Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 30)

08:21 | 09/12/2022

11,990 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Năm 1973, dầu trở nên không thể thiếu được đối với tất cả các nền kinh tế công nghiệp trên thế giới.

CHƯƠNG 29: VŨ KHÍ DẦU LỬA

Những khoảnh khắc trước 2 giờ chiều ngày 6 tháng 10 năm 1973 – thời khắc này là Lễ sám hối của người Do Thái, ngày lễ thiêng liêng nhất của người Do Thái – 222 máy bay phản lực của Ai Cập bay liệng trên bầu trời. Mục tiêu là những trạm quân sự và những vị trí chỉ huy của Israel ở bờ phía đông kênh đào Suez và ở Sinai. Một lúc sau, hơn 3.000 khẩu pháo dã chiến đồng loạt nhả đạn. Chính xác vào thời gian này, máy bay của người Syria cũng bắt đầu tấn công biên giới phía bắc Israel, theo sau là sự yểm trợ của 700 khẩu pháo. Vì thế, để bắt đầu cho "tháng 10 chiến tranh" này, cuộc chiến tranh thứ 4 giữa người Arập và Israel − cuộc chiến tranh với cường độ mạnh nhất và hủy diệt dã man nhất, và là cuộc chiến tranh có những hậu quả khó lường nhất trong bốn cuộc chiến tranh. Lực lượng quân sự của cả hai bên đều được trang bị vũ khí tối tân nhất từ sự trợ giúp của hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô. Nhưng một loại vũ khí có hiệu lực nhất đối với vùng Trung Đông, vũ khí dầu lửa, được sử dụng như một lệnh cấm vận, cắt giảm sản xuất và giới hạn xuất khẩu − và theo như lời của Henry Kissinger, "biến đổi thế giới theo một cách không thể khác được như đã phát triển trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai".

Lệnh cấm vận, giống như cuộc chiến này, đến thật bất ngờ và gây choáng váng. Năm 1973, dầu trở nên không thể thiếu được đối với tất cả các nền kinh tế công nghiệp trên thế giới. Chưa bao giờ trong giai đoạn hậu chiến mà sự cân bằng cung-cầu lại chặt chẽ đến như vậy, trong khi mối quan hệ giữa các nước xuất khẩu dầu và các công ty dầu mỏ bắt đầu sáng tỏ. Đây là một tình cảnh mà bất cứ áp lực nào phát sinh thêm cũng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng – trong trường hợp này, nó là một trong những vấn đề của thế giới.

dau mo tien bac va quyen luc ky 30
Khai thác dầu ở Arập Xêút

Mỹ tham gia vào thị trường thế giới

Năm 1969, khi chính quyền mới của Richard Nixon thiết lập ở Washington, vấn đề dầu lửa và năng lượng bắt đầu được quan tâm trong các tổ chức chính trị của Mỹ. Mối quan tâm hàng đầu là việc tăng đột biến lượng dầu nhập khẩu. Chương trình nhập khẩu dầu bắt buộc do Tổng thống Eisenhower bất đắc dĩ lập ra của thập kỷ trước, tạo nên căng thẳng và bất đồng giữa các công ty và các vùng khác nhau. Những sơ hở và ngoại lệ của chương trình này rất có lợi cho những ai đã có mưu đồ lợi dụng chúng, và tất cả những điều đó rất dễ nhận ra. Nixon đã lập ra ủy ban chuyên trách của chính phủ phụ trách việc kiểm soát nhập khẩu dầu, đứng đầu là Bộ trưởng Lao động George Shultz. Nhiệm vụ của ủy ban này là cân nhắc chương trình hạn ngạch và đề đạt những thay đổi.

Chính khách của các nước mua dầu và các bên sử dụng dầu như các nhà máy và các công ty hóa dầu đều hào hứng trước việc nới lỏng giới hạn để họ có thể mua được dầu giá rẻ hơn. Tuy nhiên, các nhà khai thác dầu độc lập lại cương quyết bảo vệ hạn ngạch, thứ có thể bảo đảm mức giá cao hơn giá thị trường thế giới. Xét những nguyên nhân chủ yếu phá vỡ hạn ngạch một thập kỷ trước, đến thời điểm này chúng đã tự điều chỉnh theo hệ thống. Giá được bảo hộ cho sản xuất nội địa, và các công ty đã nghĩ ra các hệ thống phân phối bên ngoài nước Mỹ để có thể sử dụng nguồn dầu ở nước ngoài của mình. Vì lẽ đó, rất nhiều công ty trong số đó đã được cảnh báo về sự thay đổi triển vọng và tranh luận chống lại nó.

Ủy ban của George Shultz đề xuất nên bỏ hoàn toàn hạn ngạch và thay bằng thuế quan, như vậy sẽ loại bỏ được khâu phân bổ hạn ngạch phải cần tới sắc lệnh của chính phủ, mà thay vào đó là trao nhiệm vụ này cho thị trường. Phản hồi của chính giới đối với nghiên cứu của Shultz không chỉ mạnh mẽ mà còn rất tiêu cực. Ngành khí đốt và dầu mỏ của Mỹ đang ở giai đoạn suy giảm mạnh; số lượng các dàn khoan giảm đi đáng kể từ năm 1955 và rơi xuống mức thấp nhất vào những năm 1970-1971, ít hơn một phần ba so với những năm 1950. Một trăm nghị sĩ lo sợ đề xuất sẽ khiến lượng dầu nhập khẩu tăng lên, nên đã cùng ký một lá thư lên án bản báo cáo của Shultz như một mối họa cho nền công nghiệp nước nhà. Nixon, một chính khách khôn ngoan, đã bỏ qua bản báo cáo đó và tiếp tục giữ hạn ngạch. Điều này tất nhiên làm thất vọng tất cả những người muốn dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch, một nhóm không bị giới hạn lợi ích từ việc mua dầu ở Mỹ. Vua Iran đã viết thư cho Nixon, lập luận sự phát triển kinh tế và an ninh của Iran cần điều này để vượt qua những rào cản hạn ngạch và bán dầu với số lượng lớn hơn, trực tiếp cho Mỹ. Chính phủ Nixon rất đồng cảm với yêu cầu sản xuất nhiều hơn của Iran và do đó cũng có được mức thu nhập cao hơn, vì theo lời một trong những cố vấn của Nhà Trắng, đây là "hậu quả của "Khoảng trống quyền lực ở Vùng Vịnh Ba Tư" sau khi người Anh rút quân. Nhưng Chính phủ Mỹ sẽ không loại bỏ những rào cản nhập khẩu, thậm chí cũng chẳng làm vui lòng vua Iran. "Sự thất vọng của ngài khi không thể tìm ra cách nào tăng doanh số bán dầu của Iran ở Mỹ là điều có thể hiểu được", Nixon đã viết như vậy cho vua Iran. "Chúng tôi không thành công là do những vấn đề hết sức phức tạp trong chính sách nhập khẩu dầu của mình". Như thể rất lấy làm tiếc, Nixon hứa sẽ gửi một bản sao báo cáo về chính sách nhập khẩu dầu của Ủy ban chuyên trách của nội các cho vua Iran để mở mang kiến thức cho ngài.

Tuy vậy, vào thời điểm này, rõ ràng cũng đã có một số điều lo lắng, là dấu hiệu của sự căng thẳng trên toàn nước Mỹ về hệ thống cung cấp năng lượng. Trong suốt mùa đông năm 1969-1970, mùa đông lạnh nhất trong vòng 30 năm trở lại đó, cả dầu và khí đốt tự nhiên đều được cung cấp rất hạn chế. Nhu cầu dầu với hàm lượng lưu huỳnh thấp, phải nhập khẩu từ một vài nước như Libya và Nigieria, tăng đột ngột trong những tháng vừa qua. Nguyên nhân là do sản xuất điện chuyển từ nhiên liệu than đá sang dầu. Mùa hè tiếp theo, sự căng thẳng trong ngành công nghiệp điện dẫn tới tình trạng điện năng thất thường tại bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ. Trong khi đó, tình trạng dư thừa dầu tại Mỹ không còn vì ngành công nghiệp này chỉ bơm từng thùng một còn nhu cầu thì đang ngày càng tăng lên.

Với những vấn đề về nguồn cung đang trở thành căn bệnh kinh niên đầu những năm 1970, cụm từ "khủng hoảng năng lượng" bắt đầu trở thành một phần trong vốn từ vựng chính trị của Mỹ, và trong những giới hạn, người ta đồng ý với nhau là nước Mỹ phải đối mặt với một vấn đề lớn. Lý do chính là nhu cầu về các loại năng lượng đang ngày càng tăng nhanh. Kiểm soát giá dầu, do Tổng thống Nixon đưa ra năm 1971 được coi như là một phần trong toàn bộ chương trình chống lạm phát của ông, làm giảm sản lượng dầu trong nước trong khi đó lại làm tăng lượng tiêu thụ. Những nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên trở nên ngày càng khó khăn hơn, thường là do hệ thống điều tiết kiểm soát giá cả đã không bắt kịp với những thay đổi trên thị trường. Những mức giá thấp ép buộc không khuyến khích sự khám phá thăm dò mới cũng như bảo toàn tình hình hiện tại. Các nhà máy điện ở nhiều nơi trong nước đang hoạt động gần hết công suất, vẫn tiếp tục đe dọa tới tình trạng sẽ bị thiếu điện hay thậm chí là tình trạng bị ngắt điện. Nhu cầu sử dụng điện thúc bách các nhà máy điện nguyên tử hạt nhân ra đời như là một giải pháp cho một loạt vấn đề, bao gồm nhu cầu về điện ngày càng tăng cao, dự đoán giá dầu cũng sẽ tăng mạnh và những quy định mới hạn chế đốt than để bảo vệ môi trường.

Khi nhu cầu dầu vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm 1973, các nhà máy lọc dầu độc lập gặp phải vấn đề về nguồn cung, và nguy cơ thiếu xăng dầu dần lộ rõ vào mùa hè năm ấy. Tháng 4, lần đầu tiên trên cương vị tổng thống, Nixon đã có bài diễn văn về vấn đề năng lượng, trong đó đưa ra một thông báo ảnh hưởng sâu rộng: Nixon sẽ xóa bỏ hệ thống hạn ngạch. Sản lượng nội địa, thậm chí có sự bảo hộ của hạn ngạch, sẽ không còn theo kịp với nhu cầu dồi dào của người dân nữa. Chính quyền Nixon, phản ứng lại với áp lực chính trị từ Capitol Hill, ngay sau khi xóa hạn ngạch đã áp dụng một hệ thống phân bổ "tự nguyện", để bảo đảm nguồn cung cho các nhà máy lọc dầu và các thị trường khác. Cả hai động thái này thể hiện hoàn hảo sự thay đổi hoàn cảnh: Hạn ngạch có nghĩa là quản lý và giới hạn nguồn cung cấp trong một thế giới dồi dào nguồn cung, trong khi phân bổ có nghĩa là sự phân phối bất kỳ nguồn cung nào trong hoàn cảnh nguồn cung đó thiếu thốn.

dau mo tien bac va quyen luc ky 30
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon

"Nguy cơ rõ ràng"

Với vấn đề năng lượng đang nổi lên trong các chương trình nghị sự chính trị, James Akins, một quan chức ngoại giao đồng thời là một chuyên gia dầu mỏ của Bộ Ngoại giao, đã trình bày khá chi tiết với Nhà Trắng về việc giải quyết những vấn đề này. Gần đây, tại Bộ Ngoại giao, ông này đã chỉ đạo một nghiên cứu bí mật về vấn đề dầu lửa với kết luận ngành công nghiệp dầu lửa thế giới đang trải qua "cơn hấp hối của thị trường người mua". Ông còn bổ sung: "Đến năm 1975 và có thể là sớm hơn, chúng ta sẽ bước vào thị trường người bán, với bất kỳ nhà cung cấp chính nào cũng có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng về cung bằng cách cắt giảm lượng dầu bán ra". Đã đến lúc "chấm dứt những nghiên cứu tưởng chừng như vô tận về các vấn đề năng lượng". Thay vào đó, Mỹ nên giảm lượng tiêu thụ, tăng sản lượng nội địa và cố gắng nhập khẩu từ "các nguồn an toàn". Những hành động như thế vừa không được ủng hộ rộng rãi vừa khá tốn kém. Cả hai điều trên đã từng được kiểm chứng và do đó, không có động thái nào theo hướng này được thực hiện. Thay vào đó, với tốc độ nhập khẩu tăng trưởng nhanh chóng thì điều hoàn toàn ngược lại lại xảy ra.

Tháng 4 năm 1973, cùng tháng với quyết định phá bỏ hạn ngạch của Nixon, Akins trên cương vị của mình tại Nhà Trắng, đã thử lại lần nữa. Ông chuẩn bị một bản báo cáo bí mật với các đề xuất đối phó với nguy cơ ngày càng tăng cao về nhu cầu năng lượng, nhu cầu than đá ngày mở rộng, sự phát triển của dầu tổng hợp, những cố gắng bảo tồn môi trường thiên nhiên (như là đánh thuế cao đối với khí đốt) và những đầu tư cho nghiên cứu cũng như phát triển cũng được sử dụng rất nhiều để tránh sử dụng hydrocarbon. Những ý kiến của ông vấp phải khá nhiều nghi ngờ. "Sự bảo tồn không phải là nguyên tắc của nền cộng hòa," John Ehrlichman, cố vấn trong nước của Nixon đã phát biểu rất thẳng thắn như vậy. Cũng trong tháng đó, Akins phát biểu trước công chúng những vấn đề mà ông quan tâm. Ông cho đăng một bài báo trên tờ Foreign Affairs với nhan đề nắm bắt được những xu hướng kinh tế và chính trị: "Khủng hoảng dầu lửa: thời gian này thì con sói đã ở đây rồi". Bài viết này được khá nhiều người đọc. Tuy nhiên, nó cũng gây ra rất nhiều tranh luận và những lý lẽ của Akins rất được tán thành hay thậm chí còn được chấp nhận. Ví dụ, cùng một lúc, tạp chí Foreign Policy, một đối thủ của tờ báo Foreign Affairs lại đăng một bài báo với nhan đề "Liệu có thật là thiếu dầu lửa không?" Bài báo đó nhấn mạnh rằng không thiếu dầu. Việc thông báo "cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới" hay "sự thiếu thốn năng lượng" là bịa đặt. Dường như bài báo gợi ý bản thân Akins là người của Bộ Ngoại giao hoặc một phe đảng, công ty xuất khẩu dầu mỏ nào đó. Dù đã có những lá cờ cảnh báo đã giương lên nhưng vẫn không có sự phản hồi cụ thể nào, cũng không có sự đồng lòng cần thiết nào của Mỹ hay các nước công nghiệp để kết thành một nhóm cần thiết nhằm phối hợp hành động và bảo vệ lẫn nhau.

