, cần hỗ trợ các HTX để chuyển đổi mô hình hoạt động từ cũ sang mới, điển hình như Sơn La, chỉ trong thời gian ngắn đã có hơn 600 HTX được thành lập mới, qua đó hỗ trợ rất đắc lực cho nông dân.

Giải pháp được mùa mất giá

Băn khoăn về điệp khúc “được mùa mất giá”, đại biểu Ngô Thanh Danh (Đắk Nông) đặt câu hỏi: Giải pháp gì để phục hồi, chuyển đổi khi được mùa mất giá hay được giá mất mùa?

bo truong nguyen xuan cuong thua la duong nhien
Tình trạng "được mùa mất giá" vẫn tiếp tục diễn ra

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, việc đẩy mạnh tổ chức sản xuất chuỗi liên kết sẽ giảm hiện tượng được mùa mất giá. Về tổng thể, có thể khẳng định chúng ta đang tạo ra chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bất cập nhất là khâu chế biến và tổ chức thương mại.

Ví dụ, Việt Nam chiếm đến 60% sản lượng hạt tiêu của thế giới, phát triển chỉ trong 7 năm nên thừa là đương nhiên. Do đó, sắp tới phải tập trung chế biến, chế biến sâu; ngoài ra, phải rà soát để kiểm soát diện tích của từng loại cây cho hiệu quả. Từ đó, khắc phục được hiện tượng được mùa mất giá.

Về vấn đề giải cứu nông sản, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) nêu câu hỏi: Bộ trưởng có trách nhiệm thế nào? Việc ngư dân Việt Nam vi phạm ở nước ngoài, trách nhiệm của Bộ trưởng là gì?

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Quốc Hận, Bộ trưởng Cường cho biết, năm nay là năm khó khăn nhất nhưng trên các trục sản phẩm lớn của chúng ta, đều tổ chức liên kết đáp ứng được chuỗi từ sản xuất, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường. Chúng ta sẽ hoàn thành được mục tiêu cao nhất từ trước đến nay, nhất là 10 sản phẩm trụ cột từ 1 tỷ USD trở lên. Còn những ngành hàng nhỏ, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện các chuỗi giá trị. Ví dụ như Bắc Giang, gà đồi Yên Thế bán rất tốt, ở Sơn La quả xoài xuất khẩu ra quốc tế rất tốt.

Liên quan đến thủy sản, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) chất vấn: Cá ngừ địa phương là sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam, nếu làm tốt khâu chế biến và bảo quản, thì giá trị có thể nâng tới 1-2 tỷ đô. Vậy trong thời gian tới, Bộ trưởng có chỉ đạo như thế nào trong xây dựng phương án hạn, đảm bảo chế biến, bảo quản tốt cá ngừ sau đánh bắt?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu số liệu, xuất khẩu cá ngừ đã đạt được 650 triệu USD. Bộ trưởng cũng đồng tình với ý kiến việc khai thác, chế biến tốt hơn thì sẽ đạt giá trị cao hơn. Có một số doanh nghiệp đã chế biến được sản phẩm từ cá ngừ, nhưng chưa nhiều. Như Khánh Hòa, mô hình liên kết giữa công ty với ngư dân khi đưa tàu hậu cần thu mua ngay trên biển. Nếu mở rộng được, giá trị nghề khai thác, chế biến cá ngừ có thể tăng gấp 2-3 lần.

Đức Minh

bo truong nguyen xuan cuong thua la duong nhienHôm nay (6/11): Hai Bộ trưởng ngồi "ghế nóng" Quốc hội
bo truong nguyen xuan cuong thua la duong nhienĐại biểu chất vấn Bộ trưởng mà bị Bí thư tỉnh phê bình “cháy mặt”
bo truong nguyen xuan cuong thua la duong nhien4 vị bộ trưởng sẽ ngồi "ghế nóng" tại Kỳ họp thứ 8