Bạo loạn lan khắp Brazil sau khi bà Rousseff bị phế truất

10:51 | 01/09/2016

2,476 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Với 61 phiếu thuận và 20 phiếu chống, Thượng viện Brazil đã kết thúc quá trình luận tội bà Dilma Rousseff và quyết định phế truất bà khỏi chức vụ tổng thống. Phát biểu với hãng thông tấn AFP, bà Rousseff gọi đây là một cuộc đảo chính nghị viện ở Brazil.
tin nhap 20160901104348
Người biểu bình đốt túi rác chặn đường cảnh sát

Một cuộc lật đổ đáng ngờ

Trước đây, bà Rousseff từng bị đe dọa cấm đảm nhiệm các chức vụ chính quyền trong vòng 8 năm. Nhưng giờ đây, trong một cuộc bỏ phiếu riêng biệt, Quốc hội đã quyết định rằng sẽ không bị tước cơ hội nắm giữ các chức vụ cao trong bộ máy chính quyền và nhà nước.

"Họ (các thượng nghị sĩ) đã quyết định chấm dứt quyền hạn của tổng thống, người đã không phạm bất cứ tội gì. Họ đã kết tội một người vô tội để thực hiện một cuộc đảo chínhnghị trường" - bà Rousseff phát biểu trong một cuộc gặp gỡ với những người ủng hộ mình.

Rousseff cũng nói rằng bà cùng với những người ủng hộ sẽ tiếp tục các hoạt động chính trị và phát triển đường lối "về một đất nước Brazil do người dân làm chủ".

Phó Tổng thống Michel Temer trở thành người đứng đầu tạm thời nhà nước cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2018.

Khắp nơi phản đối

Việc bà Dilma Rousseff bị phế truất khỏi chức vụ tổng thống đã dấy lên một làn sóng phản đối trong rộng rãi dân chúng Brazil.

Tại thành phố Sao Paolo, hàng chục nghìn người tổ chức biểu tình phản đối việc luận tội dẫn đến phế truất Tổng thống Dilma Rousseff, đã đụng độ dữ dội với cảnh sát vũ trang.

Theo kênh truyền hình Globo, va chạm xảy ra ở trung tâm thành phố lớn nhất của Brazil. Cảnh sát sử dụng hơi cay để chống lại những người biểu tình. Đáp lại, đám đông cuồng nộ đã tấn công cảnh sát bằng gạch đá và trái nổ tự chế.

Những người biểu tình đã chặn đường phố bằng những túi rác và đốt cháy chúng. Hiện vẫn chưa có số liệu về thương vong trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát.

Nhiều quốc gia Mỹ Latinh đã lên tiếng phản đối việc phế truất một tổng thống hợp hiến do dân bầu lên ở Brazil. Venezuela, Bolivia và Ecuador đã triệu hồi đại sứ của mình từ Brazil như một biểu hiện của sự bất bình. Đặc biệt, Caracas thẳng thừng tuyên bố về việc phong tỏa các mối quan hệ chính trị và ngoại giao với Brazil.

Đáp lại, Chính phủ mới của Brazil cũng đã quyết định rút đại sứ của mình từ 3 quốc gia nói trên, với lý do là để tham vấn tình hình.

tin nhap 20160901104348
Tân tổng thống Brazil, Michel Temer và bà Rousseff

Kế hoạch sắp tới của tân tổng thống Brazil

Trong một diễn biến khác, tân Tổng thống Michel Temer (danh nghĩa chính thức vẫn chỉ là Quyền tổng thống cho đến cuối năm 2018) tại buổi lễ nhậm chức trước Quốc hội đã có bài phát biểu về đường hướng chính sách đối nội và đối ngoại sắp tới của mình.

Ông Michel Temer tỏ ra vô cùng quan ngại về tình hình kinh tế đất nước suy thoái trầm trọng, con số thất nghiệp lên đến 12 triệu người, ngân sách bị thâm thủng nặng, các loại tội phạm gia tăng mạnh. Ông cũng tuyên bố nghiêm cấm việc gọi quá trình chuyển giao quyền lực vừa rồi là “lật đổ” hoặc “đảo chính”, vì mọi chuyện được thực hiện theo đúng hiến pháp Brazil.

Về đối ngoại, ông Temer hứa sẽ tăng cường quan hệ với các cường quốc hàng đầu để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài. Ông cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Thượng Hải, ông sẽ gặp gỡ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tiếp xúc song phương với các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới để xúc tiến quan hệ hợp tác.

Thiện Tâm

RIA Novosti