Xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu thì trong tháng 4/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,45 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng 20,1%.
![]() |
Xuất nhập khẩu 4 tháng qua vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh. |
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 242,19 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16,4%; nhập khẩu tăng 15,7%.
Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 2,53 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,73 tỷ USD.
Cụ thể, xuất khẩu trong tháng 4/2022 ước đạt 33,26 tỷ USD, giảm 4,2% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,49 tỷ USD, giảm 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 24,77 tỷ USD, giảm 4,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2022 tăng 25%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 20,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 26,6%.
Tính chung 4 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 122,36 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 31,77 tỷ USD, tăng 21,6%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 90,59 tỷ USD, tăng 14,7%, chiếm 74%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2022 ước đạt 32,19 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 11,02 tỷ USD, giảm 5,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,17 tỷ USD, tăng 0,6%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2022 tăng 15,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,3%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 119,83 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,97 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 78,86 tỷ USD, tăng 16,4%.
Về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 35,7 tỷ USD, tiếp sau là Trung Quốc với kim ngạch ước đạt 37,1 tỷ USD, thị trường châu Âu (EU) đạt 10,4 tỷ USD. Trong khi đó, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 18 tỷ USD; nhập siêu từ Hàn Quốc 15,2 tỷ USD; thị trường ASEAN là 5,8 tỷ USD…
Có thể thấy rằng, dù gặp rất nhiều khó khăn do biến động địa chính trị trên thế giới nhưng nhờ những giảm pháp hỗ trợ từ Chính phủ, sự linh hoạt của các doanh nghiệp Việt Nam nên khả năng sản xuất cũng như xuất khẩu của nền kinh tế nước ta không bị đình trệ, tiếp tục đà phục hồi kinh tế sau khi chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19.
P.V
-
Tin tức kinh tế ngày 16/4: Đồng USD rơi xuống sát đáy 3 năm
-
Tin tức kinh tế ngày 4/4: Xuất khẩu cà phê lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD trong một tháng
-
Tin tức kinh tế ngày 28/3: Nợ xấu năm 2025 có thể tăng nhẹ
-
2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước tăng gần 26%
-
Động lực tăng trưởng năm 2025: Ngành nào sẽ dẫn dắt?
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng