Cũng theo ông Tài, thời gian tới chính quyền xã sẽ phối hợp thực hiện các mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật để ứng phó với thời tiết dịch bệnh. Ủy ban nhân dân xã cũng sẽ tìm các giải pháp để giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng củ hành và tăng giá trị sản phẩm.
Thương lái thu mua hành non giá cao, nông dân ồ ạt cắt sớm 2 tháng
Những ngày gần đây, nhiều nông dân ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn hối hả thu hoạch hành tăm để bán.
Anh Hà Văn Thường, trú xóm Trung Tâm, xã Nghĩa Trung trồng 2,5 sào hành tăm, số diện tích đất này trước đây anh trồng mía. Thời điểm này, cây hành đang xanh lá, phải gần 2 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch chính, nhưng với giá mua tại ruộng 80.000-90.000 đồng/kg hành tươi nên anh Thường đã chọn phương án thu hoạch sớm.
Hành tăm phát triển và cho hiệu quả cao trên cả đất khô cằn, sỏi đá (Ảnh: Nguyễn Duy). |
Anh Thường cho biết, với 2,5 sào đất trồng hành, sau khi trừ các chi phí mỗi sào lãi khoảng 13-15 triệu đồng.
"Trước đây chúng tôi thường trồng một, hai luống hành tăm để ăn và biếu, sau thời gian thấy giá mía lên nên đã chuyển sang trồng mía. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, hành tăm lên giá, chúng tôi đã phá mía chuyển sang trồng hành.
Trồng hành tăm, khâu thu hoạch có vất vả chút nhưng nhờ kinh nghiệm nên hiện nay việc thu hoạch đơn giản, mất ít thời gian hơn và cho thu nhập cao hơn", anh Thường chia sẻ.
Cùng xóm với anh Thường, gia đình chị Nguyễn Thị Ngân cũng trồng hơn 2 sào hành tăm, cho thu hoạch khá đều, được giá nên đỡ vất vả hơn trồng mía.
Bà con nông dân xã Nghĩa Trung chia sẻ cách mang lại năng suất cao cho cây hành tăm (Ảnh: Nguyễn Duy). |
"Năm ngoái hành cũng cho sản lượng cao nhưng giá thành chính vụ giảm. Năm nay, rút kinh nghiệm, gia đình tôi thu hoạch "non" dù hành chưa được già củ và đẹp. Thương lái thu mua tận vườn với giá cao nên bà con nông dân cũng phấn khởi", chị Ngân cho biết.
Với ưu điểm là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp đất cằn nên người dân trồng hành tăm ở Nghĩa Trung rất yên tâm với giống cây này. Nhiều năm qua, người dân ở đây xem hành tăm là cây trồng có thể làm giàu trên mảnh đất khô cằn. Hành trồng từ tháng 6 Âm lịch và thu hoạch vào tháng 2 Âm lịch năm sau.
Dù còn gần 2 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch chính, song giá cao nên nhiều nông dân ở Nghĩa Trung đã thu hoạch hành để bán cho thương lái (Ảnh: Nguyễn Duy). |
Việc thu hoạch hành tăm cũng cần nhiều thời gian, nhà đông người, mỗi ngày một gia đình thu hoạch được 60-70kg. Hành củ đưa ngoài đồng về phải được nhặt sạch rác, rễ. Hành chưa đủ độ già, rễ còn tươi nên việc làm sạch sẽ lâu hơn. Bù lại, người trồng hành không phải vất vả tìm mối tiêu thụ mà có thương lái đến tận nhà thu mua.
Hành tăm được thương lái ở các huyện như: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành (Nghệ An)… tới thu mua rồi đưa đi nơi khác tiêu thụ.
Từ hiệu quả của cây hành tăm, đến nay trên địa bàn xã Nghĩa Trung có khoảng 30% số hộ trồng hành tăm, hộ ít 1 sào, gia đình nhiều gần 1ha, tập trung chủ yếu ở các xóm Trung Tâm, Trung Đồng, Trung Nguyên…
Hành tăm được mùa, được giá, mỗi sào hành cho thu hoạch 2,5-3 tạ, với giá bán hành hiện nay 120.000-130.000 đồng/kg hành đã phơi khô, trung bình, mỗi sào hành, sau khi trừ các chi phí, cũng thu về 13-15 triệu đồng.
Ông Đinh Trọng Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Trung, cho biết, hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 8ha hành tăm.
"Hành tăm là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Chúng tôi rất kỳ vọng diện tích trồng loại cây này sẽ ngày càng tăng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân", ông Tài chia sẻ.
Hành tăm được phơi khô bán với giá từ 120.000-130.000 đồng/kg (Ảnh: Nguyễn Duy). |
Theo Dân trí
-
Cần hiểu đúng và đủ về áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Những ‘lo ngại’ thiếu định lượng sẽ làm hiểu sai tác động thuế GTGT phân bón 5% với nông dân
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế
-
Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5%
-
Kinh nghiệm quốc tế về thuế GTGT phân bón và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Quảng Nam: Chưa thể khẳng định 18.000 lít dầu DO mất tích trong vụ tàu hàng gặp nạn
-
Nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho các nghề nặng nhọc, nguy hiểm
-
Hà Nội: Tăng cường xử lý, tuyên truyền về an toàn giao thông tới học sinh
-
Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/11