Mặc dù không có rào cản nhập khẩu, Mỹ lúc đó là một thành viên chính thức và có nhu cầu rất lớn trên thị trường dầu lửa thế giới. Mỹ cũng liên kết với các nước tiêu thụ dầu lửa khác lên tiếng phản đối Trung Đông. Hầu như không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài việc phá bỏ hạn ngạch, nhưng sự phá bỏ này đồng nghĩa với việc sẽ có một nhu cầu mới đối với thị trường đang lên cơn sốt. Các công ty đang mua bất kỳ lượng dầu nào mà họ có thể tìm thấy. "Bỏ qua tất cả những khó khăn mà chúng tôi gặp phải", chủ tịch công ty cung cấp và thương mại Gulf Oil nhớ lại, "Tôi nghĩ chúng ta cần phải mở rộng ra bên ngoài và mua thêm dầu. Chúng ta cần phải đa dạng hóa". Cho đến mùa hè năm 1973, Mỹ nhập khẩu 6,2 triệu thùng mỗi ngày, so với 3,2 triệu thùng năm 1970 và 4,5 triệu thùng năm 1972. Các công ty lọc dầu độc lập cũng tiến ra thị trường thế giới, tham gia vào một nhóm nhà mua bán thiết lập giá cung cấp nguồn hàng khi sẵn sàng. Tuần báo thương mại Petroleum Intelligence Weekly đã viết trong số tháng 8 năm 1973 "cơn sốt mua vào của các công ty độc lập của Mỹ và châu Âu cũng như, Nhật Bản đang khiến giá dầu tăng chóng mặt.

Vì nhu cầu trên toàn thế giới tăng cao trong khi nguồn cung lại hạn chế, nên giá thị trường cao hơn nhiều so với giá niêm yết. Đây là sự thay đổi mang tính quyết định, đặc biệt là vào cuối của năm thặng dư thứ 20. Trong một thời gian khá lâu, phản ánh tình trạng cung vượt quá cầu là giá thị trường thường thấp dưới giá niêm yết, điều này ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các công ty và chính phủ. Nhưng bây giờ tình hình đã đảo ngược, và tất nhiên các nước xuất khẩu cũng không muốn bị lép vế, không muốn thấy khoảng cách giữa giá niêm yết và giá thị trường của các công ty ngày càng tăng.

Tốn ít thời gian hơn, các nhà xuất khẩu đã tìm cách điều chỉnh sự tham dự cũng như sự chuẩn bị mua lại để có thể chiếm được thị phần lớn hơn với mức giá đang tăng. Libya là nước tích cực nhất trong vấn đề này. Ngày mùng 1 tháng 9 năm 1973, vào dịp kỷ niệm lần thứ 4 cuộc đảo chính của Qaddafi, Libya đã quốc hữu hóa 51% các công ty chưa tiếp quản. Tổng thống Nixon đã đưa ra cảnh báo: "Dầu lửa mà không có thị trường, như ngài Mossadegh đã có được bài học từ nhiều năm trước, thì sẽ không thể nào giúp ích cho một đất nước". Khi Mossadegh quốc hữu hóa Anh - Iran, một sản lượng lớn dầu lúc đó đang được phát triển ở đâu đó tại Trung Đông. Nhưng hiện tại, năm 1973, đã không còn dư thừa chút nào, thị trường tất nhiên là rất khan hiếm. Libya đã không gặp phải vấn đề gì trong việc bán nguồn dầu lửa dồi dào với hàm lượng lưu huỳnh thấp.

Những thành viên cấp tiến trong OPEC – Iraq, Angiêri và Libya – bắt đầu thúc đẩy việc sửa đổi hai văn bản khá quan trọng: thỏa thuận Tehran và Tripoli. Cho tới cuối mùa xuân, đầu mùa hè năm 1973, các nhà xuất khẩu khác cũng theo dõi sát tình hình tăng giá trên thị trường và cũng có chung quan điểm. Họ viện dẫn tình trạng lạm phát gia tăng và đồng đô-la mất giá, nhưng trên tất cả, họ hiểu chuyện gì đang xảy ra với giá dầu. Giữa năm 1970 và 1973, giá dầu thô trên thị trường tăng gấp đôi. Doanh thu trên mỗi thùng của các nhà xuất khẩu tăng lên, nhưng doanh số của các công ty trên thị trường tự do cũng tăng theo, điều này tương phản rất rõ ràng với những mục tiêu và hệ tư tưởng của các nước xuất khẩu. Thị phần của các công ty được dự đoán là sẽ giảm đi chứ không tăng lên. Yamani nói với Chủ tịch Công ty Aramco vào tháng 7 năm 1973 rằng, hệ thống giá cả, dựa trên thỏa thuận Tehran, giờ đây không còn giá trị nữa. Tới tháng 9, Yamani lại tán đồng và ngợi khen thỏa thuận Tehran. Ông nói: "dù là đã phá sản hay đang phá sản, nếu các công ty không hợp tác với nhau trong việc tạo ra một thỏa thuận về khung giá mới thì các nước xuất khẩu sẽ lấy đi quyền của chúng ta". Thậm chí, cả khi các nền kinh tế dầu lửa đang thay đổi và chính trị có vai trò tác động khá đột ngột.

Điều bí mật: Canh bạc của Sadat

Khi lên nắm quyền sau cái chết của Nasser năm 1970, Anwar Sadat không có tên tuổi gì và vừa mới bị ra tòa trong thời gian vài tháng hoặc vài tuần trước. Vị tổng thống mới của Ai Cập bị đánh giá quá thấp. "Chính quyền Nasser được trao cho tôi trong một tình trạng rất thảm hại", sau này ông đã phát biểu như vậy. Thừa hưởng một đất nước mà trong cái nhìn của ông là đã bị lụi bại về cả chính trị và đạo đức do sứ mệnh cao cả mỹ miều của chủ nghĩa liên Arập. Tham vọng vươn lên và tự hào dân tộc xuất phát từ thành công của Ai Cập trong cuộc khủng hoảng Suez năm 1956 đã sụp đổ hoàn toàn, đặc biệt là hậu quả lần bại trận năm 1967, và nền kinh tế nước này đã bị phá hủy. Sadat không có tham vọng đứng đầu một quốc gia Arập thống nhất trải dài từ Đại Tây Dương tới Vịnh Ba Tư; với tư cách là một người dân tộc chủ nghĩa Ai Cập, ông muốn tập trung không phải vào tương lai của khối liên Arập mà vào sự phục hồi của đất nước này.

dau mo tien bac va quyen luc ky 30
Anwar Sadat

Sadat muốn phá vỡ chu kỳ xung đột với Israel, và giải quyết thế bí về ngoại giao. Ông muốn ổn định và hòa giải, nhưng sau một vài năm đàm phán và thảo luận không có kết quả, ông kết luận điều này sẽ không thể xảy ra nếu Israel cứ nằm ở bờ Đông kênh đào Suez. Israel không mặn mà với việc đàm phán, và Sadat không thể đàm phán nếu cứ đứng từ một vị thế yếu và bị bẽ mặt như vậy, tất nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu như toàn bộ bán đảo Sinai không nằm trong tay Israel. Và Sadat phải làm một điều gì đó. Động thái đầu tiên của ông là củng cố vị thế trong nước, để ông có thể rảnh tay giải quyết các vấn đề quốc tế. Ông thanh trừng những người Ai Cập thân Liên Xô và sau đó, loại hết những cố vấn quân sự Xô Viết xấc xược ngạo mạn (tới 20.000 người), nhưng vẫn nhận tiếp tế quân sự của Liên Xô. Tuy vậy, Sadat không nhận được sự phản hồi nào từ phương Tây, đặc biệt là từ Mỹ.

Cuối năm 1972 đầu năm 1973, Sadat đưa ra một quyết định có tính sống còn. Sẽ tham gia chiến tranh; đây là cách duy nhất để đạt được những mục đích chính trị. Sau này, Henry Kissinger nói: "Đúng là không ai có thể biết trước suy nghĩ của con người đó, Sadat không nhằm vào việc giành lấy lãnh thổ mà tạo ra một cuộc khủng hoảng sẽ làm thay đổi thái độ giữa các bên liên quan vốn đã bị đóng băng – và do vậy sẽ mở đường tới những cuộc đàm phán. Cú sốc này khiến cả hai bên, gồm cả Ai Cập, thấy sự mềm dẻo là không thể xảy ra, khi Israel tự coi mình vượt trội về quân sự, còn Ai Cập bị tê liệt bởi sự khinh thường. Mục tiêu của ông ta tóm lại là nhằm vào tâm lý và ngoại giao nhiều hơn là quân sự".

Quyết định của Sadat đã được tính toán; ông đang thực hiện châm ngôn của Clausewitz, ở khía cạnh nào đó, chiến tranh là sự kéo dài của chính trị. Cùng một lúc, ông đưa ra quyết định cũng với một cảm giác khá chắc chắn về thuyết định mệnh; Sadat biết mình đang chơi một canh bạc. Trong khi khả năng về một cuộc chiến đã lờ mờ hiện ra, thậm chí đã được nhắc đến chung chung, thì nó lại không được xem xét nghiêm túc, đặc biệt là những người sẽ là đối tượng của cuộc chiến – người Irael. Tháng 4 năm 1973, Sadat bắt đầu lên kế hoạch chiến lược với Tổng thống Hafez-al Assad của Syria về một liên minh tấn công Ai Cập - Syria. Bí mật của Sadat – những chi tiết của kế hoạch cũng như thực tế tình hình chuẩn bị cho cuộc chiến − được giữ kín. Một trong rất ít người, ngoài những sĩ quan cao cấp của Ai Cập và Syria mà ông chia sẻ là vua Faisal của Arập Xêút. Và điều này có nghĩa là dầu lửa sẽ trở thành tâm điểm của cuộc xung đột sắp tới.

Vũ khí dầu lửa: Faisal thay đổi quan điểm

Kể từ những năm 1950, các thành viên của thế giới Arập đã nói tới việc sử dụng thứ "vũ khí dầu lửa" được định nghĩa khá mơ hồ để đạt những mục tiêu khác nhau có liên quan tới Israel, tính từ việc hủy diệt toàn bộ nước này cho tới cưỡng bức phải từ bỏ lãnh thổ. Tuy vậy, việc sử dụng vũ khí này không thành bởi thực tế là, dầu lửa Arập tưởng chừng như không bao giờ cạn kiệt lại không phải là nguồn cung duy nhất. Texas, Louisiana, Oklahoma – bang này luôn luôn có thể bổ sung lượng dầu lửa vào thị trường thế giới. Nhưng một khi Mỹ đã đạt tới 100% tỷ lệ khai thác thì lại là chuyện khác, sản lượng dầu của Mỹ không thể tăng thêm nữa để đủ sức chống lại trong cuộc chiến dầu lửa.

Đầu những năm 1970, khi thị trường đang được thắt chặt, thế giới Arập trở nên ngày càng căng thẳng khi kêu gọi sử dụng vũ khí dầu lửa để đạt được những mục tiêu chính trị và kinh tế. Vua Faisal của Arập Xêút không nằm trong số này. Ông ghét Israel và chủ nghĩa phục quốc Do Thái như bất kỳ một lãnh đạo Arập nào. Ông bảo đảm có một âm mưu của chủ nghĩa phục quốc Do Thái đang xảy ra tại Trung Đông; ông cũng nói với Gamal Abdel Nasser và Richard Nixon rằng người Israel là ông chủ thật sự của những kẻ khủng bố cực đoan Palestine. Tuy nhiên, Faisal phản đối sử dụng vũ khí dầu lửa. Mùa hè năm 1972, khi Sadat yêu cầu sự ủng hộ nguồn cung dầu lửa vì những mục đích chính trị thì Faisal đã ngay lập tức phản đối rất mạnh mẽ. Ông này phát biểu, điều này không những vô tác dụng mà mới chỉ nghĩ thôi đã thấy rất nguy hiểm. Chính trị và dầu lửa không thể trộn lẫn. Arập Xêút đã tự nhận thấy điều này trong suốt cuộc chiến năm 1967, khi nước này cắt giảm lượng xuất khẩu, chưa kể tới việc bị mất doanh thu và thị trường. Faisal tin rằng Mỹ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ lực lượng nào vì nước này không cần dầu của các nước Arập Vùng Vịnh cho tới năm 1985. "Do vậy, ý kiến của tôi là đề xuất này nên bị loại bỏ". Ông còn nhấn mạnh: "Tôi không thấy lý do để phải thảo luận thêm về vấn đề này".

Có những lý do chính trị cũng như kinh tế để Faisal hành động như vậy. Một nhà nước đi theo chủ nghĩa Mác đã ra đời trên bán đảo Arập tại Nam Yemen, nơi mới chỉ gần đây lá cờ của Anh còn phấp phới trên cảng Aden, và những du kích theo chủ nghĩa Mác cũng đang đấu tranh ở đâu đó trên bán đảo này. Năm 1969, cùng năm khi phe quân đội lật đổ nền quân chủ tại Libya và chính phủ dân sự tại Sudan, một âm mưu của một vài sĩ quan không quân bị phát hiện tại Arập Xêút. Faisal lo ngại thuyết cấp tiến lan khắp thế giới Arập sẽ chống lại tính hợp pháp của vương quyền, do đó, ông chống lại chương trình này. Ông cũng biết đất nước của ông đang thắt chặt mối quan hệ kinh tế và chiến lược với Mỹ. Mối quan hệ này là nền tảng cho vương quốc của ông, không chỉ vì sự thịnh vượng mà còn là vấn đề an ninh. Thật khó có thể tham chiến chống lại một chính phủ có vai trò quan trọng đối với sự sống còn của mình. Tuy nhiên, đến đầu năm 1973, Faisal đã thay đổi quyết định. Tại sao vậy?

Một phần của câu trả lời nằm ở thị trường. Sớm hơn dự tính, dầu lửa Trung Đông chứ không phải của Mỹ trở thành nguồn cung được sử dụng tới cuối cùng. Cụ thể, Arập Xêút đã trở thành người đứng ngoài cuộc cung cấp cho tất cả các bên, gồm cả Mỹ; sự phụ thuộc của Mỹ vào Vùng Vịnh không như được dự tính là tới năm 1985 mà là 1973. Arập Xêút cuối cùng cũng chuyển vị trí cho Texas; vương quốc của sa mạc hiện giờ là nhà sản xuất đang đánh đu với cả thế giới. Mỹ không còn khả năng tăng sản lượng để cung cấp cho các nước đồng minh. Cân bằng cung-cầu hiện đang hoạt động rất hiệu quả đã đem đến sức mạnh cho Arập Xêút. Thị phần xuất khẩu thế giới tăng lên nhanh chóng từ 13% năm 1970 lên tới 21% năm 1973 và vẫn đang tiếp tục tăng lên nữa. Sản lượng trung bình trong tháng 7 năm 1973 là 8,4 triệu thùng mỗi ngày, cao hơn tháng 7 năm 1972 với mức 5,4 triệu thùng mỗi ngày là 62%, và vẫn tiếp tục tăng. Aramco đang sản xuất hết công suất, đẩy sản lượng tăng lên nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ồ ạt ngoài dự kiến, và một vài lý do khác là dù có bất cứ chuyện gì thì Arập Xêút cũng sẽ cắt giảm sản lượng để ngăn chặn tình trạng hủy hoại các khu mỏ và phát triển việc khai thác với công suất cao hơn. Thêm vào đó, một quan điểm ngày càng phổ biến ở Arập Xêút nước này có doanh thu vượt quá nhu cầu chi tiêu. Hai lần đồng đô-la sụt giá đã làm giảm giá trị cổ phần tài chính của các nước có lượng đô-la dự trữ lớn, gồm Arập Xêút, Libya và Côoét. Do đó, các nước này đã phải dùng biện pháp kiềm chế sản lượng dầu. "Vấn đề của việc sản xuất và bán dầu bằng dòng tiền không được bảo đảm là gì?" Bộ trưởng Dầu mỏ Côoét đã đưa ra câu hỏi như vậy. "Tại sao sản xuất dầu lửa lại ảnh hưởng tới việc bánh mỳ, bơ có thể đổi lấy một số tiền nào đó, mà giá trị của nó mỗi năm lại giảm đi 1% như vậy?" Có lẽ, một vài người Arập sẽ thắc mắc như vậy, đất nước họ nên giảm sản lượng dầu.

Mỗi ngày trôi qua, những điều kiện đang thay đổi trong thị trường lại làm cho vũ khí dầu lửa của người Arập thêm hiệu nghiệm. Những thay đổi trùng khớp thời gian với những biến chuyển chính trị quan trọng khác. Faisal đã bị cô lập, mà chủ yếu là do Nasser, người mà ông ta xem là kẻ theo chủ nghĩa liên Arập cấp tiến muốn phá bỏ những thể chế truyền thống. Anwar Sadat, người kế vị của Nasser là một người Ai Cập theo chủ nghĩa dân tộc đang cố gắng xóa bỏ di sản của Nasser. Thông qua tọa đàm về đạo Hồi, Sadat đã có bước tiến gần đến với Arập và Faisal rất thông cảm với Sadat vì đã cố gắng thoát khỏi sự kiểm soát ngột ngạt của liên minh mà Nasser đã thiết lập với Liên bang Xô Viết. Không được Arập Xêút ủng hộ, Sadat có thể sẽ lại phải liên kết với Liên Xô, và người Nga khi đó sẽ sử dụng tất cả những cơ hội có thể để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, chính xác là đi ngược lại những mối quan tâm của Arập Xêút. Mùa xuân năm 1973, Sadat thúc ép Faisal lưu ý tới việc dùng vũ khí dầu lửa để ủng hộ Ai Cập trong cuộc đối đầu với Israel và, có lẽ cả vua Faisal cũng cảm thấy áp lực đang tăng lên từ nhiều phía ở cả vương triều của ông và trên toàn thế giới Arập. Ông cũng ủng hộ cho các nhà nước Arập và người Palestine ở "chiến tuyến". Mặt khác, các tài sản của Arập Xêút, khởi đầu là những cơ sở sản xuất dầu lửa, sẽ gặp rủi ro trước các hoạt động du kích. Như là chứng minh cho tính chất dễ bị xâm hại đó, một nhóm vũ trang đã tấn công kho chứa Tapline tại Sidon mùa xuân năm 1973, phá hủy một bể chứa dầu và làm hư hại nhiều bể khác. Vài ngày sau, đường ống dẫn dầu cũng bị tấn công. Đã có nhiều vụ khác xảy ra, bao gồm cả một cuộc tấn công làm vỡ đường ống tại Arập Xêút.

Do vậy, các vấn đề về chính trị và kinh tế đã làm thay đổi suy nghĩ của Faisal. Ngay sau khi Arập Xêút khơi lên một chiến dịch để những quan điểm của họ được biết đến, cảnh báo sẽ không tăng sản lượng dầu lửa để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng và vũ khí dầu lửa của người Arập sẽ được sử dụng theo cách nào đó, trừ phi Mỹ có quan điểm gần hơn với người Arập và tách xa khỏi Israel. Đầu tháng 5 năm 1973, đích thân nhà vua đã gặp ban quản trị của Công ty Aramco. Ông nói ông là một người bạn đáng tin cậy của Mỹ. Nhưng điều "hoàn toàn bắt buộc" là Mỹ "hãy làm điều gì đó để thay đổi chiều hướng của những sự kiện đang xảy ra tại Trung Đông hiện nay.

Chủ tịch Công ty Aramco sau đó đã phát biểu: "Ông ta đã lộ rõ ý đồ nhưng lại nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa phục quốc Do Thái cùng với những người cộng sản đang gần như đẩy bật được lợi ích của Mỹ ra khỏi khu vực này. Ông ta cho rằng ngày nay ngoại trừ Arập Xêút, còn lại hầu như đều không an toàn cho lợi ích của Mỹ" tại Trung Đông. "Ông ấy cũng khẳng định rằng những người Mỹ và doanh nghiệp Mỹ là những người bạn của A Rập và của những người có sự quan tâm tới tình hình khu vực để khẩn trương thay đổi vị thế của Mỹ.

Chủ tịch Công ty Aramco cho rằng để có thể nhanh chóng vượt qua những tư tưởng chống Mỹ hiện nay thì chỉ cần đơn giản từ bỏ những chính sách và ảnh hưởng của Israel, ông còn cho biết thêm rằng những lời nhận xét của nhà vua là hết sức cần thiết vào lúc này.

Để giảm bớt sự lo lắng của ban quản trị Công ty Aramco, vấn đề về dầu mỏ không bao giờ được đề cập đến cụ thể trong cuộc gặp đó. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài tuần, vấn đề này đã được đưa ra dứt khoát khi những giám đốc điều hành từ công ty mẹ của Aramco gặp Yamani ở khách sạn Sans-serif Intercontinental. Họ có muốn đến thăm xã giao nhà vua, theo lời mời của Yamani, khi biết nhà vua đang nghỉ ở Sans-serif sau chuyến viếng thăm tới Paris và Cairo hay không? Tất nhiên những vị giám đốc điều hành rất hài lòng về lời mời này. Tình cờ, Yamani đề cập đến việc nhà vua đã có một chuyến viếng thăm không thành công ở Cairo; rằng Sadat đã chèn ép nhà vua để nhận được sự ủng hộ chính trị nhiều hơn. Nhà vua còn nói với các vị giám đốc công ty dầu rằng lợi ích của Mỹ ở Trung Đông đã đến lúc kết thúc. Ông còn nói tiếp: "Arập Xêút đang ở trong tình trạng nguy kịch vì bị cô lập với những quốc gia bạn bè Arập bởi Chính phủ Mỹ đã thất bại khi ủng hộ tích cực cho Arập Xêút". Faisal rất dứt khoát; ông ta sẽ không để cho tình huống bị cô lập đó xảy ra. Tiếp đó, ông nói với các giám đốc của công ty dầu Aramco rằng họ sẽ mất tất cả.

Họ đã không hề nghi ngờ những điều nhà vua nhắc đến. "Nhượng bộ là hết sức mạo hiểm", một vị giám đốc điều hành đã phát biểu như vậy. Họ đổ lỗi cho ngành truyền thông của Mỹ và cho rằng bản thân họ không thể tránh khỏi ảnh hưởng của âm mưu giả định này. Các vị giám đốc nắm rất rõ chương trình nghị sự này: "Những việc chúng ta phải làm là: 1) thông báo với người dân Mỹ về lợi ích thật sự của họ trong khu vực này (điều này bị phản ánh lệch lạc thông qua các cơ quan truyền thông Mỹ đang bị điều khiển); và 2) thông báo với các nhà lãnh đạo chính phủ ngay lập tức".

Một tuần sau đó, các vị giám đốc điều hành Công ty Aramco đã có mặt ở Washington, tại Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng. Họ đã tóm tắt lại những lời cảnh báo của Faisal: "Phải hành động ngay, nếu không sẽ mất hết mọi thứ". Họ tìm kiếm những ai quan tâm đến vấn đề này và đã lĩnh hội được phần nào đó. Tất nhiên, họ đã gặp khó khăn, đó là việc làm thế nào để các quan chức chính phủ thông qua vấn đề này. Theo thông tin từ đại diện của công ty dầu, các vị giám đốc không tin sẽ có bất kỳ hành động quyết liệt hay biện pháp cần thiết nào khác để ngăn chặn những vụ việc như vậy xảy ra. Các quan chức chính phủ cho rằng người Arập Xêút đã gặp phải sức ép lớn hơn từ Nasser trong quá khứ. "Họ đã giải quyết những vụ việc như vậy rất thành công, nên tương tự như vậy, họ sẽ có thể thành công vào thời điểm hiện tại". Trong bất cứ trường hợp nào, có rất ít việc mà Mỹ có thể làm được trong một thời gian ngắn, các vị giám đốc công ty dầu Aramco đã được biết như vậy khi ở Washington. Một số người tin rằng nhà vua "đang hô có sói trong khi không có con sói nào tồn tại, ngoại trừ trí tưởng tượng của ông". Một quan chức cấp cao của chính phủ cho rằng những lời nhận xét của nhà vua tại cuộc gặp ở Sans-serif là "sự tiêu dùng trong nước", một vị giám đốc đã trả lời ngay rằng không hề có một ai đến từ "trong nước" ở cuộc gặp đó. Ba công ty – Texaco, Chevron và Mobil – đã kêu gọi thay đổi chính sách của Mỹ ở Trung Đông. Howard Page, vị giám đốc của Exxon tại Trung Đông, đã về hưu cũng kêu gọi tương tự như vậy. Vua Faisal đột ngột có mặt tại cuộc họp báo của Mỹ và trả lời rất trôi chảy mặc dù cuộc họp này được cho là có sự điều khiển. Theo một trình tự ngắn, nhà vua đã được các tờ Washington Post, Christian Science Monitor, Newsweek và đài truyền hình NBC phỏng vấn. Nhà vua đã trả lời tương tự với tất cả các đài và báo. Ông nói với khán thính giả người Mỹ: "Chúng tôi không hề muốn giới hạn lượng dầu xuất khẩu của mình tới Mỹ", nhưng sự ủng hộ của Mỹ đối với chủ nghĩa phục quốc Do Thái chống lại người Arập đã gây khó khăn nghiêm trọng cho việc tiếp tục cung cấp dầu cho nước Mỹ của chúng tôi, hoặc thậm chí cho cả những bạn còn lại của nước Mỹ".

Sự lo lắng của các nhà lãnh đạo

Tháng 6 năm 1973, Richard Nixon đã tiếp đón Tổng Bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev tại một cuộc họp thượng đỉnh ở California. Sau khi hai nhà lãnh đạo ra về sau buổi họp cuối cùng, một số điều không mong đợi đã xảy đến. Brezhnev trong lúc bối rối, bồn chồn, không ngủ được đã đột ngột mong muốn có một buổi gặp mặt không được sắp đặt với Nixon. Mặc dù vi phạm nghi thức ngoại giao, Nixon đã bị Cục Tình báo đánh thức. Mặc dù nghi ngờ, vị tổng thống cũng đã tiếp đón Brezhnev giữa đêm khuya trong một căn phòng nhỏ của ông trông ra Thái Bình Dương. Trong khoảng gần ba tiếng đồng hồ, trước đốm lửa nhỏ, Brezhnev với giọng điệu dữ dội và đầy cảm xúc đã tranh cãi vấn đề Trung Đông như một ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh sắp xảy ra ở đó. Nhà lãnh đạo của Liên Xô cho biết, cách duy nhất để tránh chiến tranh là thiết lập một chính sách ngoại giao mới. Brezhnev cũng truyền đạt rằng người Liên Xô có biết về mục đích của Sadat và Assad nói chung nhưng không cụ thể, rằng họ đang huy động vũ khí và hậu quả của điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến "tình trạng bớt căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ". Nhưng Nixon và Cố vấn An ninh quốc gia Henry Kissinger cho rằng thủ đoạn lạ này của Brezhnev là một mánh khóe vụng về nhằm kéo Trung Đông về phe Liên Xô hơn là một lời cảnh báo chân thật, nên đã gạt bỏ ý kiến này. Ngày 23 tháng 8 năm 1973, Sadat đã có một chuyến thăm không báo trước tới Riyadh để gặp vua Faisal. Người đàn ông Ai Cập này báo một tin rất tốt với nhà vua rằng ông ta đang chuẩn bị tiến hành chiến tranh chống lại Israel. Cuộc chiến này sẽ bắt đầu bằng một cuộc tấn công bất ngờ và ông ta muốn sự hỗ trợ, hợp tác từ phía Arập Xêút. Và ông ta đã thành công. Nhà vua Faisal bị cho là đã đi quá xa khi hứa sẽ viện trợ nửa tỷ đô-la cho cuộc chiến này. Và, nhà vua đã cam kết ông sẽ không thất bại trong việc sử dụng vũ khí dầu mỏ. Tuy nhiên, nhà vua cũng yêu cầu có thêm thời gian, rằng Arập Xêút không muốn sử dụng dầu mỏ như một thứ vũ khí trong trận chiến chỉ kéo dài 2 hay 3 ngày. Arập Xêút muốn chiến tranh kéo dài tới khi nó có thể thu hút và huy động sự quan tâm và chú ý của thế giới. Tác động của kế hoạch của Sadat đến nhà vua Faisal là hiển nhiên. Chỉ trong vòng gần một tuần sau, ngày 27 tháng 8, Yamani thông báo với một giám đốc của Công ty Aramco rằng nhà vua đột ngột yêu cầu bản báo cáo chi tiết thường kỳ về sản lượng của Công ty Aramco, kế hoạch mở rộng, và những hậu quả của công ty này khi cắt giảm sản lượng dầu cho các nước tiêu dùng mà đặc biệt là Mỹ. Ở một phạm vi nào đó, nhà vua đã hỏi về tác động xảy ra khi sản lượng của Aramco giảm 2 triệu thùng mỗi ngày. "Đây thật sự là một hiện tượng kỳ lạ", Yamani giải thích, "Nhà vua trước đây không bao giờ cần về những thông tin chi tiết như vậy". Yamani đã đưa ra một lời cảnh báo. Ở Mỹ, có những vấn đề được Kissinger dẫn dắt đang làm Nixon nghĩ sai về sự nghiêm trọng của những mục đích của Arập Xêút. "Vì lý do đó, nhà vua đã có nhiều cuộc phỏng vấn và phát biểu trước công chúng để loại bỏ bất cứ nghi ngờ nào còn tồn tại" ở nước Mỹ. "Bất kỳ ai biết về thể chế của chúng ta và cách nó vận hành đều nhận ra quyết định giới hạn sản lượng chỉ có thể do nhà vua đưa ra và ngài đưa ra quyết định đó mà không cần sự đồng tình của bất kỳ người nào". Yamani nói tiếp, nhà vua "quyết tâm tác động để thay đổi chính sách của Mỹ và sử dụng dầu mỏ cho mục đích đó. Nhà vua cảm thấy có bổn phận phải làm điều gì đó và ngài biết ngày nay, dầu mỏ là một thứ vũ khí hữu hiệu. Ngoài ra, ngài còn phải chịu sức ép liên tục từ dư luận của công chúng Arập và các nhà lãnh đạo Arập, đặc biệt là Sadat. Ngài đang mất đi sự kiên nhẫn". Yamani còn thêm vào một chi tiết khác. Lúc đó, nhà vua ở trong tình trạng khá căng thẳng.

