Trung Quốc đang che đậy một âm mưu ghê gớm?

07:15 | 06/03/2016

31,211 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Việc Trung Quốc thông báo cắt giảm ngân sách quốc phòng và những tuyên bố của nước này về vụ Hải Sâm đang che đậy một âm mưu ghê gớm?

Hôm 4/3, Phó Oánh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng ngân sách quốc phòng sẽ tăng từ 7 đến 8% trong năm nay.

Đây là lần đầu tiên mức tăng chi về quốc phòng được thông báo của Trung Quốc đã tụt xuống dưới mức tăng trưởng 2 con số kể từ 6 năm nay, và tiếp theo hơn một thập niên tăng trưởng gần như liên tục ở mức 2 con số.

Theo bà Phó Oánh, số liệu chính thức sẽ được thông báo hôm nay (5/3) khi Quốc hội Trung Quốc bắt đầu họp các phiên thường lệ ở Bắc Kinh.

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc dựa vào 2 điểm chủ yếu: nhu cầu phát triển quân sự cũng như phát triển kinh tế và thu nhập của chính phủ. 

trung quoc lai dang am muu gi nua day
Các đại biểu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xếp hàng trước Đại sảnh Lễ đường Nhân dân để dự phiên họp Quốc hội tại Bắc Kinh ngày 4/3/2016

Trung Quốc là nước chi tiêu về quân sự đứng hàng thứ 2 trên thế giới, và trong khi ngân sách thường niên hồi năm ngoái đã tăng 10,1% lên tới con số tổng cộng trên 135 tỷ USD.

Song không rõ sự chính xác của các số liệu do Trung Quốc đưa ra bởi vì tính minh bạch lâu nay vẫn là một quan ngại, theo ông Jagannath Panda, một chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi.

“Chúng tôi không biết mức độ minh bạch và trung thực ra sao. Có quá nhiều những vùng xám trong công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc. Ta không biết nguồn tài chính ở đâu? Việc cấp ngân được đệ trình ra sao? Những khoản chi tiêu thực sự diễn ra ở đâu, hoặc có diễn ra hay không”- ông Panda nói, đồng thời giải thích thêm rằng việc cắt giảm có thể được thực hiện vì một số lý do kỹ thuật.

Tuy nhiên, sự giảm chi diễn ra vào một thời điểm mà Trung Quốc đang vội vã xây dựng các hòn đảo nhân tạo và khẳng định kiên quyết chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông đang gây quan ngại cho các nước láng giềng. Một phần nguyên do của sự giảm chi này cũng có thể nhắm xoa dịu sự lo ngại trong khu vực.

Alexander Neill, một giảng viên kỳ cựu về châu Á tại Viện Nghiên cứu Sách lược Quốc tế trong cuộc Đối thoại Shangri-la ở Singapore nói nói: “Thông điệp chính trị có lẽ là để phản bác điều đó. Nó nói rằng Trung Quốc đang chuẩn bị giảm thiểu và kiềm chế chi tiêu quốc phòng”.

Ông Neill cho rằng việc giảm thiểu cũng có thể là một “thông điệp chính trị cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bày tỏ sự kiềm chế”.

Theo nhận xét của chuyên gia Jagannath Panda, qua việc kéo chậm tăng ngân sách, Trung Quốc dường như tìm cách gửi đi một thông điệp tế nhị rằng họ không phải là một mối đe dọa an ninh và các nước láng giềng phải coi họ là một nước đang mưu tìm hợp tác.

Tuy nhiên, ông nói “không có cách nào Trung Quốc lại nới lỏng lập trường của họ” về các vấn đề lãnh thổ và an ninh.

Liên quan tới vụ Hải Sâm, ngày 2/3, Trung Quốc điều 5 tàu trấn xung quanh bãi Hải Sâm thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Theo Philippines, tàu Trung Quốc ngăn cản tàu cá của họ tiếp cận “ngư trường truyền thống” ở bãi Hải Sâm. Sau khi bị tố cáo âm mưu chiếm bãi Hải Sâm, ngày 3/3, Trung Quốc cho rút tàu khỏi bài này.

Tuy nhiên, những tuyên bố của báo chí Trung Quốc thì lại hoàn toàn khác. Trong bài “Tàu nước ngoài đã bị quét sạch khỏi rạn san hô của Trung Quốc”, tờ China Daily ngày 3/3,  nói rằng “một tàu cá nước ngoài bị mắc kẹt trên một rạn san hô của Trung Quốc ở biển Biển Đông trong vài tháng qua đã được kéo đi”.

Mở đầu bài viết với giọng hung hăng, China Daily ở đoạn cuối lại nói bằng giọng đạo đức giả rằng lần này Trung Quốc đã rút ra bài học là giải quyết vụ việc một cách duy lý và kiềm chế, đúng với luật pháp quốc tế.

Bài báo trích lời người phát ngôn Wang Guoqing của khóa họp thường niên cơ quan tư vấn chính trị tối cao Trung Quốc rằng “biển Đông nên là một vùng biển hòa bình, ổn định và hợp tác, không nên trở thành cái cớ và công cụ cho một vài nước nhằm ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc”.

Hai giọng điệu hung hăng và hòa hoãn cùng trong một bài báo đang phản ánh một sự tự kiềm chế nào đó của Trung Quốc. Điều này lại đã được tái diễn trong thông báo của bà Phó Oanh như đầu bài đã trình bày.

Theo giới quan sát, đây có lẽ chỉ là một bước lùi nhằm tránh những phản ứng quyết liệt hơn từ công đồng quốc tế trong lúc chờ thời điểm khác thuận lợi hơn, có thể là sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực La Haye vào tháng 5/2016, hoặc vào lúc cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ bước vào giai đoạn cao trào nhất.

Nh.Thạch

tổng hợp

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc