Góc nhìn TTP:

Ngành ngân hàng trước ngưỡng cửa TTP

07:15 | 26/11/2015

1,286 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
 Trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam đã cam kết với các nước thành viên TPP về việc mở cửa dịch vụ tài chính. Tuy vậy, với một quốc gia có trình độ phát triển lĩnh vực này thấp nhất trong số các quốc gia đàm phán TTP, liệu những cam kết mở cửa có tác động gì trong thời gian tới?

Lĩnh vực ngân hàng sẽ mở rộng cửa

Dịch vụ tài chính là lĩnh vực đàm phán được các nước tham gia TPP đặc biệt quan tâm, kỳ vọng đưa TPP trở thành hiệp định tự do hóa của thế kỷ XXI với những cam kết sâu rộng về tiếp cận thị trường trên các lĩnh vực ngân hàng (NH), chứng khoán, bảo hiểm.

Với các thành viên TPP, thương mại dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng nên các nước đã chia sẻ sự quan tâm và đạt được những thống nhất về tự do hóa thương mại dịch vụ, trong đó có lĩnh vực dịch vụ tài chính.

nganh ngan hang truoc nguong cua ttp

Trong nội dung Hiệp định TTP đã công bố, những cam kết về mở cửa ngành NH được đề cập đến trong chương về Đầu tư và chương Dịch vụ tài chính, theo đó TPP cung cấp các cơ hội mở cửa thị trường đầu tư và qua biên giới, trong khi đảm bảo rằng các thành viên TPP duy trì quyền quản lý đầy đủ đối với các tổ chức và thị trường tài chính, thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng.

Điều này cho phép cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới cho một nước TPP từ một nhà cung cấp của một nước TPP khác mà không yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán các dịch vụ của mình nhưng phải phù hợp với quy định đăng ký hoặc ủy quyền cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới của một nước TPP khác nhằm đảm bảo cho công tác điều hành và giám sát phù hợp.

Nói cách khác, một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên TPP có thể cung cấp một dịch vụ tài chính mới tại thị trường của nước TPP khác nếu các công ty trong nước tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó.

Như vậy, với quy định này, lĩnh vực NH sẽ được mở cửa khá lớn, biên giới giữa các quốc gia gần như được xóa nhòa và quốc gia thành viên TTP này có thể được các ngân hàng ngoài khối sử dụng như “bàn đạp” để vươn ra cung cấp dịch vụ tài chính tại quốc gia thành viên TTP khác một cách dễ dàng.

Ngân hàng trong nước đối diện với nhiều áp lực

Với nước ta, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sau gần 10 năm thực hiện cam kết gia nhập WTO, thị trường Việt Nam đã tương đối mở. Tuy nhiên, do ngành tài chính ngân hàng trong nước tương đối nhạy cảm do đang trong quá trình tái cơ cấu và từng bước mở cửa, do vậy sức ép cạnh tranh từ TPP lên lĩnh vực này có thể xuất hiện và gây áp lực đáng kể cho các NH trong nước.

Hiện nay, xét trên bình diện khu vực và thế giới, độ mở cửa của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam vẫn còn thấp, các thị trường dịch vụ, thị trường lao động, khoa học công nghệ… vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh hoặc mới chỉ manh nha hình thành. Do đó, mặt tích cực khi tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới cũng như có cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, công nghệ và kinh nghiệm của các nước để phát triển lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, khi các điều kiện thị trường khi dần được xóa bỏ theo cam kết TTP lại trở thành thách thức đối với thị trường tài chính của Việt Nam. Những thách thức trong nước đến từ những hạn chế của hệ thống NH, thị trường tài chính.

So với các nước thành viên TPP khác, thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam kém phát triển hơn rất nhiều, đặc biệt so với Hoa Kỳ hay các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan,.... Do vậy, áp lực cạnh tranh là không nhỏ khi các NH nước ngoài tiếp cận và tham gia thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam.

Chính điều này sẽ tăng cơ hội cho các NH quốc tế tiếp cận thị phần khách hàng trong nước, từ đó ảnh hưởng tới thị trường tiềm năng của các NH trong nước.

Theo phân tích, các NH ngoại đang hoạt động tại nước ta đã thu được lợi nhuận không hề nhỏ từ những giao dịch lớn như tư vấn mua bán cổ phần, thu xếp các vụ phát hành trái phiếu, bán lẻ, kinh doanh ngoại tệ, hỗ trợ các DN FDI,… do các NH nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn và có định hướng chiến lược rõ ràng khi đến Việt Nam như đầu tư, bán lẻ, tài trợ thương mại, hỗ trợ DN FDI tại Việt Nam…

Chẳng hạn, về phát triển thị trường bán lẻ, những tên tuổi như HSBC, ANZ, CitiBank đã có vị thế lớn trên thị trường với tầm phủ sóng rất rộng, từ các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị điện máy quy mô lớn đến các chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp hàng công nghệ quy mô vừa. Còn trong phát triển thẻ, các NH này cũng cạnh tranh rất quyết liệt để phát hành thẻ với ưu đãi cao hơn so với các NH nội để khai thác tiềm năng của thị trường Việt Nam và sớm chiếm thị phần không nhỏ.

Ngoài ra, DN FDI thường vay theo chỉ định từ tập đoàn mẹ, đồng thời lãi suất cho vay từ các NH ngoại thấp hơn rất nhiều so với NH nội, do vậy, dù rất muốn nhưng các NH nội vẫn khó chen chân vào “miếng bánh béo bở” này.

Hiện đã có 7 NH 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và có hơn 50 chi nhánh, hơn 50 văn phòng đại diện của các NH nước ngoài và một số NH liên doanh trong đó nhiều ngân hàng đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Công, Úc, Hà Lan, Đức, Pháp,... Điều này cho thấy, dường như các tổ chức tín dụng đã sẵn sàng đón đợi cơ hội từ việc khai thác thị trường Việt Nam và các nước liên quan.

“Tái cơ cấu một số NH thương mại còn khó khăn” là một trong những nhận xét của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo về lĩnh vực tài chính NH trong sáng ngày 16-11 tại kỳ họp Quốc hội lần này. Phó Thủ tướng chỉ rõ, tình trạng sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng đã được xử lý và kiểm soát. Các tổ chức tín dụng cũng đã đẩy mạnh hoạt động mua bán sáp nhập.

Tính đến nay, thị trường đã giảm 17 tổ chức tín dụng. Nợ xấu từng bước được kiểm soát và xử lý. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu một số NH thương mại còn khó khăn, còn một số hoạt động vi phạm, việc tiếp cận vốn tín dụng còn khó, năng lực quản trị và dịch vụ NH cần cải thiện trong quá trình hội nhập.

Thực tế, hiện chưa có NH nội nào đạt tiêu chuẩn đủ “tầm” khu vực. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, để đạt NH tầm khu vực thì tổng tài sản tối thiểu 50 tỉ USD, vốn chủ sở hữu khoảng 5 tỉ USD. Tuy nhiên, ngay cả NH nội lớn nhất hiện nay là VietinBank tổng tài sản cũng mới đạt khoảng 30 tỉ USD, vốn điều lệ xấp xỉ 1,7 tỉ USD.

Do vậy, nhìn vào thực lực của hệ thống NH nội trước áp lực cạnh tranh từ NH ngoại, các chuyên gia tài chính cho rằng, sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn với các ngân hàng trong nước.

Bởi lẽ bên cạnh việc phục vụ nhu cầu tài chính cho hoạt động đầu tư của các DN nước ngoài, các NH nước ngoài cũng có khả năng thu hút khách hàng trong nước dựa vào uy tín thương hiệu, các công nghệ, dịch vụ hiện đại cũng như nguồn lực tài chính dồi dào. Và áp lực lên các NH nội từ nay đến thời điểm TTP có hiệu lực sẽ không hề nhỏ.

 

Thành Trung

Năng lượng Mới 477

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC HCM 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Nguyên liệu 9999 - HN 74,200 ▲950K 75,150 ▲950K
Nguyên liệu 999 - HN 74,100 ▲950K 75,050 ▲950K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Cập nhật: 26/04/2024 15:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
TPHCM - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Hà Nội - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Hà Nội - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Đà Nẵng - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Đà Nẵng - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Miền Tây - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Miền Tây - SJC 82.900 ▲900K 85.100 ▲800K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.400 ▲500K 74.200 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.400 ▲370K 55.800 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.160 ▲290K 43.560 ▲290K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.620 ▲210K 31.020 ▲210K
Cập nhật: 26/04/2024 15:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,365 ▲60K 7,570 ▲60K
Trang sức 99.9 7,355 ▲60K 7,560 ▲60K
NL 99.99 7,360 ▲60K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,340 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
Miếng SJC Thái Bình 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Miếng SJC Nghệ An 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Miếng SJC Hà Nội 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Cập nhật: 26/04/2024 15:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,900 ▲900K 85,100 ▲800K
SJC 5c 82,900 ▲900K 85,120 ▲800K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,900 ▲900K 85,130 ▲800K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,600 ▲500K 75,300 ▲500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,600 ▲500K 75,400 ▲500K
Nữ Trang 99.99% 73,500 ▲600K 74,500 ▲500K
Nữ Trang 99% 71,762 ▲495K 73,762 ▲495K
Nữ Trang 68% 48,315 ▲340K 50,815 ▲340K
Nữ Trang 41.7% 28,720 ▲209K 31,220 ▲209K
Cập nhật: 26/04/2024 15:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 15:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,314 16,414 16,864
CAD 18,306 18,406 18,956
CHF 27,303 27,408 28,208
CNY - 3,456 3,566
DKK - 3,594 3,724
EUR #26,714 26,749 28,009
GBP 31,277 31,327 32,287
HKD 3,160 3,175 3,310
JPY 158.19 158.19 166.14
KRW 16.6 17.4 20.2
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,270 2,350
NZD 14,843 14,893 15,410
SEK - 2,279 2,389
SGD 18,161 18,261 18,991
THB 631.67 676.01 699.67
USD #25,120 25,120 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 15:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 15:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25130 25130 25450
AUD 16368 16418 16921
CAD 18357 18407 18862
CHF 27515 27565 28127
CNY 0 3460.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26927 26977 27679
GBP 31415 31465 32130
HKD 0 3140 0
JPY 159.62 160.12 164.63
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0321 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14889 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18414 18464 19017
THB 0 644.8 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8430000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 15:00