dau mo tien bac va quyen luc ky 30
Richard Nixon và Leonid Brezhnev

Tháng 9 năm 1973: "Căng thẳng bao trùm khắp nơi"

Tháng 9 năm 1973, đàm luận về hai vấn đề an ninh cung ứng năng lượng và nguy cơ khủng hoảng năng lượng đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Tờ Middle East Economic Survey chạy tít: "Toàn cảnh dầu lửa: căng thẳng đang bao trùm". Cũng trong tháng 9 đó, các công ty dầu mỏ lớn cùng với chính quyền của Tổng thống Nixon đã thảo luận về mối lo ngại chung là Libya có thể cắt giảm phần lớn sản lượng dầu. Sau khi dành được một thỏa thuận hợp lý, chính quyền của Tổng thống Nixon đã quyết định áp đặt những biện pháp phân phối có tính chất bắt buộc đối với một số sản phẩm dầu lửa vốn ít được cung ứng tại thị trường nội địa. Vua Faisal nói với nhà điều hành của các công ty dầu mỏ rằng việc Mỹ đưa ra phủ quyết cơ bản đối với những chính sách của Israel sẽ làm chệch hướng mục đích sử dụng vũ khí dầu lửa của nước này. Và ở một mức độ nào đó, các quyền phủ quyết đó giờ đây đã làm được như vậy. Phát biểu trên đài truyền hình Israel, ông Joseph Sisco, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói: "Trong nhiều lĩnh vực, Mỹ và Israel có cùng mối quan tâm, tuy nhiên không đồng nghĩa rằng Mỹ đồng tình với chính quyền nước này. Những mối quan tâm của Mỹ không nằm trong phạm vi của bất cứ quốc gia nào trong khu vực... ví dụ như, Chính phủ Mỹ đang ngày càng quan tâm tới vấn đề năng lượng, và tôi cho rằng thật liều lĩnh dại dột khi tin đó không phải là một nhân tố trong bối cảnh này". Khi được hỏi liệu các nhà sản xuất dầu Arập có thể sử dụng dầu mỏ như một vũ khí chính trị để chống lại Mỹ trong tương lai, như vào những năm 1980 hay không, ngài Sisco đã trả lời: "Tôi không phải là người có thể nhìn thấy trước tương lai hay đưa ra những nhận định về vấn đề đó. Tuy nhiên, đã có những tiếng nói rõ ràng từ thế giới các nước Arập, những nước đang cố gắng dùng dầu lửa gây sức ép lên các vấn đề chính trị".

Những phủ quyết của Mỹ thậm chí còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sâu xa hơn. Tại một cuộc họp báo, khi được hỏi liệu các nước Arập có sử dụng dầu lửa như một vũ khí để gây sức ép làm thay đổi chính sách ở Trung Đông hay không, Tổng thống Mỹ Nixon trả lời: "Đó là chủ đề của các mối quan tâm chính". Tất cả những nước nhập khẩu dầu lớn, trong đó bao gồm Mỹ, đều có thể bị ảnh hưởng. Tổng thống Nixon còn nói thêm: "Đề cập về vấn đề này, tất cả chúng ta đều chung một hoàn cảnh", ông cũng không ngừng đổ lỗi cho cả hai bên Arập và Israel về sự bế tắc này. "Đơn giản là cả Israel và Arập đều không thể kiên nhẫn chờ đợi rắc rối ở Trung Đông được giải quyết. Cả hai bên đều có lỗi. Họ cần phải bắt đầu đi đến thương lượng. Đó cũng là nhiệm vụ của chúng ta... Một yếu tố để có một cuộc thương lượng thành công, đó là giảm được căng thẳng dầu lửa".

Phần lớn người tiêu dùng đều cảm nhận được tình hình căng thẳng này. Tại Liên bang Đức, vào tháng 9, chính quyền Bonn cuối cùng đã tiết lộ chương trình năng lượng đầu tiên, trong đó chú trọng đến an ninh cung ứng năng lượng. Người đề xuất ra chương trình này là Bộ trưởng Ngoại giao Ulff Lantzke. Mối quan ngại của ông đã được Mỹ nêu lên năm 1968 như một lời cảnh báo tới OECD rằng giai đoạn sản lượng dầu dư thừa đang dần qua đi. Sau đó, ông này còn cho rằng: "Với tôi, đó là thời điểm mấu chốt. Kể từ thời điểm đó trở đi, tôi đã cố gắng điều chỉnh lại các chính sách năng lượng của Đức. Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc giải quyết những khó khăn về tình hình than đá mà còn là cách chúng ta đưa an ninh cung ứng năng lượng vào chính sách. Điều đó thật vô cùng rắc rối. Tôi đã phải mất 5 năm chuẩn bị cơ sở và thuyết phục người dân, họ luôn có niềm tin mang tính chính trị vững chắc rằng không hề có vấn đề gì xảy ra với nguồn cung ứng năng lượng". Cũng trong tháng 9 đáng lo ngại đó, tại Nhật Bản, một ủy ban tài nguyên và năng lượng thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế (MITI) vừa mới được thành lập, đã công bố Sách trắng về vấn đề năng lượng, nêu ra toàn bộ tình hình bấp bênh của việc cung ứng dầu, đồng thời nhấn mạnh cần thiết phải đưa ra các biện pháp đối phó với trường hợp khẩn cấp. Kết quả của những lo ngại về tình hình tăng trưởng tràn lan nhu cầu dầu mỏ ở Nhật Bản đã nổi lên trong khoảng hơn một năm trước là sự phụ thuộc và tình trạng không ổn định. Phần lớn lượng dầu của quốc gia này được các công ty quốc tế cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp, các quan chức chính phủ cũng như các thương gia đều nhận thấy rõ sự chuyển giao quyền lực nhanh chóng từ các công ty dầu mỏ quốc tế sang các nước xuất khẩu dầu mỏ. Tháng 9 năm 1973, Sách trắng đã nhận xét thẳng thắn: "Hệ thống quản lý cung ứng dầu lửa mà cho đến nay vẫn các công ty dầu mỏ quốc tế điều hành đã sụp đổ". Và đối với Nhật Bản thì điều đó có nghĩa là "phản ứng quốc tế mang tính thụ động của những năm 1960 đã không còn được thừa nhận".

Cũng vào thời gian đó, trong bản hòa ước nhằm thay đổi tình hình, một vấn đề mới lại nổi lên trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản, chính sách vốn trước đây được thắt chặt trong liên minh giữa hai nước Mỹ và Nhật Bản. Chính sách này được gọi là "ngoại giao về tài nguyên" và nó hướng tới mục tiêu làm thay đổi quan điểm chính sách ngoại giao của Nhật Bản theo hướng cố gắng bảo đảm cho sự tiếp cận nguồn dầu lửa. Người hoạt động tích cực nhất trong chính sách này là bộ trưởng của MITI − ngài Yasuhiro Nakasone (cựu Thủ tướng Nhật Bản), người đã biện luận rằng: "Một điều không thể tránh được là việc Nhật Bản sẽ theo đuổi định hướng độc lập đến cùng. Kỷ nguyên của việc bám đuôi mù quáng đã chấm dứt". Và chúng ta không nên chạy theo sau Mỹ nữa. Tháng 6 năm 1973, ngài Nakasone đã yêu cầu một chính sách tài nguyên mới với mục tiêu" đứng về phía các nước sản xuất dầu". Trong lúc đó, đối với một số giới ở Nhật Bản, họ không còn thể hiện những mối lo ngại về dầu lửa nữa. Mùa đông trước đó, Nhật Bản đã chứng kiến sự khan hiếm về dầu lửa và khí đốt, và bây giờ vào mùa hè năm 1973 này, đã có những dấu hiệu của sự khan hiếm điện, như tình hình ở Mỹ. Dường như phần lớn những nhà hoạch định chính sách hay ít nhất là một người ngoài cuộc quan tâm đến vấn đề về năng lượng đều đã đọc bài báo của James Akins có tựa đề: "Khủng hoảng dầu lửa: Lúc này tình hình đang căng thẳng" và họ đều bị thuyết phục. Câu hỏi duy nhất được đặt ra là "Khi nào điều đó xảy ra?" Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày 26 tháng 9, Thủ tướng Kakuei Tanaka đã nói: "Về vấn đề khủng hoảng năng lượng, một cuộc khủng hoảng dầu lửa 10 năm được nhìn thấy rõ ràng kể từ lúc này".

Hơn 10 ngày kể từ sau lời phát biểu đó, Anwar Sadat đã bắt đầu đếm ngược thời gian tới thời điểm cuộc chiến tranh nổ ra.

Thương lượng không tiến triển

Tại một hội nghị diễn ra ở Viên, Áo, vào trung tuần tháng 9 năm 1973, các nước OPEC đã kêu gọi phải đưa ra một thỏa thuận mới đối với các công ty dầu mỏ. Các thỏa thuận Tehran và Tripoli không còn hiệu lực. Các thành viên của OPEC đã thể hiện quyết tâm nắm bắt lấy những lợi nhuận trời cho mà các công ty kiếm được từ việc tăng giá dầu trên thị trường. Ngày 8 tháng 10, đại diện của các công ty dầu mỏ đã được mời đến Viên để gặp gỡ với một đoàn đại biểu do Yamani dẫn đầu.

Để đàm phán với tư cách là một nhóm trong hội nghị, các công ty dầu mỏ một phải có được bức thư phê duyệt thương mại của Bộ Tư pháp để chắc chắn họ không vi phạm các luật chống độc quyền. Ngài John J. McCloy, luật sư bên phía các công ty dầu mỏ, đã yêu cầu được phép từ phía Washington ngày 21 tháng 9, khởi đầu cho mối quan hệ tích cực không chỉ giữa các công ty dầu mỏ với Bộ Tư pháp mà còn giữa một Bộ Tư pháp đầy nghi vấn với một nhà nước đầy bất an. Tại một cuộc hội đàm nảy lửa với bộ Tư pháp, ngài McCloy đã viện dẫn tên tuổi của các vị cựu trưởng lý, như Robert Kennedy, người đã cho phép các công ty đưa ra chiến lược chung giải quyết các vấn đề rắc rối, trong đó bao gồm cả các vấn đề ngoại giao. Ông nói: "Nếu Bộ Tư pháp không cấp giấy phép, thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc các công ty lần lượt bị hạ gục". Chủ tịch tập đoàn Exxon, Kenneth Jamieson đã tranh luận rằng: "Ngành công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại thế giới Arập đầy bất ổn". Dựa trên những nhận định của một giáo sư thuộc MIT, người ít liên quan tới các cuộc khủng hoảng chính trị sắp tới, các luật sư của bộ Tư pháp đã khẳng định tình trạng giá dầu leo thang là chủ tâm của các công ty dầu mỏ quốc tế lớn chứ không xuất phát từ thị trường hay động thái của các nước OPEC để thu lời. Ngài Jamieson tỏ ra hoài nghi về vấn đề đó. Tuy nhiên, cuối cùng, ngày 5 tháng 10, 3 ngày trước khi cuộc họp tại Viên bắt đầu diễn ra theo dự kiến, Cục Chống độc quyền đã miễn cưỡng trao giấy phép cho các khách hàng của luật sư McCloy để cùng nhau thương lượng.

Washington tỏ rõ lo lắng về khả năng diễn ra một cuộc xung đột quân sự ở Trung Đông, mặc dù căn nguyên trước đó đã được xua tan qua một mùa hè, và nhiều tháng qua, giới tình báo Mỹ đã gạt bỏ khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là: người Israel không có lý do công khai thái độ thù địch hay không dám đánh trận phủ đầu như điều mà họ đã làm năm 1967. Vì mọi người cho rằng Israel nắm giữ ưu thế quân sự nên dường như thật bất công đối với người Arập khi họ phải tham gia vào cuộc chiến mà họ có thể phải chịu thất bại nặng nề. Những người Israel, vốn dĩ sự tồn tại của họ đang bị đe dọa, chắc chắn bị gạt bỏ khỏi viễn cảnh của cuộc chiến có ảnh hưởng lớn tới sự hiểu biết về tình hình của Mỹ.

Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, cơ quan an ninh quốc gia đã đưa ra báo cáo về sự gia tăng đột ngột của các dấu hiệu quân sự, báo hiệu một cuộc chiến sắp nổ ra ở Trung Đông. Nhưng những cảnh báo đó đã bị phớt lờ. Ngày 5 tháng 10, Liên Xô bất ngờ sử dụng cầu hàng không đưa người dân ra khỏi Syria và Ai Cập. Ý nghĩa rõ ràng của hành động này đã không được coi trọng. Một phân tích của CIA gửi tới Nhà Trắng vào ngày hôm đó viết: "Sự chuẩn bị quân sự đã diễn ra không nhằm vào bất kỳ một đảng phái nào có ý định khơi mào sự thù địch". Vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 5 tháng 10, đánh giá mới nhất của phía Israel được gửi tới Nhà Trắng, trong đó viết: "Chúng tôi xem xét việc khởi đầu các hoạt động quân sự chống lại Israel của Ai Cập và Syria như một khả năng ít xảy ra". Ủy ban theo dõi, đại diện cho toàn bộ cộng đồng tình báo Mỹ, đã xem xét những tiến triển cũng như viễn cảnh của cuộc chiến, và nhận định chiến tranh không chắc sẽ xảy ra.

Cùng ngày, trong khi tại Washington vẫn đang là buổi chiều thì ở Trung Đông đã là nửa đêm, và Israel đang bước vào một khoảng thời gian ngưng chiến do ngày lễ Yom Kippur u tối và đáng sợ nhất của người Do Thái đã đến. Ở Riyadh, các thành viên của phái đoàn Arập Xêút đã lên chuyên cơ tới Viên tham dự hội nghị OPEC. Trên chuyến bay, họ đã dành thời gian tập trung vào những vấn đề về giá cả, lạm phát, lợi nhuận của các công ty, những chênh lệch về sức hút. Chỉ đến khi đặt chân đến Viên, phái đoàn này mới được biết những tin tức gây chấn động, đó là việc Ai Cập và Syria đã mở những cuộc tấn công bất ngờ chống lại Israel. Trong buổi sáng cùng ngày, theo thời báo East Coast của Mỹ, các quan chức cấp cao của Mỹ và các nhà điều hành các công ty dầu mỏ đã nhận thức rõ về một cuộc chiến đang xảy ra ở Trung Đông.

Sự bùng nổ của những mâu thuẫn đã tạo nên mối bất đồng lớn giữa các phái đoàn đến dự hội nghị OPEC tại Viên. Khi nhà lãnh đạo của các công ty dầu mỏ đến để cùng thảo luận, họ nhận thấy các đại biểu Arập đang chuyền tay nhau xem những bài báo và những bức ảnh. Không còn nghi ngờ gì nữa, ít nhất những thành viên Arập trong OPEC đang có trong tay sự ủng hộ và tin cậy, bắt nguồn từ thắng lợi của Arập trên chiến trường dầu lửa. Về phần mình, các nhà khai thác dầu lửa không hề cảm thấy điều gì ngoại trừ sự lo lắng. Họ không chỉ ở thế phòng thủ khi đề cập đến vấn đề giá cả, mà cả khi vũ khí dầu lửa bị đưa vào cuộc chơi dưới một vài hình thức. Bộ trưởng dầu lửa của Iran nhận thấy các nhà khai thác dầu có vẻ bị yếu bóng vía. Ngài bộ trưởng cũng có cảm nhận về một điều gì khác sâu xa hơn, ông cho rằng: "Họ đang để mất dần thế mạnh của mình".

Tại bàn đàm phán, khi cuộc chiến ở Trung Đông đang diễn ra ác liệt, các công ty dầu mỏ đưa ra đề nghị tăng 15% giá dầu cố định, khoảng hơn 45 xu một thùng. Đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ, điều đó thật sự chưa thỏa đáng. Họ muốn tăng lên 100% – thêm 3 đô‑la nữa. Khoảng cách quá lớn. Nhóm thương thuyết của các công ty dầu mỏ do George Piercy của Exxon và André Bénard của Shell dẫn đầu không thể đưa ra câu trả lời khi chưa trao đổi ý kiến với lãnh đạo của họ ở châu Âu và Mỹ. Vậy liệu họ có thể đi đến đàm phán xa hơn nữa không? Và họ có thể đưa ra đề nghị gì tiếp theo trên bàn đàm phán? Những phản hồi mang tính quyết định đến từ London và New York trên thực tế là "không đề nghị", ít nhất là trong lúc này. Sự khác biệt quá lớn khiến cho các công ty không dám thực hiện những nỗ lực mang tính mạo hiểm để vượt qua nó mà không cần tham khảo ý kiến của chính phủ các nước công nghiệp lớn. Điều gì sẽ tác động lên nền kinh tế của thế giới phương Tây? Liệu sự gia tăng lớn này có được người tiêu dùng chấp nhận hay không? Hơn thế nữa, các công ty dầu mỏ này cũng đã bị chỉ trích vì đã nhượng bộ quá dễ dàng với OPEC trước đây, và nay thì quyết định lại quá quan trọng, quá chính trị, vì lợi ích của riêng họ. Các cơ quan đầu não hợp nhất khác nhau đã ra lệnh cho Piercy và Bénard không được tiến xa hơn trong thương lượng mà chỉ được đưa ra yêu cầu trì hoãn trong khi những cuộc trao đổi ý kiến với các chính phủ phương Tây có thể diễn ra. Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 10, họ vận động chính phủ các nước Mỹ, Nhật Bản và một số nước Tây Âu. Câu trả lời gần như nhất trí: Sự tăng giá theo yêu cầu của các nhà xuất khẩu là quá lớn và các công ty rõ ràng không nên lợi dụng đề nghị của mình hướng tới mục đích mà trên thực tế OPEC có thể chấp nhận.

Sau nửa đêm, rạng sáng 12 tháng 10, 6 ngày kể từ khi cuộc chiến tranh bùng nổ, Piercy và Bénard đã tới gặp ngài Yamani tại phòng riêng của ông ở khách sạn Intercontinental. Lúc đó, họ đã không thể đưa ra thêm một lời đề nghị nào, họ đã giải thích cũng như là yêu cầu có hai tuần để đưa ra câu trả lời. Ngài Yamani không phản ứng gì trước lời đề nghị đó. Sau đó ông đã gọi Coca-Cola cho Piercy, yêu cầu họ vắt chanh vào trong đồ uống đó. Ông ngồi đợi và muốn theo dõi việc pha chế. Yamani đã mời Piercy Coca-Cola, về phần Piercy và Bénard, cả hai ông đều không mời Yamani thứ gì. Cuối cùng, Yamani nói: "Họ không hài lòng về điều đó". Ông đã gọi đến Baghdad và nói bằng tiếng Arập rất hùng hồn, sau đó nói với Piercy và Bénard: "Họ đang điên đầu vì các ông".

Ngài Yamani đã nối máy lên một phòng của đoàn Côoét, những thành viên của đoàn này đều nghỉ tại khách sạn Intercontinential. Bộ trưởng dầu lửa Côoét nhanh chóng xuất hiện trong bộ đồ ngủ. Sau đó, họ có thêm một số cuộc đối thoại thú vị. Ngài Yamani bắt đầu nhìn lên bảng lịch trình chuyến bay. Cuộc thương lượng vẫn không tiến triển. Cuối cùng, rạng sáng hôm sau, cuộc nói chuyện đầy ứng khẩu đã kết thúc. Khi rời đi, George Piercy hỏi Yamani chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, và Yamani trả lời: "Hãy lắng nghe đài báo".

Sự bất ngờ mang tên Sadat

Chọn lựa Yom Kippur làm ngày phát động cuộc tấn công mới nhất của Arập được trù tính là chớp lấy thời cơ khi Israel ít phòng bị nhất. Chiến lược phòng ngự toàn bộ của Israel phụ thuộc vào sự vận động và sự triển khai quân toàn diện và nhanh chóng của lực lượng dự phòng. Chưa bao giờ việc đáp ứng nhu cầu đó lại khó như vậy, khi cả nước đã lặng xuống để suy ngẫm, tự xem xét lại, tìm kiếm sự cứu rỗi, và cầu nguyện. Hơn thế nữa, Sadat đã dự tính tạo ra bất ngờ có tính chiến lược, và kết quả đã dồn khá nhiều nỗ lực vào âm mưu lừa gạt. Ít nhất 2 lần trước đó, Sadat đánh đòn nghi binh, giả vờ chuẩn bị cho cuộc chiến. Cả 2 lần, Israel đều đã huy động nguồn chi phí lớn và ngân sách nhưng đều vô ích, và đó là kinh nghiệm đã làm nên điều Sadat hy vọng – khiến cho người Israel hoài nghi và tự mãn. Thật vậy, người đứng đầu bộ tham mưu của Israel đã nhận thấy bản thân ông ta đang bị chỉ trích công khai vì cuộc vận động tốn kém và không cần thiết diễn ra vào tháng 5 năm 1973. Assad cũng đã tham gia vào vụ lừa đảo. Một tổ chức khủng bố có các mối liên hệ với Syria đã bắt cóc một vài người di cư Xô Viết từ Matxcơva sang Viên, chuyến viếng thăm của Thủ tướng Israel tới Australia để giải quyết cuộc khủng hoảng trên đã gây sự chú ý cho các nhà lãnh đạo Israel đến tận ngày 3 tháng 10.

Tuy nhiên, dù đã có những dấu hiệu cảnh báo chính xác về cuộc tấn công sắp diễn ra, Israel và Mỹ đều không quan tâm đến chúng. Trước khi cuộc tấn công diễn ra một vài tuần, một nguồn tin của Syria đã cung cấp thông tin chính xác đến ngạc nhiên cho Mỹ, trong đó bao gồm chỉ thị của Syria về cuộc chiến, nhưng chỉ sau này, thông tin tình báo đó mới được xác nhận, do bị thất lạc trong hàng trăm mẩu tin tức khác giống như trước đây, một vài thông tin khá mâu thuẫn. Tại Syria, Assad đã ra chỉ thị xây dựng những nghĩa trang lớn, lại một dấu hiệu báo điềm xấu nữa. Ngày 3 tháng 10, một thành viên Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ đã yêu cầu một quan chức CIA cung cấp thông tin về những đợt di chuyển lớn của quân đội Ai Cập. Ông nói: "Ở Ai Cập trong thời gian này, quân đội Anh vẫn luôn theo đuổi những cuộc thao diễn quân sự thất bại của mình". Nhân viên CIA đáp lại: "Quân đội Ai Cập vẫn đang triển khai". Một vài quan chức Mỹ đã ghi chép báo cáo với nội dung: giường bệnh tại các bệnh viện của Ai Cập bỗng nhiên trở nên trống rỗng, nhưng các bản báo cáo này đã bị xua tan vì đơn thuần đó chỉ là một yếu tố trong những cuộc diễn tập quân sự và không hề quan trọng. Ngày 1 và ngày 3 tháng 10, một trung úy trẻ tuổi người Israel đã đệ trình báo cáo lên cấp trên của anh ta về những động thái của quân đội Ai Cập, trong đó chỉ ra một cuộc chiến tranh đang có nguy cơ xảy ra, nhưng họ đã bỏ qua. Quân đội Israel và đặc biệt là cơ quan tình báo của họ bị lệ thuộc vào "ý đồ", một quan điểm đặc biệt về điều kiện tiên quyết cần thiết cho cuộc chiến mà theo định nghĩa thì nó ngăn chặn một đợt tấn công của Ai Cập trong hoàn cảnh hiện tại. Trong những ngày đầu tiên của tháng 10, ở Ai Cập, và một người đưa tin quan trọng của Israel đã gửi đi những dấu hiệu khẩn cấp, anh ta nhanh chóng được giải thoát và được đưa đến châu Âu bị thẩm vấn. Không hề có một chút nghi ngờ nào trong những lời khai của anh ta. Tuy nhiên, không thể giải thích được, đã có một sự trì hoãn vào đúng lúc lời cảnh báo của anh ta đến Tel Aviv được truyền đi. Sau đó thì đã quá muộn.

Cũng như người Israel, người Mỹ đã phạm phải một sai lầm cơ bản, đó là không xem xét nghiêm túc cách mà Sadat đã nghĩ, không đặt bản thân họ vào hoàn cảnh của ông ta, không để ý đến ông ta và những điều mà ông ta nói. Những thái độ và quan niệm đã ngăn chặn lời cảnh báo của cơ quan tình báo chủ chốt không bị phát hiện, phân tích, và hiểu chính xác. Cho đến tháng 10 năm 1973, Kissinger đã thú nhận rằng, ông ta đã nghĩ Sadat như một diễn viên hơn là một chính khách. Kế hoạch lừa bịp của Sadat đã đi vào hoạt động, và sự khốc liệt trong cuộc tấn công của người Arập sẽ xảy ra đối với Israel cũng giống như trận Trân Châu Cảng với Mỹ cách đây 32 năm. Sau đó, người Israel sẽ phải tự hỏi mình là tại sao họ bị đánh bại hoàn toàn mà không hề phòng ngự. Những dấu hiệu đều đã quá rõ ràng, tuy nhiên không dễ để chọn lọc chúng từ những thông tin trái ngược nhau, trong đó bao gồm cả thông tin giả có chủ định, đặc biệt là khi tính tự mãn và sự quá tự tin làm mờ mắt họ.

9 tiếng rưỡi trước khi cuộc tấn công nổ ra, khi cuối cùng thì người Israel đã có những gì họ đòi hỏi như là một lời xác nhận về những hành động chiến tranh sắp xảy ra, họ vẫn bị cô lập. Đây không phải là thời điểm của năm 1967. Họ không thể đi trước mà cũng không thể đánh đòn phủ đầu. Một sai lầm chết người khi họ cho rằng cuộc chiến tranh sẽ nổ ra chậm hơn 4 tiếng so với thực tế. Theo bất kỳ cách nào, họ đều chưa sẵn sàng, và trong vài ngày đầu của cuộc tấn công, trong khi phía Israel đã cảm thấy nản, rối loạn trước sự công kích dữ dội, thì Ai Cập và Syria giành được chiến thắng toàn diện.

Ngôi thánh đường thứ ba đang bị đánh bại

Một khi cuộc chiến tranh bùng nổ, mục đích số một của Mỹ là nhanh chóng sắp xếp một cuộc ngừng bắn, nhờ đó, các phe tham chiến sẽ lùi trở lại đường ranh giới trước chiến tranh, tiếp đó là tăng cường tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Ưu tiên hàng đầu của Mỹ là tránh dính dáng trực tiếp vào cuộc chiến, Mỹ không muốn liên quan nhiều đến việc ủng hộ Israel chống lại người Arập được Liên Xô hậu thuẫn, tuy nhiên, điều này được hiểu không phải là nhờ vào ưu thế có vẻ vượt trội của Israel. Tuy chính sách của Mỹ không ủng hộ cho thất bại của Israel, nhưng nó quan tâm đến kết quả tốt nhất, theo như lời của một quan chức cấp cao "Israel đã giành thắng lợi, nhưng họ cũng phải đổ máu trong cuộc chiến", điều đó sẽ làm cho nước này dễ thương lượng hơn.

Tuy nhiên, một số việc còn tồi tệ hơn cả đổ máu đã bất ngờ xảy ra, do sự tính toán sai lầm lớn lần thứ hai về phần của Israel (nếu không có sự tính toán sai lầm đầu tiên thì đã không gây nên bất cứ một cuộc chiến nào). Israel cho rằng họ có đủ nguồn cung ứng để kéo dài cuộc chiến trong 3 tuần, nhờ rút kinh nghiệm từ cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967, nhưng trong quan điểm của Israel thì cuộc chiến tranh năm 1967 dễ dàng hơn nhiều, khi đó, Israel có ưu thế quân đội và việc tấn công bất ngờ thuận lợi. Còn hiện tại, ngay lập tức bị Ai Cập và Syria, vốn là hai nước được Liên Xô trang bị vũ khí dồi dào, ném vào tình thế phòng ngự, Israel nhận thấy bản thân họ đang làm hao tốn trang thiết bị vũ khí trong một trận đánh nguy ngập, điều còn tồi tệ hơn bất cứ thứ gì mà họ đã lường trước. Việc tính toán sai những nhu cầu cho chiến tranh là một sai lầm nghiêm trọng của Israel, điều đó cũng sẽ trực tiếp dẫn đến sự thay đổi cục diện trong tình hình dầu lửa thế giới. Thứ 2 ngày 8 tháng 10, hai ngày sau cuộc tấn công bất ngờ, Washington cho hay Israel có thể nhận được một vài đồ chi viện từ phía Mỹ trên một chiếc máy bay El Al không bị theo dõi. Người ta cho rằng thế là đủ. Tuy nhiên, Israel vẫn còn choáng váng từ đợt tấn công đầu tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Israel ông Moshe Dayan quẫn trí nói với Golda Meir: "Ngôi thánh đường thứ 3 đang bị đánh bại" và Thủ tướng Meir đã đích thân soạn một bức thư mật gửi tới Tổng thống Mỹ Richard Nixon, cảnh báo Israel đang bị áp đảo và có thể nhanh chóng bị phá hủy. Ngày 9 tháng 10, Mỹ ý thức được rằng quân đội Israel đang ở trong tình thế vô cùng khó khăn và ngày càng cạn kiệt nguồn dự trữ. Ngày 10 tháng 10, Liên Xô bắt đầu tái chi viện với quy mô lớn cho Syria khi quân đội của nước này bắt đầu rút lui, sau đó đến lượt Ai Cập. Liên Xô cũng đặt quân đội không vận ở trạng thái báo động và bắt đầu khuyến khích các nước Arập cùng tham chiến. Khi đó, Mỹ cũng bắt đầu thảo luận về việc có thêm máy bay El Al đến Mỹ để nhận chi viện. Cùng lúc đó, Bộ Ngoại giao bắt đầu hối thúc các hãng vận tải thương mại Mỹ cung cấp những hợp đồng thuê tàu để chở đồ trang bị đến Israel. Kissinger nghĩ phương pháp tiếp cận này có thể là cách ứng xử kín đáo và sẽ tránh được sự đồng nhất hóa tuyệt đối Mỹ với Israel. Sau đó, Kissinger phát biểu: "Chúng tôi nhận thức được nhu cầu bảo toàn lòng tự trọng của người Arập". Tuy nhiên, quy mô rộng lớn của việc tái chi viện của Liên Xô đã sớm trở nên rõ rằng. Thứ Năm ngày 11 tháng 10, Mỹ nhận ra Israel có thể thất bại trong cuộc chiến nếu thiếu chi viện. Trong phát biểu của Kissinger và của Tổng thống Nixon, nước Mỹ không thể cho phép nước liên minh với Mỹ bị quân đội Liên Xô đánh bại. Hơn thế nữa, ai có thể biết được kết cục một cuộc chiến sinh tử?

Thứ Sáu ngày 12 tháng 10, hai bức thư riêng được gửi tới Tổng thống Nixon. Một lá thư là từ chủ tịch của bốn Công ty Aramco, gồm có: Exxon, Mobil, Texaco, và Standard của California, được vội vã gửi tới ngài John McCloy. Họ cho rằng việc tăng giá dầu niêm yết lên 100% mà đoàn đại biểu OPEC ở Viên đã yêu cầu sẽ "không thể được chấp nhận". Tuy nhiên, sự tăng giá phần nào được bảo đảm bởi "ngành công nghiệp dầu lửa trong thế giới tự do hiện nay đang hoạt động với mục tiêu là không có sản lượng dầu thừa". Những người này thậm chí còn có lý do cấp bách hơn bởi họ muốn có cuộc đối thoại. Nếu Mỹ gia tăng sự ủng hộ Israel về mặt quân sự, điều đó có thể gây ra "hiệu ứng nắm tuyết lăn" về vấn đề trả đũa, "điều đó làm nảy sinh một cuộc khủng hoảng lớn về việc cung ứng dầu lửa". Đã có thêm một sự cảnh báo: "Toàn bộ vị trí của Mỹ ở Trung Đông đang trong quá trình bị suy yếu nghiêm trọng. Nhật Bản, châu Âu, và có lẽ cả Nga đều quan tâm đến việc thay thế sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này, đến thiệt hại của nền kinh tế và an ninh của chúng ta".

Bức thư thứ hai là một tin nhắn tuyệt vọng của Thủ tướng Israel, Golda Meir. Bà viết, sự tồn tại của Israel và tính mạng của người dân nơi đây đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Lời cảnh báo của bà Meir đã được xác nhận vào nửa đêm ngày thứ sáu, khi Kissinger nhận thấy Israel có thể cạn kiệt hoàn toàn nguồn quân bị trong một vài ngày tới. Ông cũng đồng thời nhận được tin từ Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger rằng tất cả những nỗ lực hòng sắp đặt các hợp đồng thuê tàu thương mại đã thất bại. Các hãng hàng không Mỹ không dám mạo hiểm đối đầu với hành động cấm vận của Arập hay những cuộc tấn công khủng bố và đương nhiên cũng không muốn đưa máy bay của mình vào vùng có chiến tranh. Họ cho rằng Chính phủ Mỹ cần phải thảo ra một kế hoạch trợ giúp, tổng thống nên ban bố tình trạng khẩn cấp mang tính quốc gia. Schlesinger đã nói với Kissinger: "Nếu các ông muốn chi viện cho họ, chúng ta sẽ phải sử dụng cầu hàng không của Mỹ. Không còn cách nào khác. Sẽ không có những nguồn chi viện mới nếu không có cầu hàng không của Mỹ".

Kissinger đã phải nhất trí với điều đó nhưng ông yêu cầu Schlesinger phải có lời hứa của Israel rằng máy bay của không quân Mỹ có thể hạ cánh vào ban đêm, dỡ hàng và cất cánh vào lúc rạng đông. Nếu họ không bị theo dõi, thì việc tái chi viện có thể được giữ càng bí mật càng tốt. Trước bình minh thứ bảy ngày 13 tháng 10, Schlesinger đã có được lời hứa của Israel, bộ tư lệnh cầu hàng không quân đội đã bắt đầu chuyển những nguồn chi viện từ núi Rocky và từ các bang ở Trung và Tây nước Mỹ đến sân bay ở Delaware. Các máy bay chi viện của Mỹ cần dừng để tiếp nhiên liệu trên đường đến Israel. Vào sáng thứ bảy, Mỹ đã hỏi ý kiến Bồ Đào Nha cho phép được hạ cánh ở Azores. Đích thân Tổng thống Nixon đã phải gây áp lực trực tiếp và thẳng thừng để có được sự cho phép cần thiết.

Washington vẫn hy vọng giữ được kiềm chế, tuy nhiên, dự định bảo đảm bí mật lại không tính đến diễn biến bất ngờ của tự nhiên. Sân bay Lajes ở Azores thường có những cơn gió thổi tạt ngang rất mạnh, điều đó khiến cho những chiếc máy bay chuyên chở lớn loại C-5A gặp nguy hiểm, vì vậy, chúng buộc phải ở lại Delaware, cùng với các khoang chất đầy đồ chi viện. Những cơn gió này không hề giảm bớt cho đến chiều tối, điều đó cũng có nghĩa sẽ phải có nửa ngày bị trì hoãn. Kết quả là những chiếc máy bay chuyên chở C-5A đã không đáp xuống Israel vào tối thứ bảy, thay vào đó, chúng bất ngờ kéo đến ồ ạt trong suốt ngày chủ nhật 14 tháng 10, những ngôi sao màu trắng lớn bên ngoài máy bay rõ tới mức mọi người đều nhìn thấy. Nước Mỹ, thay vì ở vị trí là một kẻ trung gian trung thực, thì nay được miêu tả như một đồng minh tích cực của Israel. Tình hình chi viện đã được mở rộng để cân bằng với việc tái chi viện cho Arập của Liên Xô nhưng điều đó không thành vấn đề. Không hề biết đến những nỗ lực căng thẳng của Mỹ để duy trì viện trợ trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo Arập cho rằng điều này là một dấu hiệu ủng hộ sâu sắc và rõ ràng.

Israel đã thành công trong việc ngăn chặn sự công kích của Ai Cập trước khi nước này có thể thâm nhập qua những con đèo hiểm yếu ở Sinai, và ngày 15 tháng 10, họ đã mở cuộc phản công đầu tiên trong chuỗi phản công thắng lợi chống lại Ai Cập. Trong khi đó, ngày 14 tháng 10 tại Viên, OPEC công bố sự thất bại của tổ chức trong cuộc đàm phán với các công ty dầu mỏ, và các nước OPEC ở Vùng Vịnh đã lên kế hoạch cho một cuộc họp tại thành phố Côoét để thống nhất lại vấn đề giá dầu. Mặc dù vậy, phần lớn các đoàn đại biểu vẫn ở lại Viên. Nguyên nhân là do sự thất bại của cuộc đàm phán với các công ty và hiện tại, họ nhận thấy mình bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Họ đang cố gắng không ngừng nghỉ để đặt vé máy bay, nhưng do tình hình chiến tranh nên các hãng hàng không đã hủy toàn bộ các chuyến bay đến Trung Đông. Có vẻ như các đoàn đại biểu chẳng thể rời khỏi Viên, điều đó có nghĩa là cuộc họp như dự kiến tại Côoét không thể diễn ra. Cuối cùng, họ phát hiện ra một chuyến bay vẫn đang hoạt động – một chiếc máy bay phản lực của hãng hàng không Ấn Độ đến Sans-serif, sẽ dừng giữa chặng tại thành phố Côoét, và tối ngày 15 tháng 10, nhiều đoàn đại biểu đã nhanh chóng đổ dồn đến sân bay và cấp tốc lên chuyến máy bay tới Côoét.

Ngày 16 tháng 10, đại biểu của các nước Vùng Vịnh, gồm 5 người Arập và 1 người Iran, đã gặp nhau tại thành phố Côoét nhằm nối lại các cuộc thảo luận đã bị bỏ giữa chừng một vài ngày trước tại phòng khách sạn của Yamani ở Viên. Vì họ không thể chờ đợi hồi âm của các công ty dầu mỏ lâu hơn nữa nên đã hành động. Họ đã thông báo quyết định nâng giá dầu cố định thêm 70%, lên mức 5,11 đô-la một thùng, điều này đưa giá dầu ngang tầm với mức giá tại thời điểm thị trường khủng hoảng.

Tầm quan trọng trong hành động của họ tăng lên gấp đôi – bởi sự tăng giá dầu và đường lối đơn phương trong hành động của họ. Việc làm ra vẻ các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ thương lượng với các công ty giờ đã không còn. Họ đóng vai trò toàn quyền trong việc quyết định giá dầu. Sự chuyển tiếp giờ đã hoàn thành kể từ khi các công ty đơn phương đặt ra giá dầu, cho đến khi các nhà xuất khẩu dầu ít nhất cũng giành được quyền phủ quyết, đến những mức giá đã được thương lượng, và đến giả định về sự bá chủ độc quyền của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Khi quyết định này được đưa ra, ngài Yamani đã nói với một đại biểu thành phố Côoét: "Đây là khoảnh khắc mà tôi đã đợi rất lâu rồi, giây phút này thật sự đã tới. Chúng ta là chủ nhân của thị trường hàng hóa của riêng mình".

Các nước xuất khẩu dầu mỏ đã sẵn sàng đối mặt với những lời kêu ca bất mãn về sự tăng giá cả này. Họ tuyên bố chính phủ của các nước tiêu thụ dầu đã tính 66% giá dầu bán lẻ vào các khoản thuế trong khi họ chỉ nhận được tương ứng là 9%. Bộ trưởng dầu mỏ Iran, Jamshid Amouzegar cho biết, các nước xuất khẩu dầu mỏ chỉ đơn thuần đang làm cho giá dầu thích ứng với những áp lực của thị trường, và trong tương lai, họ sẽ đưa ra mức giá mà khách hàng sẵn lòng chi trả. Lý do mà Yamani đưa ra lời khuyên nên lắng nghe radio cho George Piercy của hãng Exxon là vì quyết định quan trọng về giá dầu ngày 16 tháng 10. Tuy nhiên, khi mọi việc diễn ra, Piercy đã biết thông tin này trên báo chí.

Nếu các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC có thể đơn phương nâng giá dầu thì chuyện gì có thể xảy ra tiếp theo? Và chuyện gì sẽ xảy ra trong cuộc chiến? Ngày hôm sau, tức ngày 17 tháng 10, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tỏ rõ sự lo lắng của ông với các cố vấn cấp cao về vấn đề an ninh quốc gia: "Không một ai nhận thức rõ ràng về quyền lợi: dầu mỏ và vị trí chiến lược của chúng ta". Ý nghĩa lịch sử đang được đưa ra một lần nữa trong bản tuyên bố cùng ngày, tại bên kia bán cầu, thành phố Côoét. Bộ trưởng dầu mỏ Iran rời buổi họp còn bộ trưởng dầu mỏ của các nước Arập thì tham gia vào một buổi họp kín nội khối Arập. Chủ đề mà họ bàn là vũ khí dầu lửa, điều luôn thường trực trong tâm trí mọi người. Bộ trưởng dầu mỏ Côoét tuyên bố: "Giờ đây điều kiện đã thuận lợi hơn so với năm 1967".

Cấm vận

Vẫn còn một câu hỏi được đặt ra về điều mà Arập Xêút sẽ thực hiện. Bất chấp sự thúc bách của Sadat, Shah Faisal tỏ ra miễn cưỡng khi đưa ra bất kỳ một hành động nào chống lại Mỹ mà không liên lạc với Washington. Ông ta gửi một bức thư tới Tổng thống Nixon ngày 16 tháng 10 và cảnh báo nếu Mỹ ủng hộ Israel tiếp tục cuộc chiến tranh thì mối quan hệ giữa Arập Xêút và Mỹ sẽ ngày càng xấu đi. Ngày 17 tháng 10, trong khi bộ trưởng dầu mỏ của các nước đang nhóm họp tại thành phố Côoét thì Kissinger và Tổng thống Nixon đã cùng tiếp đón bốn bộ trưởng ngoại giao của các nước Arập, dẫn đầu là bộ trưởng của Arập Xêút, Omar Saqqaf, người mà theo lời miêu tả của Kissinger là "lịch thiệp và khôn ngoan". Những cuộc thảo luận diễn ra trong không khí thân mật, và dường như họ đã có tiếng nói chung. Tổng thống Nixon cam kết sẽ cố gắng tối đa để có được lệnh ngừng bắn, điều này sẽ làm khả thi hóa "việc thực hiện khuôn khổ của nghị quyết 242", nghị quyết của Liên Hợp Quốc về việc trả cho Israel đường biên giới 1967 của nước này. Bộ trưởng Ngoại giao Arập Xêút có vẻ như muốn khẳng định Israel có quyền tồn tại, miễn là ở trong lãnh thổ của mình. Kissinger giải thích, hành động tái chi viện của Mỹ không nên bị xem như là một hành động chống lại các nước Arập, mà là sự cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô. Mỹ cần phải đưa ra những phản ứng đối với hành động chi viện của Nga. Ông còn nói thêm, những việc trước chiến tranh trong khu vực là không thể biện hộ, tuy nhiên sau chiến tranh, điều đó đã chấm dứt, Mỹ sẽ đóng vai trò ngoại giao năng động và hoạt động tích cực để dàn xếp hòa bình.

dau mo tien bac va quyen luc ky 30
Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger là một người Mỹ gốc Do Thái

Đối với Saqqaf, Tổng thống Nixon đưa ra một lời hứa: Henry Kissinger sẽ đóng vai trò là nhà thương thuyết, điều đó dường như là ý tưởng của Tổng thống Nixon về một sự bảo đảm chắc chắn cho thắng lợi. Tổng thống đồng thời cũng cam đoan với Saqqaf và các bộ trưởng ngoại giao khác rằng, mặc dù có nguồn gốc là người Do Thái nhưng Kissinger "không hề bị lệ thuộc vào những áp lực thân quen, nói khác đi là của người Do Thái". Ông ấy tiếp tục cho biết thêm: "Tôi có thể nhận thấy các ngài đang lo lắng về một sự thật Henry Kissinger là một người Mỹ gốc Do Thái. Một người Mỹ gốc Do Thái có thể là một công dân Mỹ tốt, và Kissinger là một công dân Mỹ tốt. Ông ấy sẽ cùng làm việc với các ông". Kissinger cảm thấy dằn vặt cùng với xấu hổ và giận dữ khi tổng thống đưa ra những lời nhận xét vô cớ nhưng nó đã làm cho Saqqaf sửng sốt. Saqqaf đã khéo léo đáp lại: "Chúng ta đều là người Semite". Sau đó, ngài Bộ trưởng đã đi đến Vườn Hồng Nhà Trắng, nơi ông phát biểu trước các nhà báo rằng những cuộc tọa đàm đã diễn ra mang tính xây dựng và thân thiện, và theo báo giới thì đây cũng là nơi của những nụ cười, cử chỉ lịch sự và lời khen ngợi lẫn nhau. Sau cuộc họp với Saqqaf và các bộ trưởng ngoại giao Arập khác, Kissinger nói với nhân viên rằng ông ngạc nhiên vì họ không đề cập đến vấn đề dầu mỏ, và dường như không có dấu hiệu gì chứng tỏ Arập sẽ sử dụng vũ khí dầu mỏ để chống lại Mỹ.

Tuy nhiên, đó chính xác là điều mà các vị bộ trưởng dầu mỏ của các nước Arập ở thành phố Côoét đang suy tính. Đầu năm 1973, trong một bài diễn văn xuất chúng về những lựa chọn cho Ai Cập, Sadat đã thảo luận về vũ khí dầu mỏ. Trong khoảng thời gian đó, với sự hối thúc của ông ta, các chuyên gia Ai Cập và các nước Arập đã bắt đầu lập ra một kế hoạch sử dụng vũ khí dầu mỏ, trong đó đề cập đến cả cuộc khủng hoảng năng lượng đang gia tăng tại Mỹ. Phái đoàn Arập ở thành phố Côoét đã quen thuộc với khái niệm này trước đó tại cuộc họp ngày 17 tháng 10. Nhưng tại chính cuộc họp, đất nước Iraq vốn có quan điểm cực đoan đã đưa ra một quan điểm khác. Trưởng phái đoàn Iraq kêu gọi các nước Arập hướng mục tiêu cơn giận giữ về phía Mỹ – như quốc hữu hóa các doanh nghiệp Mỹ trong thế giới Arập, rút tất cả các nguồn tài chính của Arập tại các ngân hàng Mỹ và thực hiện lệnh cấm vận dầu mỏ toàn bộ chống lại Mỹ và các nước đồng minh của Israel. Chủ tọa cuộc họp, bộ trưởng Angiêri, đã bác bỏ lời đề nghị phi thực tế và không thể chấp nhận được. Yamani, theo những chỉ dẫn của nhà vua, cũng đã chống lại một cuộc chiến tranh kinh tế tổng lực chống lại Mỹ, kết quả của nó, nói giảm nhẹ, không chắc chắn cho tất cả những bên liên quan. Những đại biểu đến từ Iraq giận dữ rời cuộc họp và rút khỏi kế hoạch cấm vận.

Thay vào đó, các vị bộ trưởng dầu mỏ Arập đã nhất trí về một lệnh cấm vận, cắt giảm sản lượng 5% so với tháng 9, và tiếp tục cắt giảm 5% trong mỗi tháng tiếp theo cho đến khi các mục tiêu được thực hiện. Việc cung ứng dầu ở mức cũ được duy trì cho các nước đồng minh. Chín vị bộ trưởng hiện thời cùng thông qua nghị quyết bí mật, trong đó đề nghị "nước Mỹ phải chịu sự cắt giảm khe khắt nhất", với mục tiêu "sự cắt giảm không ngừng này dẫn tới sự tạm ngưng hoàn toàn các nguồn cung ứng dầu tới nước Mỹ từ mỗi nước tham gia nghị quyết này". Một vài quốc gia ngay lập tức tuyên bố họ sẽ bắt đầu cắt giảm 10%, thay vì 5%. Bất kể là mức độ như thế nào, việc cắt giảm sản lượng sẽ có hiệu quả hơn là việc đưa ra lệnh cấm xuất khẩu chống lại một quốc gia đơn lẻ, bởi dầu mỏ luôn được xoay vòng như đã từng diễn ra ở các cuộc khủng hoảng năm 1956 và 1967. Việc cắt giảm này bảo đảm nguồn cung ứng sẵn có đều giảm xuống ở mức tuyệt đối. Kế hoạch toàn diện này rất khôn ngoan, viễn cảnh của việc cắt giảm hàng tháng, cộng với sự phân biệt giữa các nước tiêu thụ, sẽ làm gia tăng tột độ sự bất ổn, tình trạng căng thẳng cũng như sự ganh đua trong và giữa các nước nhập khẩu dầu mỏ. Một mục tiêu rõ ràng của kế hoạch này là chia rẽ các nước công nghiệp ngay từ khi bắt đầu.

Hai cuộc họp tại thành phố Côoét vào hai ngày 16 và 17 tháng 10 không được diễn ra theo thông lệ. Sự gia tăng giá cả và việc OPEC độc quyền đặt ra giá dầu là sự kéo dài hợp lý của tiền lệ. Quyết định sử dụng vũ khí dầu mỏ đã chuyển sang một hướng khác. Tờ Middle East Economic Survey đã đưa ra lời nhận xét: "Tuy nhiên, chỉ cần nói cuộc chiến tranh mới giữa Arập và Israel có thể củng cố quyết tâm của các nhà thương thuyết giá dầu người Arập". Và sau đó, tờ báo này đã nói thêm: "Cũng có thể việc cắt giảm sản lượng sẽ ngẫu nhiên thúc đẩy giá dầu lên cao hơn". Các sự kiện diễn ra nhanh hơn sau các cuộc họp tại thành phố Côoét. Ngày 18 tháng 10, Tổng thống Mỹ Nixon đã có cuộc họp với nội các, ông nói: "Khi cuộc chiến rõ ràng có thể bị kéo dài và Liên Xô bắt đầu một nỗ lực tái chi viện lớn, chúng ta phải hành động để ngăn chặn Liên Xô làm nghiêng thế cân bằng quân sự chống lại Israel. Vì thế mà cuối tuần trước, chúng ta đã bắt đầu chương trình tái chi viện cho Israel". Khi nhớ lại những thảo luận của mình với Saqqaf và các bộ trưởng khác một ngày trước, tổng thống tiếp tục cho rằng: "Trong cuộc gặp gỡ với bộ trưởng ngoại giao của các nước Arập ngày hôm qua, tôi đã nêu ra ý kiến ủng hộ lệnh ngừng bắn và động thái hướng tới việc dàn xếp hòa bình dựa trên nghị quyết 242 của Liên Hợp Quốc. Vì vậy, phản ứng của các nước Arập với bất kỳ nỗ lực tái chi viện nào đều bị hạn chế và chúng ta hy vọng tiếp tục trong chừng mực nào đó tránh đối đầu với họ". Tổng thống đã tỏ ra lạc quan.

Ngày 19 tháng 10, Tổng thống Nixon đã đề nghị công khai một khoản viện trợ quân sự trọn gói trị giá 2,2 tỷ đô-la cho Israel. Điều này đã được quyết định một hoặc hai ngày trước, và lời tuyên bố này trước đó đã được chuyển tới một số nước Arập để họ không bị bất ngờ trước lời công bố. Mục đích là cố gắng bảo đảm cả Ai Cập và Israel đều kết thúc chiến tranh ở vị trí có uy thế, với kết quả là cả hai bên có lý do để cùng đi đến bàn thương lượng. Vào cùng ngày, Libya đã tuyên bố đang tiến hành trưng thu các tàu chở dầu tới Mỹ.

2 giờ sáng thứ 7, ngày 20 tháng 10, Kissinger đã khởi hành đến Matxcơva để nỗ lực đạt được một lệnh ngừng bắn. Trên máy bay, ông đã biết thêm nhiều tin tức gây ngạc nhiên. Trong việc trả đũa lời đề nghị chi viện của Israel, Arập Xêút đã đi xa hơn cả cách cắt giảm liên tiếp, nước này cắt giảm tất cả số tàu chở dầu, đến tận thùng dầu cuối cùng, tới Mỹ. Các nước Arập khác cũng đã và đang hành động tương tự. Vũ khí dầu lửa giờ đây đã tràn ngập trên chiến trường – thứ vũ khí mà theo lời của Kissinger là "thư tống tiền chính trị". Trật tự dầu lửa thời hậu chiến tồn tại ba thập kỷ qua đã đến hồi cáo chung.

Hành động cấm vận diễn ra khá bất ngờ. Một quan chức điều hành cấp cao của một Công ty Aramco đã nói: "Khả năng xảy ra một cuộc cấm vận chưa bao giờ xuất hiện trong tâm trí tôi. Tôi nghĩ rằng nếu đó là một nguyên nhân bùng nổ chiến tranh và nếu Mỹ đứng về phía Israel thì các công ty dầu mỏ của Mỹ ở các nước Arập chắc chắn sẽ bị quốc hữu hóa". Chính phủ Mỹ cũng tỏ ra lo lắng về viễn cảnh của một cuộc cấm vận, mặc dù những bằng chứng gần đây cho thấy: những cuộc tranh luận kéo dài gần hai thập kỷ trong thế giới các nước Arập là về "vũ khí dầu lửa": nỗ lực không thành công năm 1967, sự đe dọa về một lệnh cấm vận được đưa ra năm 1971, trong thời gian diễn ra các cuộc thương lượng ở Tehran, tranh luận công khai của Sadat về "quyền mua bán dầu" đầu năm 1973 và việc thị trường dầu lửa căng thẳng năm 1973. Rõ ràng hơn là, bản chất của mọi cuộc thảo luận giữa Shah Faisal với Sadat, và bất cứ lời hứa nào mà Sadat đã nghe thấy, Shah Faisal và các vị lãnh đạo bảo thủ khác của các nước Arập đã lưỡng lự trong việc gây khó khăn trực tiếp cho Mỹ, đất nước mà họ phụ thuộc về an ninh. Hơn thế nữa, họ có thể rất ngạc nhiên, thậm chí là choáng váng khi nghĩ rằng phải chăng Mỹ đã ngừng chi viện cho Israel. Điều này đã làm tình hình biến chuyển và kích động những hành động cắt giảm sản lượng. Tình hình cấm vận chống lại Mỹ là một phản ứng tự nhiên công khai đối với hành động tái chi viện của nước này (như hậu quả của những cơn gió thổi tạt ngang đã làm trì hoãn những chuyến bay chi viện tại sân bay Lajes ở Azores) và sau đó là đối với khoản viện trợ trọn gói trị giá 2,2 tỷ đô-la. Không hề giả bộ, một vài nhà lãnh đạo của các nước Arập băn khoăn liệu có nên phó mặc các cách thức cai trị vào tay thường dân hay không. Tuy nhiên, sự bày tỏ công khai việc ủng hộ Israel của Mỹ cũng mang đến cho họ những lý do để đương đầu với nước này, điều mà những nước khác thật sự muốn làm.

Ngay chính bản thân sự cấm vận không phải là dấu chấm hết cho những sự kiện gây bất ngờ ngày 20 tháng 10. Chỉ khi đã ở Matxcơva sáng chủ nhật, Kissinger mới biết điều đã xảy ra ở Washington vào đêm hôm trước. Trong "Cuộc tàn sát đêm thứ bảy", việc Nixon sa thải công tố viên, ngài Archibald Cox, người đã được bổ nhiệm điều tra vụ bê bối "Watergate", và đồng thời cũng là người đòi đưa những cuốn băng ghi âm văn phòng bí mật của tổng thống ra trước tòa đã gây tranh cãi kéo dài. Việc sử dụng những cuốn băng này trở thành vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa tổng thống và Thượng viện – để xác định bản thân Tổng thống Nixon dính líu trực tiếp đến sự hỗn độn của những hành động không hợp pháp ở mức độ nào. Ngay sau sự việc sa thải này, viên trưởng lý Elliot Richardson và người phó của ông, William Ruckelshaus, đã từ chức để phản đối. Người phụ trách nhân viên làm việc trong Nhà Trắng, Alexander Haig đã nói với Kissinger qua điện thoại: "Giờ đây, mọi việc đều trở nên ngoài tầm kiểm soát".

Vụ trộm cắp hạng ba

Trong suốt cuộc xung đột vũ trang diễn ra ở Trung Đông và những tuần khủng hoảng dầu lửa thì một nhân vật chủ chốt lại bận tâm đến việc khác. Tổng thống Richard Nixon hoàn toàn bị lúng túng trước những chuỗi sự kiện leo thang, từ điều mà ông gọi là "vụ trộm cắp hạng ba" đến những sự kiện chưa từng được biết đến của vụ bê bối "Water gate", mà trong đó chính bản thân ông là nhân vật trung tâm. Nước Mỹ đã không được chứng kiến vụ việc nào tương tự kể từ vụ Teapot Dome. Sự lộ tẩy của vụ bê bối Watergate trong suốt Cuộc chiến tranh tháng 10, sự ám ảnh của Mỹ đối với vụ việc này, những ảnh hưởng của nó tới cuộc chiến tranh và cấm vận, tới năng lực tiềm tàng của Mỹ và tới sự nhận thức trong phạm vi nước Mỹ – tất cả đều ảnh hưởng lẫn nhau để tạo nên một khía cạnh siêu thực kỳ lạ cho sự kịch tính trung tâm trên vũ đài thế giới. Ví dụ, ngày 9 tháng 10, ngày mà đích thân Thủ tướng Israel Golda Meir liều lĩnh chuyển tín hiệu muốn bay tới Washington để cầu xin chi viện. Tổng thống Nixon đã xem xét đơn xin từ chức của Phó Tổng thống Spiro Agnew, người đã thỉnh cầu tổng thống giúp mình tìm một công việc cố vấn và ông cũng than phiền rằng Cục Ngân khố quốc gia đang cố gắng tìm ra số tiền mà ông này đã chi trả cho những chiếc ca vát của mình. Ngày 12 tháng 10, ngày mà những quan chức cấp cao của Mỹ nhận ra Israel có thể sẽ bại trận và họ cũng đang vật lộn tìm ra cách tái chi viện, họ đã được mời đến Nhà Trắng vì một điều mà theo Kissinger miêu tả như là một "buổi lễ kỳ quái". Trong buổi gặp mặt đó, Tổng thống Nixon giới thiệu Gerald Ford với tư cách là sự lựa chọn của ông cho chức vụ phó tổng thống mới.

Trong những tuần tiếp theo, khi Tổng thống Nixon tạm thời quên đi vụ bê bối liên quan đến cá nhân ông để tham gia nhưng rồi lại đứng ngoài cuộc khủng hoảng thế giới, thì chính sách quản lý hiệu quả trên toàn nước Mỹ đã được trao vào tay của Henry Kissinger, trợ lý đặc biệt về An ninh quốc gia, ông này còn vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao. Nền tảng ban đầu của Kissinger rất vững chắc − một là làm việc cho Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Harvard, đặt trụ sở tại khuôn viên mượn của Bảo tàng Semite thuộc Đại học Harvard, và hai là thời gian ông làm việc cho đối thủ lớn nhất của Tổng thống Nixon, Nelson Rockefeller. Vị giáo sư này, khi còn là một cậu bé tị nạn người Do Thái đã bỏ chạy đến Mỹ để thoát khỏi Đức Quốc xã và đã có một thời, khát vọng của ông chỉ là trở thành một kiểm toán viên công chứng, giờ đây, nhờ những sự biến đổi kỳ lạ của vụ bê bối Watergate và sự sụp đổ của uy quyền tổng thống, ông đã trở thành hiện thân hợp pháp của Chính phủ Mỹ. Nhân cách cộng đồng của Kissinger mở rộng tới cả những khía cạnh to lớn hơn để lấp đầy khoảng trống của một nhiệm kỳ tổng thống mất uy tín. Đại diện cho Washington, giới truyền thông, các nước tư bản trên thế giới, ông nổi lên như một nhân vật của quyền uy vô cùng quan trọng và sự kế nhiệm đúng thời điểm, khi mà lòng tin của Mỹ bị đem ra thử thách gay gắt.

Dường như có quá nhiều vấn đề sắp xảy ra. Giới truyền thông và tâm trí của người dân bị quá tải. Tuy nhiên, vụ bê bối Watergate và tình thế khó khăn của tổng thống đã gây ra những hậu quả trực tiếp và chủ yếu tới khu vực Trung Đông và tới vấn đề dầu mỏ. Sadat có thể chưa bao giờ tham gia vào một cuộc chiến tranh, ít nhất người ta có thể cho rằng một vị tổng thống đầy quyền lực giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1972 đã có thể dùng ảnh hưởng của mình để mở một cuộc đối thoại giữa Ai Cập và Israel. Một vị tổng thống minh mẫn lẽ ra đã có thể giải quyết vấn đề năng lượng với sự tập trung lớn hơn. Và ngay khi chiến tranh nổ ra, Tổng thống Nixon đã vô cùng lo lắng, sự tín nhiệm của ông bị giảm đi nhiều, điều đó khiến cho ngài tổng thống không thể đưa ra lời đề nghị bằng quyền hành của tổng thống nhằm thỏa thuận với các nước tham chiến, các nước xuất khẩu dầu mỏ, người Nga và cuộc chiến tranh kinh tế mạnh mẽ chống lại Mỹ. Về phần mình, các nhà lãnh đạo ngoại giao đã không thể nhận thức thấu đáo quá trình diễn ra vụ bê bối Watergate kỳ lạ này, phần thì nghiêm túc, phần thì lộn xộn, phần thì bi kịch, phần thì kịch tính, điều đó đã kìm kẹp đời sống chính trị Mỹ cũng như nhiệm kỳ của tổng thống.

Vụ bê bối Watergate cũng đem đến một cục diện bền vững cho vấn đề năng lượng trong những năm 1970. Sự trùng hợp ngẫu nhiên của ba sự kiện – sự cấm vận và sự kiện "cuộc tàn sát đêm thứ bảy", vụ bê bối Watergate, và Cuộc chiến tranh tháng 10 – dường như gợi lên một sự liên kết lôgic. Mọi việc ăn khớp với nhau theo cách mơ hồ và bí ẩn. Một vài người ch0 rằng Kissinger đã điều khiển cuộc khủng hoảng dầu lửa để nâng cao vị thế kinh tế của Mỹ đối với châu Âu và Nhật Bản. Một vài người lại tin rằng Tổng thống Nixon có chủ ý khơi mào cuộc chiến tranh và thực tế ông này cũng ủng hộ sự cấm vận nhằm mục đích làm sao nhãng sự chú ý đến vụ bê bối Watergate. Sự cấm vận dầu lửa và những đóng góp bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử của một vài công ty dầu mỏ − một phần của hành động bòn rút tiền phi pháp doanh nghiệp Mỹ của ủy ban tái bầu cử tổng thống, đã cùng lúc gieo vào tâm trí người dân đang ngày càng mất lòng tin vào ngành công nghiệp dầu lửa và khiến nhiều người cho rằng cuộc chiến tranh tháng 10, sự cấm vận và cuộc khủng hoảng năng lượng tất cả đều được các công ty dầu mỏ đại diện cho sự tham lam tạo nên và được điều khiển thành thạo. Thời gian tồn tại của những nhận thức đa dạng đó kéo dài lâu hơn nhiều so với Cuộc chiến tranh tháng 10 và với chính nhiệm kỳ tổng thống của Nixon.

Sự đề phòng

Tại Riyadh, chiều ngày 21 tháng 10, một ngày sau sự kiện "Cuộc tàn sát đêm thứ bảy", Sheikh Yamani đã có cuộc gặp gỡ với Frank Jungers, Chủ tịch của Aramco. Sử dụng dữ liệu máy tính về những hoạt động xuất khẩu và những nơi hàng đến mà Arập Xêút đã yêu cầu Aramco vài ngày trước, Yamani đã đưa ra những điều luật nền tảng về việc cắt giảm sản lượng và vụ cấm vận mà Arập Xêút đang áp đặt. Ông thừa nhận sự điều hành của hệ thống sẽ rất phức tạp. Tuy nhiên ông cho biết thêm, Arập Xêút đang "trông cậy vào Aramco để kiểm soát nó, bất cứ sự lệch hướng nào do Aramco đưa ra, từ những điều luật nền tảng sẽ gặp khó khăn khi xử lý". Nhưng Yamani đã bỏ qua những chi tiết hoạt động để hỏi Jungers câu hỏi thiên về triết lý: Liệu Jungers có ngạc nhiên với điều vừa xảy ra? Câu trả lời của Jungers là: Không, "ngoại trừ một điều là sự cắt giảm lớn hơn dự đoán của chúng tôi". Sau đó, Yamani đặt một câu hỏi nhấn mạnh liệu Jungers "có ngạc nhiên với diễn biến tiếp theo không nếu như điều này không đưa đến kết quả nào". "Không", Jungers trả lời, "Tôi sẽ không hề ngạc nhiên".

Phỏng đoán của Jungers, dựa trên những cuộc trao đổi trước của ông với Yamani và những thông tin khác, rằng diễn biến tiếp theo sẽ là "quốc hữu hóa hoàn toàn quyền lợi của người Mỹ nếu như điều đó không phá vỡ các mối quan hệ ngoại giao". Điều này được nêu ra trong lời nhận xét cuối cùng mang điềm xấu của Yamani gửi Jungers: "Bước tiếp theo sẽ không chỉ như thế này".

Trong khi đó, tại Matxcơva, Kissinger và người Nga đã cùng nhất trí một kế hoạch ngừng bắn. Tuy nhiên, trong vài ngày thực hiện kế hoạch đó, nó đã gặp phải những trở ngại nghiêm trọng. Dường như cả Israel và Ai Cập đều không để ý đến lệnh ngừng bắn này và có một khả năng sắp xảy ra là Quân đoàn III của Ai Cập có thể bị bắt giữ hoặc bị tiêu diệt. Sau đó, một bức thư khiêu khích thẳng thừng từ Leonid Brezhnev được gửi tới Tổng thống Nixon. Liên Xô sẽ không để Quân đoàn III bị tiêu diệt. Nếu điều đó xảy ra, sự tín nhiệm của Liên Xô tại Trung Đông cũng sẽ bị hủy hoại và Brezhnev, theo như nhận xét của Kissinger sẽ "trông như một tên ngốc". Brezhnev đã yêu cầu liên quân Mỹ và Liên Xô ngăn cách hai phe. Nếu Mỹ không hợp tác thì Liên Xô sẽ đơn phương can thiệp. "Tôi sẽ nói điều này thật rõ ràng", Brezhnev đã viết đầy đe dọa. Sự đe dọa của ông ta được đưa ra rất nghiêm túc. Mọi người đều biết lực lượng không quân Liên Xô đang trong tình trạng báo động và tàu thủy của họ ở Địa Trung Hải dường như đang trong tiến trình tham chiến. Điều lo lắng nhất là việc phát hiện ra nơtron phát ra từ vũ khí hạt nhân trên tàu chuyên chở của Liên Xô khi đi ngang qua Dardanelles tới Địa Trung Hải. Phải chăng Ai Cập là điểm đến của những con tàu này?

Nửa tá quan chức an ninh quốc gia cấp cao nhất của Mỹ được mời đến một cuộc họp khẩn cấp lúc nửa đêm được tại phòng làm việc của Nhà Trắng. Bản thân Tổng thống Nixon đã không được thông báo về cuộc họp bất ngờ theo lời khuyên của Alexander Haig, người đã nói với Kissinger rằng tổng thống đã "quá rối trí" nên không thể tham dự cuộc họp. Một vài người rất ngạc nhiên khi biết tổng thống không có mặt trong cuộc họp. Các quan chức đã thông báo trịnh trọng lời nhắn của Brezhnev. Sự can thiệp trực tiếp của quân đội Liên Xô không thể tha thứ, nó có thể sẽ làm đảo lộn toàn bộ trật tự quốc tế. Brezhnev có thể không được phép đưa ra ý kiến rằng Liên bang Xô Viết có thể lợi dụng việc một nhiệm kỳ tổng thống bị suy yếu do vụ bê bối Watergate. Đã có thêm lý do để cảnh báo. Trước đó một vài giờ, Cục tình báo Mỹ đã để mất dấu máy bay Liên Xô. Những chiếc máy bay này chở vũ khí đến Ai Cập và Syria. Không một ai biết hiện những chiếc máy bay này đang ở đâu. Có thể nào chúng đang trên đường quay về Liên Xô để đón những đoàn binh lính không quân và đưa trở về Sinai?

dau mo tien bac va quyen luc ky 30
Vụ bê bối Watergate

Những quan chức đang nhóm họp trong phòng làm việc của Nhà Trắng đã đưa ra kết luận rằng, những sự mạo hiểm đang bất ngờ leo thang, Mỹ sẽ có phản ứng kiên quyết đối với những thách thức mà Brezhnev đưa ra. Quân đội Mỹ sẽ luôn sẵn sàng đối phó với quân đội Liên Xô. Sự chuẩn bị sẵn sàng của quân đội Mỹ đã được nâng lên đến DefCon 3 và trong một vài trường hợp, thậm chí còn có thể cao hơn, điều đó có nghĩa là quân đội Mỹ đã đưa ra một lời cảnh báo hạt nhân trên khắp thế giới vào sáng sớm ngày 25 tháng 10. Thông điệp đã rõ ràng. Cả Mỹ và Liên Xô đều đang chuyển sang thế tấn công trực tiếp, điều chưa từng xảy ra kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa của Cuba. Việc tính toán sai có thể dẫn đến việc phải đương đầu với vũ khí hạt nhân. Những giờ tiếp theo trôi qua vô cùng căng thẳng. Tuy nhiên ngày hôm sau, cuộc chiến ở Trung Đông đã ngừng lại, Quân đoàn III của Ai Cập đã được chi viện, và lệnh ngừng bắn đã có hiệu lực. Điều này đến thật đúng lúc. Các siêu cường quốc rút lại lời cảnh báo. Hai ngày sau, đại diện quân đội Ai Cập và Israel đã gặp nhau để có những cuộc đàm phán trực tiếp lần đầu tiên trong suốt một phần tư thế kỷ. Trong khi đó, Ai Cập và Mỹ mở một cuộc đối thoại mới. Cả hai đều là mục tiêu của Sadat khi ông lần đầu tiên tham gia trò may rủi một năm trước. Vũ khí hạt nhân đã được giữ kín, nhưng các nước Arập vẫn tiếp tục sử dụng vũ khí dầu lửa. Cấm vận dầu lửa vẫn đang tiến hành với kết quả sẽ kéo dài qua cả chiến tranh tháng 10.

Còn tiếp

Nam Hà (giới thiệu)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 24)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 24)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 25)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 25)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 26)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 26)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 27)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 27)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 28)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 28)
Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 29)Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 29)